Thừa Thiên - Huế: Bảo tồn đa dạng sinh học hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Thừa Thiên Huế 'sở hữu' hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với diện tích trên 22.000ha, lớn nhất Đông Nam Á. Những năm qua, việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng đầm phá luôn được chú trọng, qua đó gìn giữ được môi trường sinh thái cũng như phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội bền vững của địa phương này.
Đây là khu rừng ngập mặn tại xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền. Với diện tích trên 60 ha, bao gồm các loại cây: bần, tràm nước… bao phủ, nơi đây được xem là lá phổi xanh bảo vệ cho cộng đồng dân cư vùng đầm phá cũng như là nơi trú ẩn cho nhiều loài thủy sản phong phú.
Trước đó, trong năm 2020, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chính thức thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai gồm 2 phân vùng là Ô Lâu, Cồn Tè - Rú Chá và 23 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản với diện tích trên 2.000ha. Khu vực này nghiêm cấm các hành vi đánh bắt thủy hải sản tận diệt, từng bước hình thành sân chim để các loài chim về di trú an toàn. Bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tam Giang - Cấu Hai cũng là giữ nguồn sinh kế cho cộng đồng hơn 500.000 dân đang sống dựa vào đầm phá.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!