Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD

Thương hiệu quốc gia là tài sản vô hình, phản ánh năng lực cạnh tranh tổng thể và vị thế của một quốc gia trong tiến trình hội nhập.Theo Brand Finance, năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.

Thông tin trên được Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đưa ra tại Lễ khai mạc Tuần lễ và Diễn đàn Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2025 do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra sáng nay (16/4), tại Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, Thương hiệu quốc gia là tài sản vô hình có giá trị chiến lược, phản ánh năng lực cạnh tranh tổng thể và vị thế của một quốc gia trong tiến trình hội nhập. Trong những năm gần đây, với sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ và sự đồng hành của doanh nghiệp, Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có bước tiến ấn tượng.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, đổi mới sáng tạo là chìa khóa nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời tạo ra sự khác biệt bền vững trong môi trường toàn cầu cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, kinh tế số lan tỏa, xu hướng tiêu dùng xanh-sạch-thông minh lên ngôi, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động thích ứng và tiên phong sáng tạo.

Ông Trần Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn TONMAT cho rằng, thương hiệu quốc gia đã giúp tạo thêm niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp. Thương hiệu quốc gia mang lại uy tín và nâng tầm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Là động lực cốt lõi để nâng tầm thương hiệu. Bởi doanh nghiệp khi muốn đạt được danh hiệu thương hiệu quốc gia đều phải tuân thủ 3 tiêu chí: chất lượng, sáng tạo, năng lực cạnh tranh.

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD

Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD

Theo ông Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia xây dựng thương hiệu, Trường Đại học Thương mại, có thể nói 3 năm gần đây, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về xây dựng thương hiệu đã tăng lên đáng kể. Theo khảo sát của chúng tôi, xấp xỉ 60% các doanh nghiệp thấy cần xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp đều có những chính sách, hành động rất thiết thực, cụ thể để triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh để nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín, thương hiệu của mình.

Ánh Phương/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/thuong-hieu-quoc-gia-viet-nam-duoc-dinh-gia-507-ty-usd-post1192404.vov