'Thăng Long tứ trấn' là tên gọi của các công trình kiến trúc đặc biệt nào?

Những công trình kiến trúc này được xây dựng để thờ các vị thần trấn giữ 4 vị trí huyết mạch phía Đông, Tây, Nam và Bắc của kinh thành Thăng Long xưa. Hiện, các công trình này được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

1. “Thăng Long tứ trấn” là tập hợp của dạng công trình nào?

Đền
Chùa
Miếu
Đình

Chính xác

Bốn ngôi đền trong “Thăng Long tứ trấn” bao gồm: đền Bạch Mã ở phía Đông, đền Voi Phục ở phía Tây, đền Kim Liên ở phía Nam, đền Quán Thánh ở phía Bắc.

Mỗi ngôi đền có bề dày lịch sử và nét đặc trưng riêng. Đồng thời, các ngôi đền cũng là biểu tượng trong đời sống tâm linh của người Hà Nội.

2. Các công trình thuộc “Thăng Long tứ trấn” được xây dựng, phục dựng dưới triều đại nào?

Đinh

Trần

Chính xác

Cả 4 công trình trong “Thăng Long tứ trấn” đều được xây dựng, phục dựng từ thời nhà Lý.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và cho xây dựng lại đền Bạch Mã. Đền thờ thần Long Đỗ, hay còn gọi là Tô Lịch giang thần. Hiện, đền nằm ở số nhà 76-78 phố Hàng Buồm. Đền giúp trấn giữ phía Đông Hà Nội.

Sau khi lập kinh đô Thăng Long, vua Lý Thái Tổ còn cho xây thêm đền Kim Liên để thờ Cao Sơn Đại Vương. Đây là công trình trấn giữ phía Nam Hà Nội, hiện ở phường Phương Liên, quận Đống Đa.

Năm 1065, vua Lý Thánh Tông cho xây dựng đền Voi Phục để thờ thần Linh Lang. Đền nằm trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ. Đền Voi Phục trấn giữ phía Tây Hà Nội.

Đền Quán Thánh có từ thời vua Lý Thái Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền nằm cạnh Hồ Tây, có vai trò trấn giữ phía Bắc kinh thành. Đền ở số 190 phố Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

3. Tương truyền, ngôi đền nào trong “Thăng Long tứ trấn” thờ con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ?

Đền Bạch Mã
Đền Voi Phục
Đền Kim Liên
Đền Quán Thánh

Chính xác

Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn Đại Vương. Tương truyền, ông là một trong những người con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Đền Kim Liên được xây trên gò đất cao. Sau này, người làng Kim Liên xây thêm cổng tam quan và bổ sung một số kiến trúc mới.

Hiện tại, đền Kim Liên vẫn còn lưu giữ 39 đạo sắc phong dành cho thần Cao Sơn Đại Vương (26 sắc phong thời Lê trung hưng và 13 sắc phong thời Nguyễn).

4. Ngôi đền nào trong “Thăng Long tứ trấn” thờ vị hoàng tử có công đánh giặc Tống xâm lược?

Đền Bạch Mã
Đền Voi Phục
Đền Kim Liên
Đền Quán Thánh

Chính xác

Theo sử sách, thần Linh Lang là Hoằng Chân, một hoàng tử nhà Lý. Ông giúp vua cha đánh quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt và hy sinh tại đây.

Để ghi công, vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho ông làm Linh Lang Đại Vương. Từ đó, ông được thờ tại đền và trở thành vị thần trấn giữ phía Đông Thăng Long. Cửa đền có đắp hai tượng voi quỳ, do đó, người dân gọi nơi này là đền Voi Phục.

5. Chiếc chuông có âm thanh vang xa thuộc về ngôi đền nào trong “Thăng Long tứ trấn”?

Đền Bạch Mã
Đền Voi Phục
Đền Kim Liên
Đền Quán Thánh

Chính xác

Đền Quán Thánh thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, vị thần cai quản mưa gió. Đền nổi tiếng với chiếc chuông đặt trên gác tam quan, có âm thanh vang rất xa. Vì vậy, người Hà Nội đến ngày nay còn lưu truyền câu ca dao: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/thang-long-tu-tran-la-ten-goi-cua-cac-cong-trinh-kien-truc-dac-biet-nao-2119888.html