Tính năng đặc biệt của tên lửa PrSM Mỹ

Tên lửa PrSM ngoài tiêu diệt đối tượng cố định thì còn có thể tấn công mục tiêu di động, Mỹ đang tích cực triển khai vũ khí này nhằm 'răn đe Nga'.

Hải quân Mỹ thông báo đã thành công trong cuộc thử nghiệm sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM thế hệ mới để chống lại mục tiêu di động trên mặt nước.

Hải quân Mỹ thông báo đã thành công trong cuộc thử nghiệm sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn PrSM thế hệ mới để chống lại mục tiêu di động trên mặt nước.

Cơ quan báo chí Hải quân Mỹ nói thêm, bài bắn kiểm tra nói trên được tiến hành như một phần của cuộc tập trận Valiant Shield 24, khi lực lượng này cải thiện kỹ năng tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm.

Cơ quan báo chí Hải quân Mỹ nói thêm, bài bắn kiểm tra nói trên được tiến hành như một phần của cuộc tập trận Valiant Shield 24, khi lực lượng này cải thiện kỹ năng tiêu diệt tàu nổi và tàu ngầm.

Cuộc tập trận này là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo PrSM thể hiện khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển trên mặt nước. Cần lưu ý thêm, mặc dù Trung Quốc khẳng định tên lửa DF-26 có tính năng tương tự nhưng các lần bắn thử nghiệm vẫn chỉ nhằm vào bia cố định.

Cuộc tập trận này là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo PrSM thể hiện khả năng tấn công các mục tiêu di chuyển trên mặt nước. Cần lưu ý thêm, mặc dù Trung Quốc khẳng định tên lửa DF-26 có tính năng tương tự nhưng các lần bắn thử nghiệm vẫn chỉ nhằm vào bia cố định.

Hiện tại chưa có thông tin chính thức về việc mục tiêu bị bắn trúng ở cự ly bao xa, nhưng khả năng vừa được chứng minh của tên lửa PrSM sẽ nâng cao chất lượng chống tàu mặt nước của Hải quân Mỹ.

Hiện tại chưa có thông tin chính thức về việc mục tiêu bị bắn trúng ở cự ly bao xa, nhưng khả năng vừa được chứng minh của tên lửa PrSM sẽ nâng cao chất lượng chống tàu mặt nước của Hải quân Mỹ.

Tên lửa PrSM có khả năng nhận thông tin từ máy bay không người lái, tàu chiến và phương tiện khác để cải thiện độ chính xác, vũ khí này có cự ly tác chiến 500 km và hệ thống dẫn đường tinh vi cho phép bắn trúng mục tiêu di động.

Tên lửa PrSM có khả năng nhận thông tin từ máy bay không người lái, tàu chiến và phương tiện khác để cải thiện độ chính xác, vũ khí này có cự ly tác chiến 500 km và hệ thống dẫn đường tinh vi cho phép bắn trúng mục tiêu di động.

Chi tiết đáng chú ý nữa là kích thước của tên lửa PrSM rất nhỏ gọn, khác với loại MGM-140 ATACMS, một container phóng của pháo phản lực dẫn đường M270 MLRS và M142 HIMARS có thể chứa tới 2 đạn thay vì chỉ 1.

Chi tiết đáng chú ý nữa là kích thước của tên lửa PrSM rất nhỏ gọn, khác với loại MGM-140 ATACMS, một container phóng của pháo phản lực dẫn đường M270 MLRS và M142 HIMARS có thể chứa tới 2 đạn thay vì chỉ 1.

Trong tình cảnh hiện nay, khi Mỹ đang loại biên tên lửa ATACMS để cung cấp cho Ukraine và lấp đầy kho dự trữ bằng loại PrSM mạnh hơn nhiều chắc chắn sẽ khiến Nga cảm thấy lo ngại.

Trong tình cảnh hiện nay, khi Mỹ đang loại biên tên lửa ATACMS để cung cấp cho Ukraine và lấp đầy kho dự trữ bằng loại PrSM mạnh hơn nhiều chắc chắn sẽ khiến Nga cảm thấy lo ngại.

Vũ khí mới nhất dự kiến sẽ được triển khai sát lãnh thổ Nga, bên cạnh đó không loại trừ khả năng tên lửa PrSM sẽ được Washington cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine trong tương lai gần để thử nghiệm thực tế trên chiến trường.

Vũ khí mới nhất dự kiến sẽ được triển khai sát lãnh thổ Nga, bên cạnh đó không loại trừ khả năng tên lửa PrSM sẽ được Washington cung cấp cho Lực lượng vũ trang Ukraine trong tương lai gần để thử nghiệm thực tế trên chiến trường.

Khi các hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga vẫn bất lực trước tên lửa ATACMS thế hệ cũ thì thật khó tin chúng đủ sức đối phó loại PrSM mạnh mẽ và tinh vi hơn gấp nhiều lần.

Khi các hệ thống phòng không tối tân nhất của Nga vẫn bất lực trước tên lửa ATACMS thế hệ cũ thì thật khó tin chúng đủ sức đối phó loại PrSM mạnh mẽ và tinh vi hơn gấp nhiều lần.

Vấn đề nữa cần nói tới là phiên bản tên lửa PrSM vừa được thử nghiệm vẫn chưa có thông tin, nhưng nhiều khả năng đây là biến thể "Increment Two", được thiết kế dành riêng cho tác chiến chống tàu mặt nước.

Vấn đề nữa cần nói tới là phiên bản tên lửa PrSM vừa được thử nghiệm vẫn chưa có thông tin, nhưng nhiều khả năng đây là biến thể "Increment Two", được thiết kế dành riêng cho tác chiến chống tàu mặt nước.

Tên lửa PrSM thuộc phiên bản này được trang bị hệ thống dẫn đường đa chế độ và tăng tầm bắn lên tới 1.000 km. Hiện nay biến thể Increment Two vẫn đang được phát triển và những quả đạn đầu tiên dành cho Quân đội Mỹ dự kiến được giao vào năm 2028.

Tên lửa PrSM thuộc phiên bản này được trang bị hệ thống dẫn đường đa chế độ và tăng tầm bắn lên tới 1.000 km. Hiện nay biến thể Increment Two vẫn đang được phát triển và những quả đạn đầu tiên dành cho Quân đội Mỹ dự kiến được giao vào năm 2028.

Trước đó vào tháng 3/2024, Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trị giá 219 triệu USD với Tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất Tên lửa tấn công chính xác PrSM nhằm trang bị cho Lục quân Mỹ.

Trước đó vào tháng 3/2024, Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng trị giá 219 triệu USD với Tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất Tên lửa tấn công chính xác PrSM nhằm trang bị cho Lục quân Mỹ.

Các tên lửa sẽ được bàn giao ở trạng thái sẵn sàng hoạt động sớm. Đây là hợp đồng thứ tư để sản xuất PrSM, cho phép Lockheed Martin gia tăng đáng kể năng lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu dự kiến rất lớn từ Quân đội Mỹ.

Các tên lửa sẽ được bàn giao ở trạng thái sẵn sàng hoạt động sớm. Đây là hợp đồng thứ tư để sản xuất PrSM, cho phép Lockheed Martin gia tăng đáng kể năng lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu dự kiến rất lớn từ Quân đội Mỹ.

Hiện tại Tập đoàn Lockheed Martin thậm chí còn nhận được "gợi ý" hãy tích hợp tên lửa PrSM cho tiêm kích để biến chúng thành vũ khí không đối đất, để nâng cao tầm xa cũng như độ chính xác.

Hiện tại Tập đoàn Lockheed Martin thậm chí còn nhận được "gợi ý" hãy tích hợp tên lửa PrSM cho tiêm kích để biến chúng thành vũ khí không đối đất, để nâng cao tầm xa cũng như độ chính xác.

Nếu dự án này được triển khai, tên lửa PrSM sẽ trở thành một nền tảng tấn công cực kỳ đa dạng, có tính linh hoạt cao và đủ sức thay đổi cục diện chiến trường.

Nếu dự án này được triển khai, tên lửa PrSM sẽ trở thành một nền tảng tấn công cực kỳ đa dạng, có tính linh hoạt cao và đủ sức thay đổi cục diện chiến trường.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tinh-nang-dac-biet-cua-ten-lua-prsm-my-post580802.antd