Từ bỏ than đá được xem như yếu tố then chốt trong việc giảm khí thải carbon, mặc dù vậy thế giới chưa có đủ khả năng thay thế nguồn năng lượng rất phổ biến này.
Tiêu thụ than đá vẫn cao và ngày càng tăng ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á, bất chấp mọi cam kết và mục tiêu bảo vệ môi trường từng được đưa ra.
Điều này là do nhiên liệu nói trên tương đối rẻ và dồi dào, hậu cần cho việc sử dụng than phát triển, cũng như quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của nhiều nước cần nguồn năng lượng ổn định.
Đây được xem như nguyên nhân chủ đạo khiến các doanh nghiệp tại những nước đang phát triển vẫn tập trung đốt loại tài nguyên này, cho dù tác hại tới môi trường là rất lớn.
Nhu cầu về than ở Mỹ đã giảm do nguồn khí đốt tự nhiên sẵn có ngày càng tăng, họ đang sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo và thắt chặt những quy định về môi trường.
Tuy nhiên mức giảm tiêu thụ than đá tại Mỹ thực chất đã được ghi nhận trong 15 năm qua, tức là kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng đá phiến.
Nhưng ngành công nghiệp dường như đang trải qua thời kỳ phục hưng. Sản xuất đang phát triển ở Trung Quốc và Liên bang Nga, các nước xuất khẩu than đá khác.
Bất chấp sự suy giảm ở Mỹ, tiêu thụ than toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và phần còn lại của châu Á - nơi chiếm tỷ lệ tới 55% thị trường toàn cầu vẫn tiếp tục tăng do giá rẻ và sẵn có.
Mặc dù chương trình nghị sự xanh đã được đưa ra và cam kết cắt giảm, tuy nhiên nhu cầu than của Mỹ và EU đã tăng trở lại vào năm 2021 và 2022, do cuộc khủng hoảng năng lượng tại EU.
Cần lưu ý, việc tăng cường đốt than đá làm nhiên liệu đã trở thành một biện pháp khẩn cấp, nhưng lại làm dấy lên lo ngại về khả năng giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu. Tất cả những lập luận thực dụng hợp lý đều chống lại thực tế phũ phàng.
Nhiều công ty than của Mỹ (cả khai thác và tiêu thụ) đã tăng vốn hóa và đã đi vào vùng lợi nhuận từ lâu (cổ phiếu của Peabody Energy - một nhà sản xuất than đá lớn vào tháng 11/2020 trị giá 1,05 USD/cổ phiếu, hiện tại là khoảng 22 USD).
Bên cạnh đó, khu vực châu Á thậm chí còn đang tăng mức tiêu thụ. Rõ ràng là những nỗ lực chung của phương Tây và phương Đông sẽ giữ cho than tồn tại trong một thời gian rất dài.
Như vậy, nhân loại nói chung sẽ không thể từ bỏ loại nhiên liệu hóa thạch được coi là bẩn nhất nói trên trong một thời gian rất dài, dự đoán không dưới nửa thế kỷ trước mắt.
Chuyên gia Robert Rapier của tờ OilPrice tin rằng thị trường khuyến khích việc tiếp tục khai thác than, bởi vì mặc dù cần giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu, nhưng nhu cầu về điện trên toàn thế giới chỉ ngày càng tăng.
Tất cả các giả định về sự suy tàn của kỷ nguyên than đá khi cho rằng nguồn năng lượng cổ điển và ô nhiễm này sẽ được thay thế bằng khí đốt, ánh sáng, hay thậm chí hạt nhân vẫn là quá sớm