Thập nhị hành khiển vương là gì?
Hành khiển - thiên quan được Trời sai cai quản hạ giới trong một năm.
Có thập nhị chi nên có thập nhị hành khiển vương: mười hai vị thần quan văn coi việc trần gian theo năm, đó là Chu Vương (năm Tý), Triệu Vương (năm Sửu), Ngụy Vương (năm Dần), Trịnh Vương (năm Mão), Sở Vương (năm Thìn), Ngô Vương (năm Tị), Tần Vương (năm Ngọ), Tống Vương (năm Mùi), Tề Vương (năm Thân), Lỗ Vương (năm Dậu), Việt Vương (năm Tuất), Liệt Vương (năm Hợi).
Lý giải 2: Gia là nhà cửa, mang tính âm. Trong nhà (bộ miên) có một con heo (chữ thỉ), đó là biểu trưng cho sự sung túc, đầy đủ. Bởi vì con heo đại diện cho lục súc, sáu gia súc được nuôi trong nhà: mã (con ngựa), thủy ngưu (con trâu), dương (con dê), kê (con gà), khuyển (con chó), trư (con heo / lợn).
+ Theo nhân sinh quan của người Việt, gia là nhà cửa, mang tính âm vì đó là nơi có hương nguyền (ý nói nơi vợ chồng thắp hương thề nguyền thủy chung trọn đời trước bàn thờ gia tiên), nơi khởi nguồn của tình yêu vợ chồng và là nền tảng của tình yêu cha mẹ với con cái, của ông bà với cháu chắt.
Bởi vậy, gia đình chính là trường học đầu tiên dạy các đức tính xã hội mà không đoàn thể nào có thể thay thế được. Với người Việt, tình yêu luôn nền nã và đằm thắm nên mang tính âm. Chính vì vậy, người Việt dùng từ gia của Hán để viết cho từ nhà trong chữ Nôm. Nhưng chữ nhà của tiếng Việt rất thân thương, không chỉ có nghĩa là nơi cư trú, đất nước mà còn dùng để chỉ vợ hay chồng mình khi nói với người khác, hoặc vợ chồng dùng để gọi nhau trong đối thoại, chẳng hạn: nhà tôi; nhà ơi; bà nhà tôi; ông nhà tôi.
– Theo ngữ nghĩa, đình là sân, chỗ đất trước thềm nhà. Về mặt chiết tự, đình là danh từ, thuộc bộ nghiễm (mái nhà) đi với đình (sân).
Lý giải: Đình, thuộc tính dương, là chỗ đất rộng trước thềm nhà. Chữ đìn (sân) được tạo bởi chữ dẫn (bước dài) là bộ thủ và chữ nhâm (to lớn). Ý nói, sân là khoảng đất rộng lớn mà người ta có thể sải bước ở đó. Đình còn là tính từ để chỉ tính thẳng. Thí dụ: Ký đình thả thạc (Cây đã thẳng mà lại to lớn) (Thi Kinh, Tiểu nhã, Đại điền).
+ Theo vũ trụ quan của người Việt, đình là sân, mang tính dương vì đó là nơi có tính liên vị, nơi những thành viên trong gia đình sinh hoạt cởi mở với nhau và với những người xung quanh.
Chính đình là nơi chủ gia đình sẽ giao tiếp với trời đất để tỏ lòng biết ơn và nhận lấy những phúc lộc (phúc: điều lành, lộc: sự thịnh vượng) cho gia đình. Trong bài kệ Cáo tật thị chúng (Báo bệnh với mọi người), Mãn Giác thiền sư đã minh tỏ điều này qua hai câu kết của bài: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận (Đừng cho rằng xuân tàn thì hoa rụng hết) / Đình tiền tạc dạ nhất chi mai (Đêm qua, sân trước, một cành mai (nở). Hiểu theo cách phổ thông, đó là khổ tận cam lai (hết đắng đến ngọt, hết khổ đến nhàn).
+ Người Việt coi trọng chữ Hiếu và nghi lễ của Đạo Hiếu chính là Thờ Trời và Thờ Kính Tổ Tiên. Người Việt thường đặt bàn thờ gia tiên bên trong nhà (gia), nơi gian giữa hoặc nơi phòng khách vì đó là tính âm. Việc Thờ Kính Tổ Tiên ở chỗ lo an táng cho cha mẹ, ông bà cách chu đáo, duy trì các ngày giỗ kỵ để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên. Sự hiện diện của tổ tiên trong gia đình được biểu trưng qua bát nhang trên bàn thờ gia tiên trong nhà (gia). Bát nhang này thờ tất cả các đời của tứ thân phụ mẫu (cha mẹ hai bên) là nhịp cầu nối con cháu với tổ tiên.
Người Việt thường đặt bàn thờ trời ngoài sân (đình) vì đó là tính dương. Việc Thờ Trời để tỏ lòng biết ơn Đấng sáng tạo và che chở, nuôi dưỡng con người. Qua đó, người Việt dạy nhau ăn ngay ở lành, thuận theo tự nhiên (mệnh trời). Điều đó cũng do ảnh hưởng của Nho giáo: Hoàng hĩ Thượng Ðế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương, cầu dân chi mạc (Thượng Ðế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp) (Kinh Thi). Chính do vậy mà con người kính sợ Trời và với lòng kính sợ ấy mà đặt ra nghi lễ tôn nghiêm để tế Trời. Sự tế tự ấy được nói rõ trong sách Lễ ký, thiên Khúc lễ hạ. Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngũ tự, tuế biến. Chư hầu phương tự, tế sơn xuyên, tế ngũ tự, tuế biến. Đại phu tế ngũ tự, tuế biến. Sĩ tế kỳ tiên. (Hoàng đế tế trời đất, tế bốn phương, tế núi sông, tế ngũ tự. Chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự quanh năm. Đại phu tế ngũ tự, kẻ sĩ tế tổ tiên quanh năm).
Do vậy, miền Bắc và miền Trung bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kinh đô nên dân không dám tế trời mà thay vào đó là tế sao. Trong miền Nam, do xa vua và do lòng khao khát tiếp xúc với Trời, cư dân Nam Bộ đã đặt bàn Thông Thiên ở ngoài sân (đình) để tỏ lòng tôn kính Ông Trời. Vì thế việc cúng giao thừa của người Việt bao gồm cả cúng trời ngoài sân và cúng tổ tiên trong nhà.
Tục cúng giao thừa là một nét văn hóa đẹp, vì thế đã hội nhập vào các tôn giáo trên đất Việt. Hiện nay ở một số chùa có lễ cúng giao thừa, ở các nhà thờ Công giáo có thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho con người một năm an bình và tràn đầy ơn phúc.
Nguồn Znews: https://znews.vn/thap-nhi-hanh-khien-vuong-la-gi-post1456035.html