Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đề nghị được mua chiến đấu cơ F-35

Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết trong cuộc phỏng vấn công bố hôm 26/11 rằng, nước này đã gửi lại đề xuất tới Mỹ đề nghị được phép mua chiến đấu cơ tàng hình F-35.

"Trong các cuộc gặp gần đây với phía Mỹ, chúng tôi đã bác bỏ những điều họ muốn về hệ thống phòng không S-400. Giới chức Mỹ không còn phản đối vấn đề này nữa", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết trong cuộc phỏng vấn công bố hôm 26/11.

"Trong các cuộc gặp gần đây với phía Mỹ, chúng tôi đã bác bỏ những điều họ muốn về hệ thống phòng không S-400. Giới chức Mỹ không còn phản đối vấn đề này nữa", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết trong cuộc phỏng vấn công bố hôm 26/11.

"Mỹ đã chế tạo 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng từ chối bàn giao sau khi chúng tôi mua S-400. Họ đã thay đổi quan điểm và tuyên bố có thể chuyển hàng sau khi nhìn thấy chúng ta phát triển tiêm kích KAAN. Chúng tôi đã gửi lại đề xuất mua phi cơ F-35", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

"Mỹ đã chế tạo 6 chiến đấu cơ tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nhưng từ chối bàn giao sau khi chúng tôi mua S-400. Họ đã thay đổi quan điểm và tuyên bố có thể chuyển hàng sau khi nhìn thấy chúng ta phát triển tiêm kích KAAN. Chúng tôi đã gửi lại đề xuất mua phi cơ F-35", Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

Thổ Nhĩ Kỳ bị Mỹ loại khỏi chương trình tiêm kích tàng hình F-35 sau khi mua hệ thống phòng không S-400 của Nga vào năm 2019.

Lầu Năm Góc cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ vận hành đồng thời cả S-400 và F-35 có thể khiến mẫu chiến đấu cơ của Mỹ bị lộ thông số kỹ thuật, ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực tác chiến.

Vào mùa xuân năm 2022, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman gọi việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là “vấn đề tồn tại lâu dài”, đồng thời nói thêm rằng có lẽ đã đến lúc phải tìm ra giải pháp để giải quyết.

F-35 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ, cùng với F-22 chúng là những chiếc máy bay thế hệ thứ 5 duy nhất đã bước vào hoạt động.

F-35 được coi là xương sống trong lực lượng máy bay chiến đấu hiện tại và tương lai của Mỹ nhờ cơ chế tàng hình tiên tiến.

Tiêm kích tàng hình này còn thể hiện sự lợi hại với khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng tối đa phạm vi hoạt động.

Khi tàng hình tải trọng vũ khí của F-35 chỉ vào khoảng 2.5 tấn, nhưng khi không cần tàng hình tải trọng vũ khí của chúng đạt 10 tấn, hơn mức 8 tấn trên các dòng tiêm kích hạng nặng của Nga và Trung Quốc.

Mặc dù bị nhiều tai tiếng trong quá trình phát triển, nhưng những kiểm nghiệm tập trận cho thấy F-35 là những chiến đấu cơ đáng sợ và có năng lực chiến đấu tuyệt vời.

Đối đầu với những tiêm kích thế kệ thứ 4 nổi tiếng như F-15 của Mỹ, Rafale của Pháp và Typhoon của Châu Âu, F-35 thường thắng ở thế áp đảo.

Không những vậy, những báo cáo thực chiến của dòng chiến đấu cơ này tại Afghanistan và mới nhất tại Trung Đông cho thấy chúng là dòng tiêm kích tàng hình thứ 5 đáng sợ.

F-35 có ba phiên bản. F-35A là phiên bản phổ biến nhất, dành cho Không quân Mỹ và các đồng minh.

F-35B có thể cất hạ cánh thẳng đứng, trong khi F-35C là phiên bản được biên chế cho hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ.

Đã có khoảng 1.000 chiếc F-35 được sản xuất và bàn giao cho không quân Mỹ và đồng minh.

Mỹ ước tính sẽ sản xuất khoảng 3.000 chiếc F-35 để phục vụ cho quân đội nước này và đồng minh.

Việt Hùng

Theo TASS, AFP

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tho-nhi-ky-tiep-tuc-de-nghi-duoc-mua-chien-dau-co-f-35-post596861.antd