Tỉnh nào tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia?

Đây là địa phương duy nhất cả nước tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia, nằm ở phía bắc Tây Nguyên nước ta, diện tích tự nhiên 9.676,5 km2.

1. Tỉnh nào tiếp giáp với 2 nước Lào và Campuchia?

A

Gia Lai

B

Quảng Nam

C

Kon Tum

Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm ở phía bắc Tây Nguyên Việt Nam. Diện tích tự nhiên hơn 9.600 km2, có thành phố Kon Tum.
Tỉnh Kon Tum được bao quanh bởi tỉnh Quảng Nam ở phía Bắc, tỉnh Quảng Ngãi ở phía Đông, tỉnh Gia Lai ở phía Nam. Phía Tây của Kon Tum giáp hai nước Lào và Campuchia.
Tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk cũng thuộc khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ giáp biên giới Campuchia. Trong khi đó, tỉnh Lâm Đồng không giáp biên giới quốc gia nào.

D

Đắk Lắk

2. Huyện nào ở Kon Tum được mệnh danh là nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”?

A

Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tiếp giáp biên giới Lào và Campuchia, vì vậy, nhân dân gọi đây là nơi “một con gà gáy cả ba nước cùng nghe”. Cửa khẩu Bờ Y tại Ngọc Hồi cũng là cửa khẩu quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh Kon Tum.
Diện tích huyện Ngọc Hồi đạt khoảng 823,6 km2. Đặc biệt, huyện có tới 17 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng.

B

Đắk Tô

C

Kon Plông

D

Sa Thầy

3. Tỉnh nào tiếp giáp với tỉnh Kon Tum nhiều nhất?

A

Quảng Nam

B

Quảng Ngãi

C

Bình Định

D

Gia Lai

Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km).

4. Nhà thờ nổi tiếng nào ở Kon Tum làm bằng gỗ?

A

Nhà thờ Phương Hòa

B

Nhà thờ Chính tòa giáo phận Kon Tum

Nhà thờ Chính Tòa Giáo phận Kon Tum hay còn gọi là Nhà thờ gỗ, tọa lạc tại số 13 Nguyễn Huệ. Nhà thờ gỗ Kon Tum được làm bằng gỗ sến đỏ, thiết kế theo kiến trúc Roman phối hợp với nhà sàn của người Ba Na, xứng đáng lọt top nhà thờ đẹp ở Kon Tum. Đây là một trình kiến trúc khép kín bao gồm nhiều khu vực khác nhau như nhà tiếp khách, giáo đường, nhà trưng bày sản phẩm, nhà rông, cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc.
Công trình này được bắt đầu xây dựng từ năm 1913 và kéo dài đến năm 1918 mới hoàn tất. Dù đã trải qua bao biến cố lịch sử nhưng địa điểm này vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của nó. Phải nói rằng, quá trình xây dựng nhà thờ trải qua nhiều gian nan vất vả, thậm chí có lúc bị đình trệ nhưng cuối cùng nhà thờ gỗ vẫn trở thành một công trình khiến người dân Kon Tum tự hào.

C

Nhà thờ Phương Nghĩa

D

Nhà thờ Kon Klor

5. Địa hình chủ yếu tại Kon Tum là?

A

Đồng bằng

B

Đồi núi

Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây. Địa hình khá đa dạng gồm đồi núi, cao nguyên và vùng trũng xen kẽ, trong đó đồi núi là chủ.
Theo trang tin điện tử Ủy ban Dân tộc, tỉnh Kon Tom có vùng núi trung bình và núi cao chiếm 62,3%; vùng thấp chiếm 20,4%; vùng thung lũng và máng trũng chiếm 17,3% diện tích toàn tỉnh.
Các núi do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên có dạng khối, như khối Ngọc Linh có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m. Ngoài ra, Kon Tum có một số ngọn núi như: ngọn Bon San cao 1.939 m; ngọn Ngọc Kring cao 2.066 m.

C

Bờ biển

D

Cao nguyên

6. Nhà rông nào lớn nhất tại Kon Tum?

A

Nhà rông Brăng

B

Nhà rông Plei Hle Ktu

C

Nhà rông Kon So Lăl

D

Nhà rông Kon Klor

Nhà rông Kon Klor Kon Tum nổi bật lên giữa cộng đồng những ngôi nhà truyền thống với chiều dài lên tới 17 mét, rộng 6 mét và chiếc nóc cao 22 mét thú vị. Kích thước này vừa tạo nên ngôi nhà rông lớn nhất Kon Tum vừa mang đến vùng đất Tây Nguyên đại ngàn một không gian tụ họp bậc nhất.
Nhà rông Kon Klor nằm trên đường Bắc Kạn - Phường Thắng Lợi - Thành phố Kon Tum - Tỉnh Kon Tum, cách cầu treo Kon Klor không xa.
Nhà rông được xây dựng theo phong cách truyền thống khi chất liệu làm nhà hoàn toàn gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân như gỗ, tre, nứa... Mang kết hợp cùng hoa văn tinh xảo và họa tiết chạm trổ cầu kỳ, tinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số, lối thiết kế của căn nhà cộng đồng dường như càng trở nên đặc trưng hơn. Toàn bộ phần trụ và mặt sàn được làm bằng gỗ xoay - một loại gỗ rất hiếm cũng là một trong những đặc điểm vô cùng độc đáo của căn nhà này.

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tinh-nao-tiep-giap-voi-2-nuoc-lao-va-campuchia-ar821086.html