Tỉnh mệnh danh là thủ phủ du lịch miền Nam sắp có thêm thành phố thứ hai

Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu địa thế 'thiên thời - địa lợi - nhân hòa', rất phù hợp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, với đường bờ biển nối dài cùng miền cát trắng.

Mới đây, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành Quyết định 1525/QĐ-UBND về phê duyệt chương trình phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cụ thể, chương trình phát triển đô thị thị xã Phú Mỹ được lập trong phạm vi gồm toàn bộ phạm vi địa giới hành chính hiện nay của thị xã Phú Mỹ, bao 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên, với tổng diện tích khoảng 33.302 ha.

 Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu địa thế "thiên thời - địa lợi - nhân hòa", rất phù hợp để phát triển ngành công nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh chỉ cách TP. Hồ Chí Minh hơn 120 km, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch cuối tuần của du khách phía Nam và tạo cơ hội khai thác tối đa lượng khách khổng lồ đến 10 triệu dân. (Ảnh minh họa)

Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu địa thế "thiên thời - địa lợi - nhân hòa", rất phù hợp để phát triển ngành công nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh chỉ cách TP. Hồ Chí Minh hơn 120 km, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch cuối tuần của du khách phía Nam và tạo cơ hội khai thác tối đa lượng khách khổng lồ đến 10 triệu dân. (Ảnh minh họa)

Theo lộ trình này, đến năm 2025, thị xã Phú Mỹ sẽ trở thành thành phố và được công nhận là đô thị loại II. UBND tỉnh xác định, thành phố Phú Mỹ được thành lập với 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó khu vực nội thị dự kiến gồm 8 phường, trong đó 5 phường hiện hữu (Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước) và 3 phường dự kiến thành lập mới (Tóc Tiên, Tân Hòa và Tân Hải). Khu vực ngoại thị dự kiến gồm xã Châu Pha và Sông Xoài.

Giai đoạn 2026 - 2030, điều chỉnh địa giới hành chính giữa TP. Bà Rịa và TP. Phú Mỹ theo kế hoạch sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023-2030, bảo đảm cả hai đơn vị đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về quy mô diện tích và dân số theo quy định.

Bên cạnh đó, định hướng các khu vực phát triển đô thị này đã được cụ thể hóa trong quy hoạch chung thị xã Phú Mỹ, được phê duyệt theo quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 24/4 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Theo đó không gian khu vực nội thị được chia thành 7 phân khu. Phân khu đô thị số 1 gồm các phường, xã: Phú Mỹ, Tân Phước, Phước Hòa sẽ là khu đô thị trung tâm hành chính - chính trị - đa chức năng, khu đô thị trung tâm hiện hữu.

Phân khu đô thị số 2 gồm các phường, xã: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Hắc Dịch, Tóc Tiên là khu đô thị cửa ngõ phía Bắc đa chức năng gắn với hồ Mỹ Xuân và các khu công nghiệp tại Mỹ Xuân.

Phân khu đô thị số 3 gồm các phường, xã: Mỹ Xuân, Hắc Dịch, Tóc Tiên sẽ là khu đô thị trung tâm đa chức năng mật độ thấp, hệ thống các không gian hỗn hợp phụ trợ kết hợp với khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị.

Phân khu đô thị số 4 gồm các phường, xã: Hắc Dịch, Tóc Tiên là khu đô thị cửa ngõ phía Đông, đầu mối giao thương về dịch vụ thương mại - logistics gắn với nút giao giữa đường Vành đai 4 và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Phân khu đô thị số 5 gồm các phường, xã: Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hòa là khu đô thị hiện trạng cải tạo Phước Hòa - Tân Hòa mật độ thấp dọc hai bên quốc lộ 51.

Phân khu đô thị số 6 gồm các xã: Tân Hòa, Tân Hải là khu đô thị cửa ngõ phía Đông Nam, gắn với du lịch sinh thái núi Dinh và Khu công nghiệp Vạn Thương.

Phân khu đô thị số 7 gồm các phường, xã: Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Tân Phước, Phước Hòa, Tân Hòa và Tân Hải là phân khu kinh tế chính của đô thị, tập trung sản xuất công nghiệp - cảng - dịch vụ logistics, hậu cần cảng.

Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu địa thế "thiên thời - địa lợi - nhân hòa", rất phù hợp để phát triển ngành công nghiệp và du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh chỉ cách TP. Hồ Chí Minh hơn 120km, đây chính là điểm đến lý tưởng cho những chuyến du lịch cuối tuần của du khách phía Nam và tạo cơ hội khai thác tối đa lượng khách khổng lồ đến 10 triệu dân.

Với đường bờ biển nối dài cùng miền cát trắng, du lịch nghỉ dưỡng đang là xu hướng thịnh hành tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Bên cạnh đó, Vũng Tàu còn đang phát triển tích hợp mô hợp du lịch lịch sử - văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực và đặc biệt là du lịch hội nghị - khoa học…

Mỗi năm, nơi đây đón đến 13,5 triệu khách, trong đó có 3,1 triệu lượt khách lưu trú, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Kỳ vọng đến 2025 sẽ đón 8,6 triệu lượt khách lưu trú với tổng doanh thu đạt 31.000 tỷ đồng.

Thủ phủ du lịch miền Nam còn được chú trọng đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp bất động sản vùng phát triển đột phá. Hàng loạt các công trình giao thông đang được nâng cấp, xây dựng như sân bay Quốc tế Long Thành, từng bước hoàn thiện giúp kết nối liên vùng dễ dàng hơn. Rút ngắn khoảng cách di chuyển đến Bà Rịa - Vũng Tàu đối với du khách cả 3 miền.

Ánh Dương

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/tinh-menh-danh-la-thu-phu-du-lich-mien-nam-sap-co-them-thanh-pho-thu-hai-327353.html