Tiền bạc không phải nguồn gốc của mọi tội lỗi

Ông Dan McKenzie Greensboro từ North Carolina chia sẻ về sự thay đổi quan điểm của mình về tiền bạc theo thời gian.

Tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi. Đó là tư tưởng tôi được nuôi dạy. Người duy nhất sở hữu tiền bạc là người bị loạn thần kinh, lừa đảo, hay bị trừng phạt, hay sự kết hợp đồi bại của cả ba nhóm này.

Niềm tin này khắc sâu trong gia đình lớn và gần gũi của tôi, được người cha cực kỳ hoài nghi của tôi nói ra với sự chắc chắn, đã để lại một dấu vết trong lòng tôi. Rõ ràng một khi con người ngưng không săn bắt và hái lượm nữa, chúng ta bắt đầu tiến dần đến sự diệt vong và nỗi u sầu. Bạn càng thành công, bạn càng tiến sâu vào hệ thống giáo dục và chính trị, bạn càng bị tẩy não.

Thành công về tài chính, thay vì được xem là một thành tựu, thì lại bị xem giống như bị hút vào địa ngục. Không có gì ngu dốt hơn việc lừa dối chính bạn và mất thời gian nghĩ về tiền bạc. Làm như vậy, nói theo nghĩa đen là sẽ nguyền rủa bạn mãi mãi.

Rõ ràng, một trở ngại tương đối lớn đối với sự nhận biết về tài chính, ít thành công hơn nhiều, đã ngăn cản tôi. Tôi biết có nhiều điều cần học, nhưng tôi thiếu người chỉ dẫn. Không có bạn bè thân hay người cộng tác nào có được sự tự do về tài chính ở trong vòng ảnh hưởng trực tiếp của tôi.

Tồi tệ nhất là tôi không có một hướng đi thích hợp hay rõ ràng về cách sử dụng tiền bạc hay cách kiếm tiền. Học hỏi qua thử và sai là cần thiết. Hai bước tiến, ba bước lùi là khuôn mẫu của tôi. Rất nhiều lần những kinh nghiệm của tôi dường như hữu hiệu hóa những tội lỗi đập vào đầu tôi.

Hầu hết mọi người không chấp nhận hoàn toàn bản chất của mình, họ không có hay có rất ít suy nghĩ về cách thức đưa họ đến con đường đó. Là đứa con thứ năm trong số 8 người con của gia đình - hay có lẽ chính vì vậy - tôi không giống mọi người. Từ nhỏ tôi đã cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi, hoài nghi và tiêu cực. Tôi muốn tìm con đường riêng cho mình.

Tôi thường tự hỏi tại sao một vài người dường như có mọi thứ còn những người khác thì phải sống với nhu cầu ở mức tối thiểu nhất. Dù rất giống trường hợp sau, nhưng tôi muốn trải nghiệm cảm giác của những người thuộc trường hợp đầu. Có lẽ cha tôi nói đúng, nhưng tôi muốn tự tìm thấy điều đó cho bản thân.

Tôi nghĩ làm việc hết mình là câu trả lời. Trong khi các bạn cùng lớp chơi thể thao hay tham gia những hoạt động ngoại khóa của trường, tôi phẩy quạt chiên bánh rán với tiền công 1,5 đôla một giờ. Tôi làm việc trước và sau giờ đến lớp trong những năm học trung học. Từ công việc này, tôi biết rằng mình không thể là một người làm công nhưng tôi chưa biết phải làm gì và bằng cách nào.

Sau khi tốt nghiệp, tôi học làm kinh doanh và trở thành một người làm tủ, tạo dáng cuối cùng cho tủ. Nhưng sau khi việc kinh doanh chuyển từ sản xuất vật dụng bằng gỗ theo ý khách hàng thành sản xuất hàng loạt hộp formica và các mảnh ghép nhỏ, tôi hết ảo tưởng.

Sau đó, tôi được một vài công ty kinh doanh thành công lớn ở quê nhà nhỏ bé Ohio thuê làm việc nhưng cuối cùng tôi đều bỏ các công việc đó. Nhiều bạn bè nhanh chóng lên tiếng nhạo báng. Sau cùng, tôi đang suy nghĩ điều gì, rời bỏ những công việc “tuyệt vời” mà những người khác thèm thuồng?

Lúc đó, một nỗi lo sợ lớn hơn chiếm giữ sự chú ý của tôi. Trong mỗi công việc tôi đảm nhiệm, tôi thường ngồi xuống với cuốn sổ ghi chú, tính toán chi phí của mình và nguồn thu nhập dự tính sau 20 năm nữa. Thậm chí nếu có tăng lương, cũng chẳng có gì thay đổi nhiều. Cho dù công việc có tuyệt vời đến đâu, có được mức lương tốt nhất, thì sau khi trừ đi chi phí tôi vẫn không thể tưởng tượng ra được mình sẽ có thể sống cuộc sống mà mình hằng ao ước. Chính trong những lúc suy xét nội tâm này, tôi nhìn thấy khuôn mặt của cha tôi và nghe thấy những lời ông nói: “Con đang phí thời gian của mình... con không thể đánh thắng hệ thống, hãy từ bỏ...”.

Giống một bài hát tồi tệ mà tôi chưa thể lấy ra khỏi đầu, sự tiêu cực ăn sâu của cha tôi chỉ lặp đi và lặp lại. Tôi có thể làm gì khác đây? Thoát ra khỏi cái xã hội mà cha tôi đã sống giống như một ẩn sĩ? Không, tôi không hài lòng với cách sống đó. Tôi muốn trải nghiệm cảm giác có tiền bạc. Lúc đó, tôi quyết định mình muốn những gì:

1. Là một tỷ phú ở tuổi 30.

2. Du lịch vòng quanh thế giới.

3. Sở hữu hai căn nhà, một ở Mỹ và một ở nước khác.

4. Gặp Farrah Fawcett.

Với quyết định này, tôi đã đặt mình đứng trước một vấn đề lớn: tôi cảm thấy bị lạc lối và không phương hướng, mặc dù tôi biết mình có tài năng. Tôi không có lối rẽ nào.

Tuy nhiên, tôi săn tìm việc làm này sang việc làm khác, nâng cao nghề nghiệp bằng cách thử và sai cho đến khi tôi đạt được những vị trí mà thường chỉ dành cho những người tốt nghiệp đại học.

Tôi muốn đi học đại học nhưng tôi không theo được vì quá bận rộn đi vòng quanh thế giới, không có thời gian ngồi trong lớp học 4 năm. Khi mà các bạn cùng lớp trung học của tôi hoàn tất chương trình học “cao hơn”, tôi đã đi đến hay đi qua 50 nước và hàng trăm các thành phố quốc tế.

Lúc đó tôi không biết đi như vậy có ích gì nhưng những chuyến đi đã giúp tôi mở rộng quan hệ với vô số nhóm và cá nhân có động lực tích cực hay những thói quen thành công. Tiếp xúc với những mẫu người sống tích cực này đã giúp tôi phát hiện một sự đối nghịch rõ rệt giữa ý thức thành công và hiện trạng của mình.

Khi được hỏi học đại học ở đâu, tôi luôn luôn nói với mọi người (và bây giờ vẫn thế) là tôi học trường UHK (University of Hard Knocks: Trường đại học những cú đấm đau), nơi tôi nhận được một bằng cấp là Kết quả. Tôi học thông qua việc làm.

 Tôi học thông qua việc làm. Ảnh: ScreenRant.

Tôi học thông qua việc làm. Ảnh: ScreenRant.

Tuy nhiên, tôi nhận thấy vẫn chưa có sự bình yên hay giải pháp nào cho vấn đề tiến thoái lưỡng nan của mình về tài chính. Dường như có một sự kết nối kỳ quái giữa kinh nghiệm làm việc và những gì cha tôi đã cố gắng truyền đạt. Nhưng cả hai đều không tạo nên sự kết nối rõ rệt: mức độ thành công bạn muốn xây dựng chỉ phụ thuộc vào lượng năng lực cá nhân mà bạn sẵn sàng bỏ ra. Một người có thể đóng góp cái gì và bằng cách nào phụ thuộc vào việc anh ta cảm nhận về chính bản thân như thế nào.

Tôi bắt đầu nắm bắt được là có hai hệ tư tưởng rõ rệt. Hệ tư tưởng của cha tôi (được hướng dẫn bằng thói quen hơn là trí tuệ) chỉ có thể nghĩ về mặt tích trữ hay tiếp nhận (sự hiếm hoi) và đặc biệt thường có chiều hướng tiêu cực.

Ông bị ám ảnh bởi việc phải giữ gìn “những gì của ông ta”, chống lại việc tìm kiếm và sáng tạo giá trị cho người khác. Tôi từ từ nhận biết rằng có một hệ tư tưởng khác về việc sáng tạo hay thêm giá trị (dư thừa/cho đi) có chiều hướng tích cực. Bằng cách tìm phương thức để cống hiến tiềm năng - và tài năng - của tôi nhiều hơn, tôi không chỉ tạo ra giá trị, mà còn đạt được một sức sống bên trong.

Là một công nhân, tôi cảm thấy mình không có những đóng góp ý nghĩa đạt đến mức có thể. Nhớ đến ý tưởng săn bắt-hái lượm thời thơ ấu, tôi nhận ra rằng vấn đề của việc sống một cuộc sống “đơn giản” là nó không đem lại điều gì hết. Nhu cầu đóng góp một điều gì đó hữu ích đã bị thiếu vắng.

Nếu mục tiêu duy nhất là tiền bạc thì có quá nhiều cách để đạt được điều này đến mức người ta có thể bị rối không biết chọn cách nào. Tiền bạc chỉ đơn thuần là một phương tiện để đi đến đích, không phải là đích đến. Tôi đang làm sáng tỏ quan điểm tiền bạc là đích đến của cha tôi.

Tôi làm công nhân từ năm 1974 đến năm 1987, rồi chuyển sang làm chủ doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa hiểu hết công việc kinh doanh. Một trong những điều may mắn không kể hết của tôi là có óc tò mò và sau nhiều năm, tôi quyết định “đột phá”, khởi đầu công ty của riêng mình.

Tôi bỏ công việc “an toàn” của mình tại công ty vũ trụ Fortune 100, ngay đỉnh điểm thành công của công ty, nơi mà tôi kiếm nhiều tiền hơn mơ ước. Một lần nữa, các đồng nghiệp lại thương xót tôi, họ đều là thạc sĩ, tiến sĩ, hay tương tự thế. Họ cho là tôi hoặc là đáng thương - bởi vì tôi bất hạnh, bị thất bại - hay bị nhạo báng, với cùng lý do đó.

Ở tuổi 28, tôi không chỉ học được cách vượt qua sự chỉ trích và tiêu cực của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, mà còn có thể khởi đầu hình thành một khuôn mẫu cuộc sống mới giống như cuộc sống mà tôi từng ao ước. Tôi bắt đầu một hành trình mới, có thể kiểm soát số phận của mình.

...

Tôi đang ở độ tuổi giữa 40 và cảm thấy tự tin mình có thể làm nhiều hơn nữa. Mối quan tâm đầu tiên của tôi là tự do đóng góp niềm đam mê cốt lõi cho xã hội. Đối với tôi, tiền bạc rõ ràng không phải là một cảm giác thích thú ghê gớm. Tôi có thể lùi lại và ngắm nhìn những kiến thức mà tôi thu được - giá trị đó đem lại cảm xúc thỏa mãn thật sự. Và tôi cảm thấy đó là nguồn gốc của tất cả điều tốt đẹp.

Robert T. Kiyosaki và Sharon L. Lechter / NXB Trẻ

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tien-bac-khong-phai-nguon-goc-cua-moi-toi-loi-post1351185.html