Tên 32 xã, phường của Cần Thơ sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã
Ngày 25/4, HĐND thành phố Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua chủ trương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã theo Nghị quyết số 18.
Tại kỳ họp, Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ Châu Việt Tha đã trình bày tờ trình về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ năm 2025. Theo đó, sắp xếp, sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Cần Thơ để thành lập 32 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 16 phường, 16 xã.
Theo đó, sáp nhập phường Tân An, phường Thới Bình và phường Xuân Khánh (quận Ninh Kiều), lấy tên là phường Ninh Kiều. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Ninh Kiều, tại UBND quận Ninh Kiều hiện nay.
Sáp nhập phường An Hòa, phường Cái Khế (quận Ninh Kiều) và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 1,83 km2, quy mô dân số 330 người của phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy) lấy tên là phường Cái Khế. Nơi đặt trụ sở làm việc của đơn vị hành chính phường Cái Khế, tại UBND phường An Hòa hiện nay.
Sáp nhập phường An Khánh và phường Hưng Lợi (quận Ninh Kiều), lấy tên là phường Tân An. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Tân An, tại UBND phường Hưng Lợi hiện nay.
Sáp nhập phường An Bình (quận Ninh Kiều), xã Mỹ Khánh (huyện Phong Điền) và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 0,35 km2, quy mô dân số 97 người của phường Long Tuyền (quận Bình Thủy), lấy tên là phường An Bình. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường An Bình, tại UBND phường An Bình hiện nay.
Sáp nhập phường Trà An, phường Thới An Đông và phường Trà Nóc (quận Bình Thủy), lấy tên là phường Thới An Đông. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thới An Đông, tại UBND phường Thới An Đông hiện nay.
Sáp nhập phường An Thới, phường Bình Thủy và phần diện tích tự nhiên còn lại của phường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy), lấy tên là phường Bình Thủy. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Bình Thủy, tại UBND quận Bình Thủy hiện nay.
Sáp nhập phường Long Hòa và phần diện tích tự nhiên còn lại của phường Long Tuyền (quận Bình Thủy), lấy tên là phường Long Tuyền. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Long Tuyền, tại UBND phường Long Tuyền hiện nay.
Sáp nhập phường Lê Bình, phường Thường Thạnh, phường Ba Láng và phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng), lấy tên là phường Cái Răng. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Cái Răng, tại Quận ủy - UBND quận Cái Răng (cũ).
Sáp nhập phường Tân Phú, phường Phú Thứ và phường Hưng Phú (quận Cái Răng), lấy tên phường Hưng Phú. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Hưng Phú tại UBND quận Cái Răng (mới).
Sáp nhập phường Châu Văn Liêm, phường Thới Hòa, phường Thới An (quận Ô Môn) và xã Thới Thạnh (huyện Thới Lai), lấy tên là phường Ô Môn. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Ô Môn, tại UBND quận Ô Môn hiện nay.
Sáp nhập phường Trường Lạc và phường Phước Thới (quận Ô Môn), lấy tên là phường Phước Thới. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Phước Thới, tại UBND phường Phước Thới hiện nay.
Sáp nhập phường Long Hưng, phường Thới Long (quận Ô Môn) và phường Tân Hưng (quận Thốt Nốt), lấy tên là phường Thới Long. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thới Long, tại UBND phường Long Hưng hiện nay.
Sáp nhập phường Thạnh Hòa, phường Trung Nhứt (quận Thốt Nốt) và xã Trung An (huyện Cờ Đỏ), lấy tên là phường Trung Nhứt. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Trung Nhứt, tại UBND phường Thạnh Hòa hiện nay.
Sáp nhập phường Thuận An, phường Thới Thuận và phần diện tích tự nhiên còn lại của phường Thốt Nốt (quận Thốt Nốt). Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thốt Nốt, tại Quận ủy Thốt Nốt hiện nay.
Sáp nhập phường Trung Kiên, phường Thuận Hưng và điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên 0,94 km2, quy mô dân số 4.789 người (khu vực Phụng Thạnh 1) của phường Thốt Nốt (quận Thốt Nốt), lấy tên là phường Thuận Hưng. Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Thuận Hưng, tại UBND quận Thốt Nốt hiện nay.
Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số hiện có của phường Tân Lộc (quận Thốt Nốt). Nơi đặt trụ sở làm việc của phường Tân Lộc, tại UBND phường Tân Lộc hiện nay.
Sáp nhập xã Tân Thới, xã Giai Xuân và thị trấn Phong Điền (huyện Phong Điền), lấy tên là xã Phong Điền. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Phong Điền, tại Huyện ủy Phong Điền hiện nay.
Sáp nhập xã Nhơn Ái và xã Nhơn Nghĩa (huyện Phong Điền), lấy tên là xã Nhơn Ái. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Nhơn Ái, tại UBND xã Nhơn Nghĩa hiện nay.
Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số hiện có của xã Trường Long (huyện Phong Điền). Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Trường Long, tại UBND xã Trường Long hiện nay.
Sáp nhập xã Thới Tân, xã Trường Thắng và thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai); lấy tên là xã Thới Lai. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Thới Lai, tại Huyện ủy Thới Lai hiện nay.

Giám đốc Sở Nội vụ Cần Thơ Châu Việt Tha đã trình bày tờ trình về chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Sáp nhập xã Đông Bình và xã Đông Thuận (huyện Thới Lai), lấy tên là xã xã Đông Thuận. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Đông Thuận, tại UBND xã Đông Thuận hiện nay.
Sáp nhập xã Trường Xuân A, xã Trường Xuân B và xã Trường Xuân (huyện Thới Lai), lấy tên xã Trường Xuân. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Trường Xuân, tại UBND xã Trường Xuân hiện nay.
Sáp nhập xã Tân Thạnh, xã Định Môn và xã Trường Thành (huyện Thới Lai), lấy tên là xã Trường Thành. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Trường Thành, tại UBND xã Định Môn hiện nay.
Sáp nhập xã Thới Đông, xã Thới Xuân và thị trấn Cờ Đỏ (huyện Cờ Đỏ), lấy tên là xã Cờ Đỏ. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Cờ Đỏ, tại Huyện ủy Cờ Đỏ hiện nay.
Sáp nhập xã Đông Thắng, xã Đông Hiệp (huyện Cờ Đỏ) và xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai), lấy tên xã Đông Hiệp. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Đông Hiệp, tại UBND xã Đông Hiệp hiện nay.
Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số hiện có của xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ). Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Thạnh Phú, tại UBND xã Thạnh Phú hiện nay.
Giữ nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số hiện có của xã Thới Hưng (huyện Cờ Đỏ). Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Thới Hưng, tại UBND xã Thới Hưng hiện nay.
Sáp nhập xã Trung Thạnh và xã Trung Hưng (huyện Cờ Đỏ), lấy tên là xã xã Trung Hưng. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Trung Hưng, tại UBND xã Trung Hưng hiện nay.
Sáp nhập xã Thạnh Lộc, xã Thạnh Mỹ và thị trấn Vĩnh Thạnh (huyện Vĩnh Thạnh), lấy tên là xã Vĩnh Thạnh. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Thạnh, tại UBND huyện Vĩnh Thạnh hiện nay.
Sáp nhập xã Vĩnh Bình và xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh), lấy tên là xã xã Vĩnh Trinh. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Vĩnh Trinh, tại UBND xã Vĩnh Trinh hiện nay.
Sáp nhập xã Thạnh Lợi, xã Thạnh Thắng và thị trấn Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh), lấy tên là xã Thạnh An. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Thạnh An, tại UBND thị trấn Thạnh An hiện nay.
Sáp nhập xã Thạnh Tiến, xã Thạnh An và xã Thạnh Quới (huyện Vĩnh Thạnh), lấy tên là xã Thạnh Quới. Nơi đặt trụ sở làm việc của xã Thạnh Quới, tại UBND xã Thạnh Quới hiện nay.
Thành phố Cần Thơ là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng khi nằm ở trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời là cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mê Kông. Với vai trò là đầu mối giao thông quan trọng trong vận tải nội vùng và kết nối quốc tế, thành phố không chỉ là trung tâm thương mại, tài chính mà còn là nơi sôi động về hoạt động dịch vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của toàn vùng.
Bên cạnh đó, thành phố còn giữ vai trò trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học - công nghệ và y tế hàng đầu khu vực. Theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Cần Thơ được định hướng trở thành đô thị trung tâm vùng, sinh thái, văn minh, hiện đại và mang đậm bản sắc sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long.