Thanh Hóa: Trao đổi các giải pháp nâng cao Chỉ số PAPI năm 2023

'MTTQ sẽ sử dụng tối đa các thông tin phản ánh của người dân làm cơ sở đề xuất Thường trực Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp trong việc thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội để cùng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI của Thanh Hóa trong thười gian tới'.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Sáng 8/9, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức hội nghị trao đổi các giải pháp nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (Chỉ số PAPI) của tỉnh Thanh Hóa năm 2023. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, trị trấn trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị.

Tiến sĩ Trần Công Chính, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) giới thiệu tổng quan về PAPI tại hội nghị.

Tiến sĩ Trần Công Chính, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) giới thiệu tổng quan về PAPI tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu được nghe Tiến sĩ Trần Công Chính, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) giới thiệu tổng quan về PAPI, các cách thức và quy trình thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Thạc sĩ Đỗ Thanh Huyền, chuyên gia phân tích chính sách công của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phân tích kết quả chỉ số PAPI của tỉnh Thanh Hóa. Qua đó, giúp các đại biểu có cái nhìn tổng thể đối với 8 nội dung đánh giá của PAPI, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện các sở, ngành và các địa phương đã nêu lên những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, địa phương, đồng thời đề xuất, kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng thực thi chính sách và cung cấp dịch vụ công củacác cơ quan, đơn vị, địa phương trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: 2 năm gần đây, sau khi Chỉ số PAPI được công bố, Thanh Hóa đều tổ chức các hội nghị để nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể nhằm duy trì, cải thiện và nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh trong thời gian tới. Điều này thể hiện quyết tâm rất cao của UBND tỉnh, các sở, ngành và chính quyền các cấp trong thực hiệnChỉ số PAPI.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị.

MTTQ Việt Nam là đơn vị được lựa chọn đồng hành tham gia đánh giá Chỉ số PAPI. Trong quá trình phối hợp thực hiện, MTTQ tỉnh Thanh Hóa luôn xem Chỉ số PAPI là kênh thông tin rất quan trọng, giúp MTTQ thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP), Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) đã khảo sát rất khách quan, công khai, đại diện tất cả các vùng miền trong tỉnh. Qua đó, giúp mỗi địa phương nhìn nhận, lắng nghe được tiếng nói thực chất từ phía người dân về quá trình lãnh đạo, điều hành của chính quyền, nhất là đối với cấp cơ sở.

Bên cạnh nhiều chỉ số thành phần được đánh giá cao thì vẫn còn nhiều chỉ số thành phần chưa có chuyển biến tích cực qua các năm. Với trách nhiệm của mình, MTTQ sẽ luôn đồng hành với các tổ chức đánh giá Chỉ số PAPI để đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp, góp phần thực hiện tốt khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 về “Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hấp dẫn”. “MTTQ sẽ sử dụng tối đa các thông tin phản ánh của người dân làm cơ sở đề xuất Thường trực Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp trong việc thực hiện chương trình giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị xã hội để cùng tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần nâng cao Chỉ số PAPI của Thanh Hóa trong thười gian tới”. – bà Phạm Thị Thanh Thủy cho biết.

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2022, Thanh Hóa xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số PAPI (giữ nguyên vị trí xếp hạng so với năm 2021). Có 7/8 nội dung được đánh giá nằm trong nhóm điểm cao, 1/8 nội dung trong nhóm trung bình cao của cả nước, có 2/8 nội dung tăng điểm so với năm 2021.Kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tiếp tục khẳng định niềm tin, sự đánh giá hài lòng ngày càng cao của Nhân dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính; phản ánh hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, khẳng định rõ nét chủ trương, quyết tâm của Thanh Hóa trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Để hoàn thành các mục tiêu đặt ra, ông Nguyễn Văn Thi tỉnh đề nghị:Các ban, sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch đã đề ra, nhất là nhiệm vụ duy trì, khắc phục những hạn chế các tiêu chí của Chỉ số PAPI năm 2022. Đồng thời, phải xác định việc nâng cao Chỉ số PAPI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong quá trình chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng: UBMTTQ tỉnh cần phối hợp với các các đơn vị thực hiện đánh giá chỉ số PAPI để thường xuyên được hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng: UBMTTQ tỉnh cần phối hợp với các các đơn vị thực hiện đánh giá chỉ số PAPI để thường xuyên được hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về những nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết, được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân có cơ hội tham gia vào các tổ chức hội, đoàn thểvà giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước.

Cùng với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm giải trình, đối thoại với người dân, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện các giải pháp xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.

Ủy ban MTTQ tỉnh cần phối hợp với các các đơn vị thực hiện đánh giá chỉ số PAPI để thường xuyên được hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền cơ sở.

Nguyễn Chung

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/thanh-hoa-trao-doi-cac-giai-phap-nang-cao-chi-so-papi-nam-2023-5727784.html