Tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước cho trẻ em

UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1298/UBND-KTTH về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước (PCĐN) cho trẻ em.

UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1298/UBND-KTTH về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống đuối nước (PCĐN) cho trẻ em.

Nhằm bảo đảm môi trường sống an toàn, kịp thời phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố: Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), đuối nước ở trẻ em. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg, Công điện số 398/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 174/KH-UBND, Kế hoạch số 41/KH-UBND của UBND tỉnh. Xây dựng kế hoạch, giải pháp đồng bộ, phân công nhiệm vụ cụ thể tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng, chống TNTT trẻ em...

- Sở LĐ-TB&XH: Chủ trì, phối hợp thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp tại các chương trình, kế hoạch liên ngành về PCĐN trẻ em giai đoạn 2023-2030 và văn bản chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh. Tăng cường phối hợp tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng PCĐN trẻ em; kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Sở GD&ĐT: Xây dựng kế hoạch cụ thể chỉ đạo tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về PCĐN cho học sinh; phối hợp chặt chẽ để quản lý, giáo dục học sinh; tuyên truyền, vận động gia đình cho con em học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Xây dựng mô hình "Trường học an toàn”, "Mùa hè an toàn”...

- Sở VH-TT&DL: Chủ trì, thực hiện hiệu quả Kế hoạch bơi an toàn PCĐN trẻ em giai đoạn 2022-2030 theo Kế hoạch số 41/KH-UBND. Hàng năm, xây dựng kế hoạch và tổ chức tập luyện môn bơi; đẩy mạnh công tác tuyên truyền...

- Sở NN&PTNT: Thường xuyên kiểm tra, rà soát hệ thống hồ chứa nước, đập thủy lợi, kênh mương và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân quản lý ao, hồ, đập... tiến hành rào chắn theo quy định, lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm.

- Đề nghị Hội LHPN tỉnh: Chỉ đạo các cấp Hội Phụ nữ xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em; phối hợp truyền thông, vận động phụ nữ tham gia PCĐN trẻ em. Lồng ghép nội dung PCĐN trẻ em vào hoạt động "Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

- Đề nghị Hội Nông dân tỉnh: Đưa nội dung phòng, chống TNTT cho trẻ em vào phổ biến, sinh hoạt định kỳ tại các chi hội. Thí điểm mô hình "Chi hội PCĐN trẻ em”; "Tổ hội PCĐN trẻ em”; phối hợp xây dựng, nhân rộng mô hình "Ngôi nhà an toàn” phòng, chống TNTT trẻ em; vận động hội viên dạy bơi miễn phí.

- Đề nghị Tỉnh Đoàn thanh niên: Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Đoàn các cấp phối hợp tiếp nhận, quản lý, tổ chức hoạt động hè tại địa bàn, chú trọng kiến thức, kỹ năng PCĐN. Tăng cường công tác truyền thông.

- Đài PT&TH tỉnh, Báo Hòa Bình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh: Xây dựng các chuyên mục, chuyên trang, kịp thời đưa tin bài, thông điệp tuyên truyền PCĐN trẻ em.

- UBND các huyện, thành phố: Tăng cường chỉ đạo về PCĐN; chỉ đạo rà soát, kiểm tra, kịp thời loại bỏ những nguy cơ gây TNTT, đuối nước và những nguy cơ mất an toàn khác; rà soát, làm rào chắn, biển cảnh báo địa điểm có nguy cơ gây tai nạn đuối nước; tăng cường truyền thông; bố trí ngân sách thực hiện PCĐN trẻ em; huy động các nguồn lực xây dựng điểm, khu vui chơi, phát triển hệ thống bể bơi...

L.N (TH)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/274/192080/tang-cuong-cac-bien-phap-phong,-chong-duoi-nuoc-cho-tre-em.htm