Tập trung hoàn thiện dữ liệu hộ tịch, nâng cao hiệu quả quản lý
Sáng 15/7, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì cuộc họp với Cục Hành chính tư pháp về sơ kết 06 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm 2025.
Báo cáo tại cuộc họp, Chánh Văn phòng Cục Hành chính tư pháp Nguyễn Thị NgọcLâm cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2025, Cục Hành chính tư pháp đã tích cựctriển khai và hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
Cụ thể, công tác xây dựng văn bản, kế hoạch được thực hiện đúng quy trình,tạo cơ sở pháp lý để triển khai nhiệm vụ hiệu quả, nâng cao chất lượng giải quyếtthủ tục hành chính, cải thiện mức độ hài lòng của người dân. Lĩnh vực hộ tịch,quốc tịch, nuôi con nuôi tiếp tục được đẩy mạnh; trong đó, việc triển khai hệthống đăng ký và quản lý hộ tịch phiên bản mới đúng tiến độ (ngày 01/7/2025) làmột điểm sáng. Đồng thời, các hoạt động tổ chức cán bộ, thi đua – khen thưởng,lập dự toán, giải ngân và xử lý thông tin báo chí đều được thực hiện nghiêmtúc, hiệu quả…

Quang cảnh cuộc họp.
Bước sang 6 tháng cuối năm, Cục tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụtrọng điểm. Trong lĩnh vực hộ tịch, Cục ưu tiên nguồn lực để thực hiện Dự án“Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch”, đồng thời xây dựng kế hoạch khai thác, vậnhành hiệu quả sau khi hoàn thiện; triển khai các nhiệm vụ theo Nghị quyết175/NQ-CP và Quyết định 06/QĐ-TTg về ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xácthực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; nghiên cứu xây dựng Chương trìnhhành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch giai đoạn 2025–2030 và phối hợpvới các cơ quan liên quan thực hiện Kế hoạch 90 ngày đêm làm sạch dữ liệu kếthôn, mở rộng thí điểm liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh, khai tử trên môitrường điện tử…
Trong công tác quốc tịch, Cục triển khai thi hành Luật sửa đổi, Nghị định số191/2025/NĐ-CP và Thông tư số 12/2025/TT-BTP trên toàn quốc và tại các cơ quanđại diện Việt Nam ở nước ngoài; nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về khảnăng gia nhập Công ước 1954 về người không quốc tịch; phối hợp đề xuất nâng cấphệ thống quản lý hồ sơ quốc tịch…
Ở lĩnh vực nuôi con nuôi, Cục tập trung hoàn thiện hồ sơ chính sách thay thếLuật hiện hành; triển khai Thông tư mới về biểu mẫu; tổng kết 15 năm thi hànhLuật và xây dựng Bộ tiêu chí chuyển đổi mô hình chăm sóc thay thế; triển khaiThông tư số 01/2025/TT-BTP, xây dựng kế hoạch xử lý hành vi vi phạm…
Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ trong thời gian tới, Cục Hành chính tư phápkiến nghị Bộ Tư pháp cho phép lùi thời hạn trình Chính phủ Chương trình hành độngquốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch đến tháng 11/2025; đồng thời đề xuất đượccập nhật số định danh cá nhân vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Cục cũng kiến nghị các đơn vị liên quan như Cục Công nghệ thông tin, Cục Kếhoạch – Tài chính hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật và có hướng dẫn thống nhất trong quytrình giao nhiệm vụ, bố trí kinh phí để đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt trongviệc giải quyết hồ sơ quốc tịch, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lýnhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc ghi nhận, đánh giá cao nỗ lựccủa Cục Hành chính tư pháp trong thời gian qua.
Về phương hướng thời gian tới, Thứ trưởng yêu cầu Cục tiếp tục tập trungcao độ, quyết liệt trong triển khai nhiệm vụ, bảo đảm tiến độ, chất lượng theochỉ đạo. Trọng tâm là đẩy mạnh hoàn thiện, xử lý dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảodữ liệu đúng, đủ, sạch, sâu, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch thôngminh. Cục cần phối hợp chặt chẽ với địa phương để rà soát, bổ sung nội dung, đồngthời nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích, đánh giá dữ liệu.
Bên cạnh đó, Cục cần xây dựng và triển khai kế hoạch đẩy mạnh truyền thôngchính sách. Hình thức truyền thông cần đa dạng, hiệu quả, trong đó phối hợp cáccơ quan báo chí chính thống, như VTV4, Báo Pháp luật Việt Nam, Cổng Thông tinđiện tử Chính phủ, Cổng Thông tin Bộ Tư pháp để truyền tải thông tin về chínhsách pháp luật, đặc biệt là các nội dung sửa đổi liên quan đến Luật Quốc tịch.Đồng thời, cần chủ động phối hợp trả lời phỏng vấn, làm rõ các điểm mới, các vấnđề được dư luận quan tâm.
Tiếp tục hệ thống hóa văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực hộtịch, nuôi con nuôi dưới dạng sổ tay, cẩm nang điện tử, tạo điều kiện để ngươìdân dễ tiếp cận, tra cứu và thực hiện thủ tục hành chính.
Cục cần xây dựng kế hoạch khảo sát thực tế tại một số địa bàn khó khăn trêncả nước nhằm phát hiện, hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc. Đồng thời, xây dựng kế hoạchtập huấn tổng thể cho đội ngũ cán bộ tư pháp địa phương, tổ chức theo hình thứctrực tiếp hoặc trực tuyến tùy điều kiện. Việc nắm bắt khó khăn, giải đáp vướngmắc cho cấp xã cũng cần được tăng cường, tạo sự đồng bộ, thông suốt trong thựcthi chính sách.
Đối với công tác sửa đổi Luật Quốc tịch, Luật Hộ tịch, Thứ trưởng đề nghị Cụctổ chức khảo sát, tọa đàm, hội thảo với sự tham gia của nhà nghiên cứu, nhà quảnlý và người dân nhằm xác định rõ các vướng mắc trong quy định pháp luật, trongthực tiễn quản lý nhà nước và từ phía người dân.
Thứ trưởng đồng ý với đề xuất lùi thời điểm trình Chính phủ Chương trìnhhành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch đến tháng 11/2025. Đồng thời, đềnghị Cục Công nghệ thông tin phối hợp với Cục Hành chính tư pháp bảo đảm giảipháp kỹ thuật để vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thông suốt, ổnđịnh, phục vụ tốt công tác quản lý và cải cách hành chính trong lĩnh vực tưpháp.