Tăng sức mạnh cơ bắp có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tới 44%

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMC Medicine, sức mạnh cơ bắp tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tới 44%, ngay cả ở những người có cơ địa dễ mắc bệnh.

Nghiên cứu cho thấy sức mạnh cơ bắp cao có liên quan đến việc giảm 44% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bất kể yếu tố di truyền của một người đối với rối loạn chuyển hóa. Phân tích dữ liệu của hơn 140 nghìn người từ UK Biobank, các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông đã tìm thấy bằng chứng về mối tương tác giữa sức mạnh cơ bắp và nguy cơ di truyền đối với bệnh tiểu đường loại 2, một tình trạng mà cơ thể không thể điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả.

 Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMC Medicine, sức mạnh cơ bắp tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tới 44%, ngay cả ở những người có cơ địa dễ mắc bệnh. Ảnh: ELEGANZA /GETTY IMAGES.

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMC Medicine, sức mạnh cơ bắp tốt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 tới 44%, ngay cả ở những người có cơ địa dễ mắc bệnh. Ảnh: ELEGANZA /GETTY IMAGES.

Nghiên cứu tiết lộ điều gì?

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này cho thấy sức mạnh cơ bắp có thể giúp làm thay đổi tác động của nguy cơ di truyền. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí BioMed Central (BMC) Medicine, chỉ ra rằng những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhưng có sức mạnh cơ bắp tốt có thể có nguy cơ mắc chứng rối loạn chuyển hóa thấp hơn.

Do đó, Hồng Kông khuyến nghị các hoạt động tăng cường cơ bắp ở cường độ vừa phải hoặc cao hơn ít nhất hai ngày một tuần, cùng với 150-300 phút hoạt động thể chất nhịp điệu mỗi tuần để đạt được "lợi ích sức khỏe tối đa".

Sức mạnh cơ bắp là một khía cạnh quan trọng của thể lực tổng thể và được coi là một dấu hiệu sinh học mạnh mẽ về sức khỏe hiện tại và tương lai. Trong nghiên cứu này, "sức mạnh nắm tay" của mỗi người đã được sử dụng để phân tích.

Mặc dù sức mạnh cơ bắp trước đây đã được liên hệ với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch chuyển hóa, bao gồm cả bệnh tiểu đường, nhưng vai trò của nó trong việc giảm nguy cơ ở những người có nguy cơ di truyền cao hơn mắc các rối loạn như vậy vẫn chưa rõ ràng, các nhà nghiên cứu giải thích.

Sức mạnh cơ bắp có thể bù đắp rủi ro di truyền

Theo các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoặc cải thiện sức mạnh cơ bắp như một chiến lược chính để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia trong hơn bảy năm, trong đó có 4.743 trường hợp mắc bệnh tiểu đường mới được xác định.

"Sức mạnh cơ bắp cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 (T2D) thấp hơn 44%, so với những người có sức mạnh cơ bắp thấp, sau khi đã điều chỉnh các yếu tố nguy cơ di truyền của T2D," các nhà nghiên cứu viết.

Hơn nữa, "những cá nhân có nguy cơ di truyền cao mắc T2D nhưng có sức mạnh cơ bắp cao có thể có nguy cơ tuyệt đối mắc T2D trong 8 năm thấp hơn so với những người có nguy cơ di truyền thấp hoặc trung bình nhưng lại có sức mạnh cơ bắp thấp," các nhà nghiên cứu đã kết luận.

PHƯƠNG LÊ

Theo Hindustantimes

Nguồn PLO: https://plo.vn/video/tang-suc-manh-co-bap-co-the-giup-giam-nguy-co-mac-benh-tieu-duong-loai-2-toi-44-post843800.html