Thế nào là Phật giáo Nhân gian?

Phật giáo nhân gian là sự tích hợp việc chúng ta thực hành tâm linh vào mọi phương diện của cuộc sống thường nhật. Phật giáo nhân gian có sáu đặc tính...

Phật giáo nhân gian là sự tích hợp việc chúng ta thực hành tâm linh vào mọi phương diện của cuộc sống thường nhật. Phật giáo nhân gian có sáu đặc tính…

Chúng ta biết rằng người sáng lập đạo Phật là đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện đản sinh trên thế giới này, Ngài đã trau dồi sự phát triển tâm linh của bản thân, đã đạt được giác ngộ và chia sẻ chân lý thâm sâu với những người khác trên thế giới này mà Ngài đã chứng đã chứng đạo vô thượng bồ đề, trở thành bậc giác ngộ của trời và người. Thế giới nhân loại nhấn mạnh tất cả việc làm của Ngài.

Tạo sao đức Phật không thành tựu Phật quả ở một trong năm cõi còn lại (cõi Trời, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh, A Tu la)?

Tại sao Ngài không đạt giác ngộ ở một trong Mười Pháp giới còn lại (Mỗi cảnh giới là một Pháp giới như mười cảnh giới: Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thinh văn, Trời, Người, A Tu la, Ngạ quỷ, Súc sinh, Địa ngục)?

Thay vào đó, như một con người nhưng tại sao Ngài lại đạt được Giác Hạnh Viên Mãn tức là hoàn thành hai hạnh nguyện Tự giác và Giác tha?

Có thể chỉ có một lý do; đức Phật muốn giáo lý của đạo Phật phù hợp với thế giới nhân loại. Chính nhân cách sống của đức Phật đã cho tất cả chúng ta nguồn cảm hứng và gương sáng cho con đường tâm linh và để biến cuộc sống chúng ta thực hành tâm linh.

Những khái niệm cơ bản của Phật giáo Nhân gian (The Fundamental Concepts of Humanistic Buddhism)

Phật giáo nhân gian là sự tích hợp việc chúng ta thực hành tâm linh vào mọi phương diện của cuộc sống thường nhật. Phật giáo nhân gian có sáu đặc tính sau đây:

1. Chủ nghĩa nhân văn/Chủ nghĩa Vị tha (Humanism/altruism)

Đức Phật không phải là một vị thần linh – là Như Lai (bản thể của tự tính cùng khắp không gian, bất khứ bất lai, đúng như bản lai) – cũng không phải là trí tưởng tượng của con người.

Đức Phật là một con người sống linh hoạt (khả năng thích nghi với cuộc sống, công việc trước những sự thay đổi). Cũng giống như tất cả chúng ta, Ngài vẫn có song thân phụ mẫu, có gia đình và Ngài đã sống một cuộc đời. Chính nhờ thị hiện kiếp làm người mà Ngài đã biểu lộ trí tuệ và kiến thức vĩ đại (đại trí tuệ) và từ bi tâm, trách nhiệm đạo đức và trí tuệ bát nhã (vô sư trí có sẵn bên trong mỗi người. Như vậy, Ngài là một vị Phật (trong quá khứ) cũng là một con người.

2. Tầm quan trọng của cuộc sống hàng ngày như một sự thực hành tâm linh (Emphasis on daily life as spiritual practice)

Trong giáo lý của đức Phật, với cuộc sống thường nhật Ngài rất coi trọng việc thực hành tâm linh. Ngài đã hướng dẫn mọi thứ, từ cách ăn uống, trang phục, làm việc và sinh hoạt cho đến cách đi, đứng, ngồi và nằm ngủ. Ngài đã đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng về mọi khía cạnh cuộc sống, từ mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa bạn bè đến cách chúng ta nên ứng xử trên cách lĩnh vực chính trị và xã hội.

3. Hoan hỷ (Joyfulness)

Kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của Đức Phật mang đến niềm an vui hạnh phúc cho mọi người.

4. Chủ nghĩa Vị tha (Altruism)

Đức Phật thị hiện đản sinh để giáo hóa, để làm gương sáng và mang đến niềm an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Ngài luôn cưu mang hàm dưỡng tất cả chúng sinh, vì từ bi tâm Ngài luôn tư duy đến vì lợi ích hoàn hảo nhất của tha nhân. Nói tóm lại, mọi suy nghĩ, lời nói và hành động của Ngài đều xuất phát từ lòng từ bi, tràn đầy sự quan tâm sâu sắc và quan tâm đến tha nhân.

5. Tính chất hợp thời (Timeliness)

Đức Phật thị hiện đản sinh là một sự kiện vĩ đại: để xây nhịp cầu nối mối quan hệ đặc biệt với tất cả chúng ta, những người sinh sống trên hành tinh này. Mặc dù Đức Phật trụ thế và nhập Niết bàn cách đây hơn 25 thế kỷ, nhưng Ngài đã ươm mầm chủng tử giải thoát (buông xả tất cả những trói buộc trong cuộc sống) cho mọi thế hệ sau này. Ngay cả ngày nay, những lý tưởng và giáo lý quý báu của đức Phật vẫn đóng vai trò là những hướng dẫn mang tính hợp thời và phù hợp cho tất cả chúng ta.

6. Tính phổ biến trong việc cứu độ tất cả chúng sinh (Universality of wanting to save all beings)

Suốt cuộc đời của đức Phật có thể mô tả bằng tinh thần vì muốn giải thoát cho tất cả chúng sinh. không có sự loại trừ. Đức Phật thương yêu tất cả chúng sinh trong mọi hình tướng, dù họ là cầm thú hay con người, nam hay nữ, trẻ hay già, phật tử hay người theo tôn giáo khác,…

Mọi người khó có thể nhìn thấy sự liên quan của Phật giáo trong cuộc sống thời hiện đại ngày nay của họ và cách đạo Phật thích ứng với xu hướng của thời đại hiện nay thay vì tuân theo truyền thống một cách mù quáng.

Mặc dù đạo Phật tuyên thuyết về quá khứ, hiện tại và tương lai nhưng đặc biệt nhấn mạnh đến tính phổ biến trong việc cứu độ tất cả chúng sinh trên thế giới này; Phật giáo tuyên thuyết đến tất cả chúng sinh trong mười pháp giới, nó dành tầm quan trọng nhất cho con người. Thông qua việc tu tâm dưỡng tính của bản thân trong thế giới nhân loại này, chúng ta có thể đạt được sự giác ngộ.

Vì thế, chúng ta nên trân trọng cuộc sống của mình và hợp thành một thể thống nhất trong việc thực hành Phật giáo vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một số người lại coi đạo Phật là một tôn giáo xa rời con người. Nhận thức này về Phật giáo được đặc trưng bởi sự bi quan yếm thế, ẩn sâu trong rừng sâu núi thẳm, chỉ biết quan tâm đến bản thân và chủ nghĩa cá nhân; nó mất đi tính nhân văn.

Phật giáo Nhân gian bao gồm tất cả giáo lý đạo Phật từ thời đức Phật cho đến ngày nay – cho dù nó có xuất phát từ ba truyền thống Phật giáo (Thiền tông, Tịnh độ tông và Trung Quán tông) hay không.

Mục tiêu của Phật giáo Nhân gian là lý tưởng Bồ tát đạo (bodhisattva way – những người đang trên con đường trở thành một bậc giác ngộ viên mãn); trở thành một người năng động, giác ngộ và đáng tôn kính, nỗ lực phụng sự tất cả chúng sinh tự giải thoát. Ngoài ra, có thể chuyển hóa hành tinh của chúng ta thành một cõi Tịnh độ của hòa bình và an lạc hạnh phúc.

Phật giáo Nhân gian tập trung nhiều hơn nữa vào các vấn đề của thế giới hơn là làm thế nào để bỏ lại thế giới phía sau; về việc quan tâm chăm sóc người sống hơn là người chết; về việc mang đến sự lợi ích cho tha nhân hơn là vì lợi ích cho bản thân; và vào sự phổ độ chúng sinh hơn là việc tu tập cho cá nhân mình.

Có năm điều giúp chúng ta ứng dụng thực tiễn Phật giáo Nhân gian vào đời sống thường nhật. Phật giáo Nhân gian là:

1. Việc thực hành Năm đạo đức căn bản, Giới Thứ Nhất: Bảo Vệ Sự Sống, Giới Thứ Hai: Hạnh Phúc Chân Thật, Giới Thứ Ba: Tình Thương Đích Thực, Giới Thứ Tư: Ái Ngữ và Lắng Nghe, Giới Thứ Năm: Nuôi Dưỡng và Trị Liệu), Thập thiện nghiệp – là con đường sự nghiệp của mười điều thiện, những nguyên tắc hướng dẫn cuộc sống gia đình và xã hội của đạo Phật) có khả năng đưa tới trị liệu, chuyển hóa và hạnh phúc cho bản thân.

2. Phát triển thệ nguyện không cùng tận tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả (bốn tâm không có biên giới, bốn tâm vô lượng)

3. Ứng dụng thực tiễn trong thực hành Lục độ Ba la mật là pháp tu của hàng đại Bồ tát, là sáu phương tiện thiện xảo đưa người qua bờ bên kia, tức từ bờ mê qua bờ giác, hành động bao dung độ lượng, lời nói hòa giải thân ái, hành vi vì lợi ích cho người khác và sự hợp tác.

4. Hiểu rõ Nguyên nhân, duyên (sự phối hợp của những nguyên nhân và điều kiện khác nhau), quả báo, hậu quả.

5. Bao gồm những pháp ngữ của Thiền tông, Tịnh độ tông và Trung Quán tông.

– Trích cuốn sách “Đi sâu vào sự uyên thâm Bước đầu hiểu Phật pháp” do Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn Australia xuất bản

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.nantien.org.au

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/the-nao-la-phat-giao-nhan-gian.html