Thêm 3 lễ hội truyền thống được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công nhận 3 lễ hội truyền thống của Quảng Trị: Lễ hội chùa Kim Phong-núi Thần Đinh; lễ hội khai hạ làng Tượng Sơn và lễ hội đua thuyền trên sông Gianh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh.
Đây là những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa độc đáo, riêng có của mỗi vùng miền trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu năm, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. Lễ hội thường diễn ra với các nghi lễ cầu an, cầu may và các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc như: Lễ rước nước thiêng; lễ cầu an, cầu mưa thuận gió hòa….
Lễ hội khai hạ làng Tượng Sơn được tổ chức tại đình làng Tượng Sơn với các nghi thức tế lễ, múa quyền, múa roi, múa đao, kiếm do các cụ cao tuổi biểu diễn. Đây là nét văn hóa truyền thống thể hiện tinh thần thượng võ của người dân,qua đó nhằm cầu cho “Quốc thái dân khang”, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, người dân có cuộc sống bình yên, thịnh vượng.
Trong lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian, truyền thống được gìn giữ suốt hàng trăm năm qua, như: Cướp cù, ném cọn và hội vật truyền thống.
được tổ chức vào dịp Quốc khánh 2/9 với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa bội thu, thóc lúa về đầy bồ, đầy nương. Đồng thời thanh niên trai tráng trong làng cũng nhân dịp này thi thố tài năng, rèn luyện sức khỏe để có thể đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng đất Quảng trị. Lễ hội nhằm tôn vinh, bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời phát huy tiềm năng lợi thế du lịch, phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Cùng với 3 di sản vừa được công nhận, đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tổng số 18 di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và 2 di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Việc ghi danh các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần tăng cường các nguồn lực, các chương trình, dự án của địa phương trong đầu tư bảo tồn di sản, đồng thời tạo điều kiện để Quảng Trị tiếp tục khai thác, phát huy các giá trị di sản trong chiến lược phát triển du lịch bền vững.