Thêm 9 món ăn, đặc sản Việt Nam đạt kỷ lục châu Á

Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (VietKings) vừa công bố 9 món ăn Việt Nam được chính thức xác lập kỷ lục châu Á theo bộ tiêu chí giá trị ẩm thực châu Á.

Kết quả này do Tổ chức Kỷ lục châu Á (Lần 5/2023) xác lập vào đầu tháng 4/2023 với sự đề cử của VietKings.

9 nhóm/món ăn được công nhận Kỷ lục Ẩm thực - Đặc sản châu Á lần này gồm: (1) Các loại bánh dân gian Cần Thơ (TP Cần Thơ); (2) Xôi chiên phồng (Tỉnh Đồng Nai); (3) Bánh phu thê Đình Bảng (Tỉnh Bắc Ninh); (4) Thanh long (Tỉnh Bình Thuận); (5) Nước mắm Con Cá Vàng Phan Thiết (Tỉnh Bình Thuận); (6) Vải thiều Lục Ngạn (Tỉnh Bắc Giang); (7) Atiso Lâm Đồng (Tỉnh Lâm Đồng); (8) Cơm tấm Long Xuyên (Tỉnh An Giang); (9) Các món ăn từ Khóm (Hậu Giang).

Các loại bánh dân gian Cần Thơ (TP Cần Thơ) có hàng trăm loại vô cùng đa dạng, có thể kể đến một số bánh như: Bánh tằm bì, bánh ướt, bánh in, bánh đùm, bánh còng, bánh bột nếp, bánh gói, bánh hẹ, bánh da lợn, bánh bột rán, bánh ít nước tro, bánh lá mít, bánh lá mơ, bánh kẹp ngò, bánh chuối hoa cúc, bánh lọt, bánh con sùng ngũ sắc… Đối với người dân Cần Thơ, các loại bánh dân gian không chỉ dùng để ăn mà còn là những giá trị văn hóa lâu đời cần được gìn giữ và phát huy.

Các loại bánh dân gian Cần Thơ (TP Cần Thơ) có hàng trăm loại vô cùng đa dạng, có thể kể đến một số bánh như: Bánh tằm bì, bánh ướt, bánh in, bánh đùm, bánh còng, bánh bột nếp, bánh gói, bánh hẹ, bánh da lợn, bánh bột rán, bánh ít nước tro, bánh lá mít, bánh lá mơ, bánh kẹp ngò, bánh chuối hoa cúc, bánh lọt, bánh con sùng ngũ sắc… Đối với người dân Cần Thơ, các loại bánh dân gian không chỉ dùng để ăn mà còn là những giá trị văn hóa lâu đời cần được gìn giữ và phát huy.

Xôi chiên phồng (Tỉnh Đồng Nai) là món ăn được chế biến có phần công phu và tỉ mỉ. Điều tạo nên sự khác biệt của xôi chiên phồng là sau khi đồ chín nếp, xôi được giã và nhồi với đường và đậu xanh, sau đó đem chiên cho phồng lên. Nhồi và chiên là hai khâu quan trọng nhất. Địa danh Biên Hòa - Đồng Nai được xem là cái nôi sản sinh ra món ăn độc đáo này.

Xôi chiên phồng (Tỉnh Đồng Nai) là món ăn được chế biến có phần công phu và tỉ mỉ. Điều tạo nên sự khác biệt của xôi chiên phồng là sau khi đồ chín nếp, xôi được giã và nhồi với đường và đậu xanh, sau đó đem chiên cho phồng lên. Nhồi và chiên là hai khâu quan trọng nhất. Địa danh Biên Hòa - Đồng Nai được xem là cái nôi sản sinh ra món ăn độc đáo này.

Bánh phu thê Đình Bảng (Tỉnh Bắc Ninh) sử dụng những nguyên liệu truyền thống quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, quả dành dành, đu đủ, hạt sen, dừa… nhưng lại mang đến hương vị dẻo thơm riêng biệt. Vỏ bánh làm từ gạo nếp cái hoa vàng, nhân được làm bằng đậu xanh đãi sạch vỏ, giã nhuyễn trộn với đường cát trắng, nước cốt dừa và dừa nạo. Sau khi gói, bánh được đun chín và vớt ra buộc lại từng cặp bằng một chiếc lạt màu hồng với ý nghĩa cầu mong cho tình cảm vợ chồng mãi nồng thắm.

Bánh phu thê Đình Bảng (Tỉnh Bắc Ninh) sử dụng những nguyên liệu truyền thống quen thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, quả dành dành, đu đủ, hạt sen, dừa… nhưng lại mang đến hương vị dẻo thơm riêng biệt. Vỏ bánh làm từ gạo nếp cái hoa vàng, nhân được làm bằng đậu xanh đãi sạch vỏ, giã nhuyễn trộn với đường cát trắng, nước cốt dừa và dừa nạo. Sau khi gói, bánh được đun chín và vớt ra buộc lại từng cặp bằng một chiếc lạt màu hồng với ý nghĩa cầu mong cho tình cảm vợ chồng mãi nồng thắm.

Thanh long Thanh long (Tỉnh Bình Thuận) có được một hương vị rất riêng so với các vùng miền khác bởi thổ nhưỡng hanh khô của vùng biển nhiệt đới. Quả thanh long Bình Thuận hình bầu dục, mọng nước, vỏ dày, tai quả cứng, chân tai rộng, thịt chắc giòn, có vị ngọt và chua nhẹ, mùi thơm đặc trưng.

Thanh long Thanh long (Tỉnh Bình Thuận) có được một hương vị rất riêng so với các vùng miền khác bởi thổ nhưỡng hanh khô của vùng biển nhiệt đới. Quả thanh long Bình Thuận hình bầu dục, mọng nước, vỏ dày, tai quả cứng, chân tai rộng, thịt chắc giòn, có vị ngọt và chua nhẹ, mùi thơm đặc trưng.

Nước mắm Con Cá Vàng Phan Thiết (Tỉnh Bình Thuận) nổi tiếng ở Phan Thiết và được rất nhiều người dân Việt ưa chuộng. Với nước mắm được làm từ phương pháp truyền thống từ những con cá cơm than tươi và muối, thương hiệu nước mắm Con Cá Vàng đã tồn tại và phát triển hơn 30 năm qua.

Nước mắm Con Cá Vàng Phan Thiết (Tỉnh Bình Thuận) nổi tiếng ở Phan Thiết và được rất nhiều người dân Việt ưa chuộng. Với nước mắm được làm từ phương pháp truyền thống từ những con cá cơm than tươi và muối, thương hiệu nước mắm Con Cá Vàng đã tồn tại và phát triển hơn 30 năm qua.

Vải thiều Lục Ngạn (Tỉnh Bắc Giang) to hơn và có hương vị đặc trưng, khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Khi chín, quả có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà đã có mặt trên thị trường thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Australia và các nước châu Âu …

Vải thiều Lục Ngạn (Tỉnh Bắc Giang) to hơn và có hương vị đặc trưng, khác hẳn vải thiều ở những vùng đất khác. Khi chín, quả có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, ngọt sắc và giàu chất dinh dưỡng. Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà đã có mặt trên thị trường thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Australia và các nước châu Âu …

Atiso Lâm Đồng (Tỉnh Lâm Đồng) là những cây atiso tươi ngon nhất, với hàm lượng cynarine cao nhất Việt Nam. Bông Atiso Đà Lạt được giới chuyên môn đánh giá có hàm lượng vitamin và dinh dưỡng cao hơn, đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe.

Atiso Lâm Đồng (Tỉnh Lâm Đồng) là những cây atiso tươi ngon nhất, với hàm lượng cynarine cao nhất Việt Nam. Bông Atiso Đà Lạt được giới chuyên môn đánh giá có hàm lượng vitamin và dinh dưỡng cao hơn, đem lại nhiều công dụng cho sức khỏe.

Cơm tấm Long Xuyên (Tỉnh An Giang) có thể xem là một “biến thể” khác của món cơm tấm vốn đã rất nổi danh ở TP Hồ Chí Minh, mang đậm đà vị riêng của ẩm thực vùng miền Tây sông nước. Ngày nay, cơm tấm Long Xuyên đã nổi danh gần xa, có người tìm đến tỉnh An Giang du lịch để thưởng thức món cơm tấm này.

Cơm tấm Long Xuyên (Tỉnh An Giang) có thể xem là một “biến thể” khác của món cơm tấm vốn đã rất nổi danh ở TP Hồ Chí Minh, mang đậm đà vị riêng của ẩm thực vùng miền Tây sông nước. Ngày nay, cơm tấm Long Xuyên đã nổi danh gần xa, có người tìm đến tỉnh An Giang du lịch để thưởng thức món cơm tấm này.

Các món ăn từ Khóm (Hậu Giang) được người dân Hậu Giang sáng tạo rất đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế như: Nước khóm ép, khóm sấy khô không tẩm đường, mứt khóm, rượu khóm… Theo người dân ở đây thì bất cứ đám tiệc, lễ, Tết nào cũng có sự góp mặt của khóm: khóm ăn sống tráng miệng, làm mứt khóm, làm các món ăn từ khóm vô cùng ngon miệng mang hương vị đồng quê như: Gà hấp khóm, La gu khóm, Thịt ba rọi xào khóm chua ngọt, Canh chua khóm nấu với cá rô đồng hay khóm kho với cá he…

Các món ăn từ Khóm (Hậu Giang) được người dân Hậu Giang sáng tạo rất đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế như: Nước khóm ép, khóm sấy khô không tẩm đường, mứt khóm, rượu khóm… Theo người dân ở đây thì bất cứ đám tiệc, lễ, Tết nào cũng có sự góp mặt của khóm: khóm ăn sống tráng miệng, làm mứt khóm, làm các món ăn từ khóm vô cùng ngon miệng mang hương vị đồng quê như: Gà hấp khóm, La gu khóm, Thịt ba rọi xào khóm chua ngọt, Canh chua khóm nấu với cá rô đồng hay khóm kho với cá he…

Dự kiến, bằng Kỷ lục châu Á cho các món ăn, nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam - Lần thứ 5/2023 sẽ được Tổ chức Kỷ lục châu Á trao tặng đến các địa phương vào dịp hội ngộ diễn ra vào tháng 6/2023 tại TP Hồ Chí Minh.

Việc được Tổ chức Kỷ lục châu Á ghi nhận 9 giá trị Kỷ lục châu Á mới này cũng đánh dấu cột mốc 50 Kỷ lục châu Á trong lĩnh vực ẩm thực - đặc sản do VietKings đề cử thành công trong 11 năm qua (2012-2023).

Năm 2012, 12 món ăn - đặc sản nổi tiếng của Việt Nam do VietKings đề cử đạt giá trị ẩm thực châu Á gồm: Phở (Hà Nội), Bánh Đa cua (Hải Phòng), Cháo Lươn (Nghệ An), Cơm tấm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Bún bò Huế (Thừa Thiên Huế), Bún chả (Hà Nội), Bún Thang (Hà Nội), Cơm cháy (Ninh Bình), Phở khô (Gia Lai), Bánh Khọt (Vũng Tàu), Gỏi cuốn Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), Mì Quảng (Quảng Nam).

Năm 2013, 10 12 món ăn - đặc sản nổi tiếng tiếp theo của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á gồm: Chả cá Lã Vọng (Hà Nội), Chả mực Hạ Long (Quảng Ninh), Gỏi lá - Kon Tum, Bánh bèo bì (Bình Dương), Hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang), Bún cá Rô đồng (Hải Dương), Cao lầu Hội An (Quảng Nam), Bánh canh chả cá Quy Nhơn (Bình Định), Bún suông (Trà Vinh), Bún cá Châu Đốc (An Giang).

Năm 2013, 8 đặc sản quà tặng nổi tiếng tiếp theo của Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á gồm: Bánh đậu xanh (Hải Dương), Chè (Thái Nguyên), Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tiêu Phú Quốc (Kiên Giang), Quế Trà Bồng (Quảng Ngãi), Sâm Ngọc Linh (Kon Tum), Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng (Tây Ninh), Bánh phồng sữa dừa (Bến Tre).

Năm 2022, 11 món ăn/ nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam tiếp tục được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận gồm: Các món ăn từ Cá Thát Lát (Hậu Giang), Các món ăn từ Cá Ngừ đại dương (Phú Yên), Các món ăn từ Sen (Đồng Tháp), Các món ăn từ Dừa (Bến Tre)… Ngoài ra còn có các món ăn, đặc sản độc đáo của các tỉnh thành như: Gỏi sầu đâu (An Giang), Gỏi cá Trích Phú Quốc (Kiên Giang), Lẩu mắm U Minh (Cà Mau), Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang), Tỏi Lý Sơn (Quảng Ngãi), Rượu sim Phú Quốc (Kiên Giang), Yến sào Khánh Hòa (Khánh Hòa).

P.V

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/them-9-mon-an-dac-san-viet-nam-dat-ky-luc-chau-a-682537.html