Tọa đàm trực tuyến: 'Triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Thuận lợi và thách thức'

Sáng 1/11, tại Hà Nội, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Chi cục ATVSTP Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến về 'Triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Thuận lợi và thách thức'.

Các khách mời tham gia buổi tọa đàm trực tuyến chụp ảnh lưu niệm.

Các khách mời tham gia buổi tọa đàm trực tuyến chụp ảnh lưu niệm.

Từ năm 2016, Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 5 quận, huyện và 10 phường, xã. Qua 3 năm thí điểm, bước đầu đã mang lại hiệu quả nhất định. Đến tháng 7/2019, Hà Nội tiếp tục nhân rộng mô hình này trên toàn TP. Dù đã có nhiều nỗ lực trong quản lý, kiểm soát ATTP, trong thanh, kiểm tra, song vẫn còn đó những khó khăn, bất cập, còn đó những nỗi lo của người tiêu dùng.

Thực hiện Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 24/12/2018 của UBND TP Hà Nội về Công tác ATTP thành phố Hà Nội năm 2019, Kế hoạch số 25/KH-KTĐT của báo Kinh tế & Đô thị về phối hợp tuyên truyền công tác đảm ảo ATTP TP Hà Nội năm 2019, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Sở Y tế Hà Nội, Chi cục ATVSTP Hà Nội tổ chức tọa đàm trực tuyến về “Triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP tại Hà Nội: Thuận lợi và thách thức”.

Tham dự buổi tọa đàm có các vị đại biểu và khách quý:

- Bà Nguyễn Ánh Nguyệt - Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội

- Ông Nguyễn Minh Hải - Trưởng phòng Y tế quận Tây Hồ

- Bà Nguyễn Thị Xuân Thu - Phó Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm

- Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó phòng Kinh tế, huyện Thanh Trì

- Ông Nguyễn Khắc Vững - Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Lại Bá Hà - Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết, cách đây hơn một tháng, TP Hà Nội đã đánh giá sơ kết công tác triển khai ATTP. Qua những kết quả đạt được, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm về các vướng mắc khó khăn, các mặt được, chưa được trong công tác thanh tra ATTP trên địa bàn TP Hà Nội.

"Chúng tôi mong muốn, thông qua trao đổi với các đại biểu tham gia tọa đàm hôm nay, những kết quả đạt được và những kinh nghiệm hay sẽ được chia sẻ với độc giả báo Kinh tế & Đô thị, đồng thời các vướng mắc, kiến nghị, đề xuất cũng được nêu ra để có thể tìm ra giải pháp thuận lợi nhất cho công tác này ngày càng tốt hơn" - ông Lại Bá Hà mong muốn.

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm.

Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà phát biểu tại buổi tọa đàm.

KHÁCH MỜI THAM DỰ

Phó Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt

Phó phòng Kinh tế, huyện Thanh Trì

Bà Nguyễn Thị Thu Hà

Phó Chủ tịch UBND phường Mễ Trì

Ông Nguyễn Khắc Vững

Trưởng phòng Y tế quận Tây Hồ

Ông Nguyễn Minh Hải

Phó Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu

Nội dung giao lưu trực tuyến

Bạn đọc Lê Minh Đăng (Dangminhle45@gmail.com) hỏi:

Đội ngũ nhân sự của các xã/phường khá mỏng, làm thế nào để duy trì thường xuyên được công tác thanh tra ATTP? Ông có kiến nghị gì về vấn đề này?

Ông Nguyễn Minh Hải trả lời:

Trước đây, trong thành phần của đoàn thanh tra liên ngành có thêm lực lượng công an. Nhiều khi thanh tra xuống cơ sở có thêm sắc phục công an thì hiệu quả công tác sẽ tốt hơn. Hiện nay, đoàn thanh tra không có thành phần lực lượng công an nên ngoài việc tuyên truyền vận động, việc cưỡng chế xử phạt cũng có phần hạn chế.

Trước đây, đoàn thanh tra quận có 2 đồng chí công an (1 công an quận, 1 công an phường sở tại), cho nên công tác kiểm tra và xử lý sau vi phạm được thuận tiện hơn.

Hiện đoàn thanh tra của quận Tây Hồ có: 2 người là cán bộ phòng y tế, 1 của phòng kinh tế, 1 người ở trung tâm y tế, 1 quản lý thị trường.

Bạn đọc Hồng Hạnh (Hanhhong2412@gmail.com) hỏi:

Để chuẩn bị cho việc triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn TP, Hà Nội đã chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, nhưng thời gian đào tạo, tập huấn chưa được nhiều. Ông có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Minh Hải trả lời:

Về vấn đề nhân lực, các cán bộ, công chức được cử sang làm nhiệm vụ thanh tra bắt buộc phải có chứng nhận/chứng chỉ qua 1 lớp tập huấn nghiệp vụ.

Với quận Tây Hồ, chúng tôi chỉ có 1 phường triển khai hơi muộn, được đào tạo trong đợt 3. Tuy nhiên đến hiện tại chúng tôi đã đã dư về số lượng, đồng thời lúc nào cũng có lực lượng dự phòng.

Về kiến nghị, chúng tôi mong muốn sẽ có có thêm nhiều đợt đào tạo, tập huấn trong những khoảng thời gian hợp lý. Đặc biệt là có những lớp đào tạo lại, bổ sung kiến thức.

Bạn đọc Thanh Nga (quận Thanh Xuân) (thienngadenth@gmail.com) hỏi:

Ngoài nhân lực, một số địa bàn cũng cho rằng thiếu kinh phí, trang thiết bị để thanh tra, vậy đối với quận Tây Hồ có gặp tình trạng này không?

Ông Nguyễn Minh Hải trả lời:

Hiện nay, một số xét nghiệm nhanh dưới cơ sở như: Xét nghiệm về tinh bột, thực phẩm sống/thực phẩm chín, một số gia vị... chúng tôi đã và đang làm. Còn đối với các xét nghiệm chuyên sâu, Chi cục Vệ sinh ATTP Hà Nội có xe xét nghiệm cơ động chuyên về ATTP. Với những cơ sở lớn, chúng tôi sẽ nhờ hoặc mượn xe của chi cục xuống để phối hợp. Với hiện tại, quận Tây Hồ chưa phát sinh vướng mắc về vấn đề này.

Bạn đọc Phan Thị Hòa (hoaphan1811@gmail.com) hỏi:

Phường Mễ Trì có ý kiến gì trong công tác quản lý thức ăn đường phố?

Ông Nguyễn Khắc Vững trả lời:

Để tổng hợp và đưa vào diện quản lý thức ăn đường phố, phường Mễ Trì thường xuyên cập nhật danh sách các cơ sở và dành thời gian hướng dẫn kỹ năng về VSATTP cho những người trực tiếp thực hiện tại các cơ sở kinh doanh. Đồng thời, có cam kết giữa với cơ sở với chính quyền địa phương.

Bạn đọc Hoàng Anh Khánh (Minh Khai, Hà Nội) hỏi:

Ông, bà cho biết việc duy trì công tác thanh tra tại các quận, huyện?

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu trả lời:

Quận Nam Từ Liêm bắt đầu từ 10/7/2019 bắt đầu triển khai đồng loạt, xây dựng trong 3 tháng một, mỗi tháng 1 chuyên đề cho 10 phường. Tiêu biểu như tháng 8 ra chuyên đề cho phương là bếp ăn tập thể, mỗi phường 10 bếp ăn.

Như vậy, trong 1 tháng quận đã có 100 bếp ăn được thanh tra. Hay tháng 10 chuyên đề đồ nướng, quận đã tổ chức thanh tra trong tháng 10 là 50 cơ sở, lấy mẫu, kiểm nghiệm về chất gây ưng thư, tỉ lệ dương tính 11,8%.

Bạn đọc Nguyễn Trọng Anh (tronganh1221@gmail.com) hỏi:

Đội ngũ nhân sự của các xã, phường khá mỏng, vậy ông, bà cho biết làm thế nào để duy trì thường xuyên được công tác thanh tra ATTP?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà trả lời:

Ở trên địa bàn huyện có triển khai ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn triển khai tốt hơn. Hàng tháng có thống kê xem đơn vị nào làm tốt hay không tốt, đan xen vào đó là công tác tuyên truyền tích cực.

Ban khoa giáo của huyện cũng tham gia vào công tác tuyên truyền nhằm hạn chế việc nhân sự mỏng về công tác nhân sự.

Thanh Trì có 3 xã vùng bãi có sản lượng rau tương đối lớn, khi đi kiểm tra nhanh về tinh bột, các hóc môn... cũng rất là khó vì thiếu thiết bị chuyên dùng. Còn các kiểm tra nhanh về công thương, kinh tế thì vẫn đảm bảo.

Bạn đọc Lý Thị Mai (Quận Hoàn Kiếm) hỏi:

Để chuẩn bị cho việc triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn TP, Hà Nội đã chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, nhưng thời gian đào tạo, tập huấn chưa được nhiều. Trong thời gian tới, Hà Nội có tiếp tục chương trình đào tạo, tập huấn không, thưa bà?

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt trả lời:

Công tác chuẩn bị cho Quyết định 47 đã bao gồm cả chương trình đào tạo, tập huấn - vốn là trọng tâm của việc triển khai chương trình. Theo quyết định, các cán bộ tham gia phải được cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành. Do đó, TP phối hợp các cơ quan liên quan quy định theo Quyết định 47 để tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ.

Cho đến nay, khoảng 3.000 nhân lực của TP đã được cấp chứng chỉ - cung cấp một lực lượng nhất định đảm bảo các đoàn thanh tra từ cấp quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn được trao kiến thức, kỹ năng về ATVSTP.

Thời gian tập huấn cũng có mức độ, do đó chúng tôi vẫn tiếp tục phối hợp đào tạo cho cán bộ từ cả 3 Sở ngành y tế, nông nghiệp, công thương, đã được cấp chứng chỉ, sẽ được học thêm lớp đào tạo nâng cao.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan hữu quan đào tạo thêm 1.000 cán bộ được cấp chứng chỉ lấy mẫu.

Với lộ trình hiện nay, để triển khai tốt chương trình thanh tra, các cán bộ vẫn cần tiếp tục nâng cao kiến thức, bởi văn bản pháp quy nhiều, quy trình phức tạp, cần kinh nghiệm và kiến thức sâu để áp dụng đúng vào xử phạt hành chính cũng như triển khai kế hoạch.

Thời gian tới, các cấp trước tiên phải tự nâng cao trình độ, mạnh dạn thanh tra. Trong năm 2020, Chi cục VSATTP dự kiến triển khai lớp tập huấn sâu hơn với 30 quận, huyện; các cuộc giao ban sâu xuống tới các cấp để chia sẻ kinh nghiệm, giám sát áp dụng biện pháp đẩy nhanh tiến độ thanh tra.

Tinh thần là trong các đợt thanh tra, quận, huyện cũng lập tổ giám sát, tiến hành giao ban sâu xuống tận xã phường. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng được triển khai sâu hơn để các đối tượng nắm bắt sâu hơn trách nhiệm và phối hợp phát hiện, đảm bảo ATVSTP.

Nhìn chung, nhiệm vụ trong năm 2020 là tiếp tục đào tạo nâng cao. Như tôi đã nói, lực lượng 3 sở ngành sau khi được cấp chứng chỉ, trong năm tới sẽ đi sâu tới các quận, huyện. Giảng viên là Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra... mỗi quận huyện đều được đào tạo, khắc phục các khó khăn từ thời gian tới con người.

Bên cạnh đó, mỗi quận, huyện cũng đồng thời là một giảng viên để cầm tay chỉ việc tới xã, phường. 3 tổ kiểm tra giám sát cũng đều có kế hoạch đi xuống thực hiện thực hiện thanh tra tại cơ sở.

Bạn đọc Phạm Thanh Hải (thanhhai092@gmail.com) hỏi:

Xung quanh nội dung xử phạt, nhiều ý kiến cho rằng, công tác thanh tra ATTP gặp khó vì tình làng nghĩa xóm? Ông có ý kiến gì về nội dung này?

Ông Nguyễn Khắc Vững trả lời:

Phường Mễ Trì là chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị nhưng ngay từ khi bắt đầu thực hiện công tác thanh tra ATTP, đoàn thanh tra đã tích cực tuyên truyền tới người dân cũng như các hộ kinh doanh nhằm tác động tới ý thức, nhận thức của người dân trong việc chấp hành về quy định ATTP. Công tác thanh tra ATTP tại phường cũng không có sự nể nang, né tránh.

Tuy phường Mễ Trì xử phạt 7 cơ sở với số tiền xử phạt là 19 triệu đồng nhưng đoàn thanh tra gặp nhiều khó khăn. Đó là khi lập biên bản, các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh nhưng khi đi nộp phạt, các hộ kinh doanh lại không nghiêm chỉnh chấp hành và có ý định chuyển địa điểm kinh doanh hoặc đổi tên cơ sở kinh doanh.

Bạn đọc Hoàng Minh Tuấn (Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) hỏi:

Bà có thể chia sẻ thêm về các khó khăn trong quá trình thanh tra VSATTP, đặc biệt liên quan đến các chỉ tiêu TP đề ra?

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt trả lời:

Đối với các chỉ tiêu đề ra, việc hoàn thành tại các địa phương có mật độ cơ sở sản xuất kinh doanh cao khá khó khăn. Tuy nhiên, đây cũng là mục tiêu để chúng ta hướng tới và nâng cao trách nhiệm, hướng tới 100% quận, huyện, xã, phường đảm bảo công tác VSATTP.

Nói chung các cấp từ TP cho đến xã phường đều gặp khó khăn khi đi vào thanh tra và yêu cầu chấp hành, cũng như triển khai các hình thức xử phạt, bởi đối tượng thanh tra và yêu cầu chấp hành đều có ràng buộc. Có thể nói, thanh kiểm tra là nghệ thuật. Chúng ta phải vận dụng quan hệ kết hợp động viên, liên hệ, tuyên truyền để các đối tượng nhận thức và tuân thủ pháp luật.

Với lực lượng còn mỏng, con người có hạn, công việc còn nhiều, với TP cũng như các cấp quận, huyện chúng tôi cũng phải tăng cường thêm biện pháp để triển khai thanh tra hiệu quả ví dụ như gia tăng thời lượng giao ban, giao lưu, tăng lượng đoàn công tác, mở thêm các lớp nâng cao nghiệp vụ cho các lãnh đạo thanh tra trao đổi kinh nghiệm. Những biện pháp xử lý, hình thức thanh tra trong thực tế cần thường xuyên được trao đổi giữa các cấp và lãnh đạo các bên.

[?] Việc bày bán thức ăn đường phố ở khu vực gần trường học, các cổng trường có được xử lý theo chương trình này, thưa bà?

Đối với thức ăn đường phố cũng có quy định rõ ràng. Bản thân cấp TP đã có mô hình điểm, tuyến phố văn minh trong đó phối hợp chặt chẽ với quận, huyện, xã, phường. Các đoàn thanh kiểm tra cũng phải có hoạt động kiểm soát các hoạt động này.

Bạn đọc Trần Thu Lan (thulantr2@gmail.com) hỏi:

Xin bà cho biết, công tác phối hợp giữa các ngành chủ lực tại huyện Thanh Trì như thế nào ?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà trả lời:

Tại huyện Thanh Trì, công tác phối hợp giữa các đơn vị trong những năm gần đây tương đối là tốt, nhất là trong công tác VSATTP. UBND huyện Thanh Trì thường xuyên họp giao ban tháng, quý để đánh giá, nhận xét về công việc phối hợp, triển khai tới tận tuyến xã để có sự hỗ trợ của huyện.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà trả lời độc giả.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà trả lời độc giả.

Góc độ phối hợp giữa phòng Y tế và Kinh tế, nhân lực 2 phòng đều tham gia các đoàn thanh tra, bên cạnh đó là thành viên của cấp cơ sở. Nếu có nội dung khó đều có sự hỏi ý kiến của sở ban ngành để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở.

Bên cạnh đó, cũng đảm bảo công tác khen thưởng nhằm động viên nhân sự thực hiện tốt cấp cơ sở. Ngoài ra, tích cực lắng nghe khó khăn, giúp đỡ giải quyết để công việc tiến hành thuận lợi.

Bạn đọc Phó Thị Phụng (Quận Tây Hồ) hỏi:

Hiện nay, tại nhiều chợ, cổng trường học, khu dân cư, người ta dễ thấy cảnh mất ATTP như hàng ăn cạnh cống rãnh, dùng tay trần bốc thức ăn chín, đồ ăn phơi trần bụi bặm, không tủ kính… nhưng dường như không bị xử lý. Lực lượng thanh tra ATTP có vào cuộc? Ông bà có ý kiến gì ?

Ông Nguyễn Minh Hải trả lời:

Trong phân cấp trách nhiệm thuộc về chính quyền cơ sở, ở đây là UBND phường. Còn trong quá trình thanh tra, chúng tôi thường chọn các cơ sở có cửa hàng, có đăng ký, kinh doanh ổn định.

Còn hiện tại, lực lượng bán hàng rong chưa được chú trọng trong công tác thanh kiểm tra ATTP. Tuy nhiên, thời gian qua trên địa bàn quận Tây Hồ hiện tượng này ít xảy ra, được kiểm soát tốt.

Bạn đọc Nguyễn Thanh Thúy (Quận Hà Đông) hỏi:

Triển khai từ 10/7/2019, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm đã gặp những vướng mắc, khó khăn nào?

Ông Nguyễn Khắc Vững trả lời:

Được thành lập từ 1/4/2014, phường Mễ Trì là 1 trong 10 phường của quận Nam Từ Liêm, từ chính quyền nông thôn lên chính quyền đô thị, phường cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện thanh tra chuyên ngành ATTP.

Ông Nguyễn Khắc Vững trả lời câu hỏi của độc giả.

Ông Nguyễn Khắc Vững trả lời câu hỏi của độc giả.

Phường Mễ Trì là phường có diện tích lớn, dân số đông nên ảnh hưởng tới công tác thanh tra ATTP.

Trong khi đó, trên địa bàn phường chưa có chợ dân sinh, không có trung tâm thương mại do những yếu tố khách quan như công tác GPMB… Phường Mễ Trì có một chợ tạm duy nhất, còn lại là chợ cóc nhỏ lẻ và kinh doanh tại các hộ gia đình nên việc kiểm soát khó, không tập trung.

Theo phân cấp quản lý, phường Mễ Trì quản lý 135 cơ sở. Sau khi thực hiện chỉ đạo của quận, sau 3 tháng thanh tra, phường Mễ Trì thanh tra được 21 cơ sở, xử phạt 7 cơ sở với số tiền là 19 triệu đồng.

Hầu hết, các cơ sở đều có vi phạm và đều được đoàn thanh tra nhắc nhở trực tiếp. Với những cơ sở vi phạm nhiều lỗi lớn, đoàn thanh tra đã nghiêm túc thực hiện xử phạt theo đúng quy định.

Tuy nhên, công tác thanh tra còn khó khăn nhất định. Trong đó, khó khăn nhất là về nhân lực. Các thanh tra viên chủ yếu là kiêm nhiệm nhiều việc.

Phường Mễ Trì kiến nghị thời gian tới, khi TP Hà Nội thực hiện tinh giản cấp xã, cấp phường nên có cán bộ trực tiếp thực hiện thực hiện nhiệm vị này thì công tác thanh tra sẽ đtạ hiệu quả cao hơn.

Bạn đọc Dương Kiều My (Long Biên, Hà Nội) hỏi:

Vấn đề xử lý vướng mắc do là người trong gia đình họ hàng, tình làng nghĩa xóm?

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu trả lời:

Các cơ sở về phía quận ra được quyết định xử phạt đều nộp phạt 100%. Nhưng ở tuyến phường chấp hành chỉ 80%, khó khăn về tình làng nghĩa xóm, thông báo thanh tra thì chủ cửa hàng đóng cửa không gặp, còn thanh tra đột xuất chủ cơ sở cũng không có mặt ở nhà, phải chờ đợi mất thời gian.

 Bà Nguyễn Thị Xuân Thu trả lời độc giả

Bà Nguyễn Thị Xuân Thu trả lời độc giả

Thứ 2 khi thông báo thanh tra cơ sở đã có sự chuẩn bị nên không khách quan, người vi phạm chấp nhận xử phạt. Có cơ sở đã phải sử dụng biện pháp cưỡng chế.

Bạn đọc Nguyễn Thùy Ánh (Quận Hai Bà Trưng) hỏi:

Thanh, kiểm tra ở tuyến cơ sở, đặc biệt tuyến xã, phường thường có sự nể nang nhau, khó xử lý, nhiều nơi vẫn mang nặng “tình làng nghĩa xóm”, đối với địa bàn…, ông bà có ý kiến gì?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà trả lời:

Trong quá trình thanh tra ở tuyến cơ sở, đặc biệt là ở môi trường nông thôn có nhiều khó khăn ở việc có tồn tại tình làng nghĩa xóm. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện vẫn làm đúng quy định pháp luật, dù vậy quá trình thực hiện cần có tuyên truyền giải thích và có thời gian lâu hơn bình thường.

Do đó, việc đảm bảo chỉ tiêu tổng số cơ sở thanh tra do TP giao sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ đây cũng kiến nghị TP xem xét lại số chỉ tiêu mà TP giao để phù hợp với tình hình địa phương.

Bạn đọc Nguyễn Anh Tú (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) hỏi:

Bà có đánh giá như thế nào về sự vào cuộc huyện Thanh Trì trong việc triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP?

Bà Nguyễn Thị Thu Hà trả lời:

Năm 2019 đã bắt đầu triển khai Thanh Tra VSATTP, nhờ có kinh nghiệm của các đơn vị thanh tra đợt đầu nên có những thuận lợi và khó khăn nhất định.

Thuận lợi là có kinh nghiệm của đơn vị đi trước cũng như từ các lớp tập huấn nên đã triển khai được đến toàn bộ xã, thị trấn trên toàn huyện.

Bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn. Cụ thể, huyện có 3 ngành quản lý nhưng số cơ sở thường xuyên biến động. TP giao chỉ tiêu các cơ sở phải thanh tra thì huyện đã tiến hành thực hiện nhưng số lượng cơ sở lớn, do đó khó khăn trong quá trình thanh tra. Trong quá trình thanh tra phải theo quy trình, do đó số lượng cơ sở thanh tra rất ít nên chỉ tiêu TP giao, đối với huyện Thanh Trì khó thể thực hiện được.

Ở các tuyến xã, thị trấn khi thanh tra nhận thấy đời sống của người dân còn thấp nên nhận thức của người dân chưa cao, do đó rất khó khăn trong việc tuyên truyền các quy định. Thậm chí có nhiều trường hợp phải mất cả buổi sáng mới giải thích cho cơ sở vi phạm hiểu.

Bước đầu đã xử lý vi phạm hành chính trong năm 2019 đã được 64 triệu đồng, đây là con số khả quan hơn nhiều so với các năm trước.

Một khó khăn khác của huyện Thanh Trì là nguồn nhân lực. Với ngành nông nghiệp và công thương khi chủ yếu là cán bộ kiêm nghiệm, nên gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai đến xã, thị trấn.

Về kinh phí được bố trí cho công tác Thanh tra VSATTP đã được huyện Thanh Trì bố trí đủ cho việc thực hiện nhiệm vụ này.

Bạn đọc Ngô Thị Huệ (Quận Đống Đa) hỏi:

Vừa rồi trong báo cáo tổng kết đầu tháng 10, một số quận, huyện còn chưa triển khai mô hình này trong khi tại một số địa phương, công tác triển khai còn yếu và chưa được nhân rộng. Vậy ông, bà cho biết quá trình thúc đẩy bám sát chương trình như thế nào?

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt trả lời:

Kết quả đợt kiểm tra giám sát của 3 tổ công tác gần nhất cho thấy, cả 30 quận, huyện, thị xã đều đã triển khai. Tuy nhiên, qua đánh giá một số xã, phường chưa triển khai được hiệu quả do liên quan đến vấn đề nhân sự, kinh nghiệm và tâm lý e dè.

Trong thời gian tới, từ các cấp quận, huyện, thị xã cho tới TP sẽ có biện pháp tăng cường hơn. Cụ thể, trong kế hoạch năm 2020 trọng tâm là tăng cường đào tạo cho cấp quận, huyện, việc cầm tay chỉ việc được giám sát sâu hơn, đồng thời phối hợp chặt chẽ hơn với cấp xã, phường với các buổi thực tế được triển khai.

Vấn đề lớn nhất ở các cấp xã, phường là do lực lượng nhân sự?

Như tôi đã nói, nhân lực ở cấp xã, phường còn mỏng, kiêm nhiệm nhiều nội dung. Tuy nhiên, hiện trung bình để triển khai chương trình này ở cấp quận, huyện nhân lực có 9 - 10 người, xã, phường có 4 - 5 người, như vậy về cơ bản đủ để thành lập đoàn thanh tra. Tuy nhiên, tâm lý còn nhiều e ngại đã ảnh hưởng tới công tác triển khai.

Bạn đọc Nguyễn Linh Nga (nganguyen231@gmail.com) hỏi:

Từ tháng 7/2019 đến nay, Hà Nội đồng loạt triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn TP, ông, bà đánh giá sự vào cuộc của các quận, huyện thế nào, đặc biệt ở tuyến xã, phường, thị trấn?

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt trả lời:

Quyết định 47 năm 2018 để triển khai nâng cao chương trình thanh tra chuyên ngành ATTP tại 9 tỉnh, TP trên cả nước, về phần Hà Nội là nhân rộng toàn bộ tại 30 quận, huyện. Để triển khai hiệu quả chương trình này, TP cũng đã chỉ đạo quyết liệt và bố trí đầy đủ.

Chi cục ATVSTP cũng đã tham mưu và TP cũng ban hành Kế hoạch 05, theo đó Hà Nội có 6 tháng để chuẩn bị. Công tác chuẩn bị khá lớn, tuy nhiên đã được triển khai theo đúng kế hoạch, bắt đầu từ ngày 10/7 trên 30 quận, huyện, thị xã. Để hỗ trợ vấn đề xây dựng kế hoạch, hướng dẫn quận, huyện, thị xã các tổ công tác do TP thành lập đã tích cực hỗ trợ việc triển khai.

Bạn đọc Nguyễn Tiến Lực (Láng Hạ, Hà Nội) hỏi:

Kinh nghiệm trong việc triển khai tại quận Nam Từ Liêm như thế nào?

trả lời:

Qua đánh giá, kết thúc 1 quận Nam Từ Liêm là quận triển khai có hiệu và ghi nhận:

- Có sự quyết tâm chỉ đạo của chính uyền địa phương, việc thanh tra có ý nghĩa quan trọng trong việc.

- Hoạt động tuyên truyền trong tất cả các cuộc họp của ban ngành, từ quận đến phường, đưa những thông tin qua hệ thống loa truyền thanh. Có in 1 số tờ rơi tuyên truyền về các hoạt động cho những đơn vị, tạo tư tưởng sẵn sàng trong việc thanh tra.

- Lựa chọn phường nào là thí điểm phải đa dạng các mặt hàng để có thể thí điểm, cán bộ có trình độ, năng lực và sự nhiệt tình tham gia vào hoạt động. Năm 2016, quận có 51 cán bộ được đào tạo sâu về việc thanh tra.

- Thống nhất toàn bộ hệ thống văn bản theo quy trình thanh tra, xây dựng kế hoạch, ra quyết định và thanh tra, báo cáo kết quả đối với từng phường.

- Thanh tra tại quận thì mời phường tham gia cùng và thanh tra tuyến phường sẽ mời quận đi cùng, với hình thức dắt tay chỉ việc.

- Sau mỗi đợt thanh tra thì có họp báo cáo kết quả và rút kinh nghiệm.

Kết quả của việc thanh tra:

Năm 2016, quận Nam Từ Liêm triển khai ở 2 phường Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2. Số cơ sở thanh tra 140 cơ sở, tỉ lệ xử phạt, phát hiện cao hơn số kiểm tra, 50% có vi phạm, xử lý 100%. Đặc biệt, cả năm trong 10 phường đã xử phạt 67 triệu đồng, nhưng trong 2 phường được thí điểm thanh tra đã xử phạt cao hơn là hơn 90 triệu đồng.

Bên cạnh đó, việc triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành, tuyến phường đã có sự quan tâm hơn vào việc thanh tra.

Bạn đọc Nguyễn Tiến Lực (Láng Hạ, Hà Nội) hỏi:

Từ tháng 7/2019 đến nay, Hà Nội đồng loạt triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn TP. Vậy giải pháp nào để giải quyết khó khăn về mặt nhân lực tại địa phương?

Ông Nguyễn Minh Hải trả lời:

Quận Tây Hồ có 8 phường, 17 vạn dân và hơn 1.600 cơ sở liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm. Quận đã có hơn 6 tháng chuẩn bị trước khi triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP trên địa bàn.

 Ông Nguyễn Minh Hải trả lời câu hỏi của độc giả.

Ông Nguyễn Minh Hải trả lời câu hỏi của độc giả.

Trong thời gian đó, quận Tây Hồ đã cử tổng cộng 55 cán bộ, công chức viên chức (tính đến thời hạn 30/6/2019) tham gia các buổi tập huấn. Đồng thời, tham mưu Quận ủy có 1 nội dung trong nghị quyết về công tác này.

Tiếp đó, Quận đã tập huấn cho các phường và tổ chức lễ ra quân. Đến nay, Quận Tây Hồ có 2 đoàn thanh tra, 1 đoàn do Phòng Kinh tế, 1 đoàn y tế làm trưởng đoàn.

Ngày 15/10/2019, qua giao ban đánh giá, quận Tây Hồ tổng kết đã tổ chức thanh tra 35 cơ sở tuyến quận, tại 8 phường đều tổ chức các buổi thanh tra đáp ứng được yêu cầu theo kế hoạch. Ngoài ra, kinh phí toàn tuyến quận là hơn 1 tỷ đồng để thực hiện công tác thanh tra ATTP trên địa bàn.

Bạn đọc Phạm Hương (Giảng Võ, Hà Nội) hỏi:

Việc thực hiện thanh tra chuyên ngành về ATTP đã được Hà Nội thí điểm triển khai từ năm 2016. Bà đánh giá về kết quả bước đầu của chương trình thí điểm này tại Hà Nội?

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt trả lời:

Năm 2015 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 38 về thí điểm việc thực hiện thanh tra chuyên ngành về ATTP, tại Hà Nội được triển khai đến tháng 9/2016 và cho đến nay bắt đầu mở rộng ra địa bàn toàn TP Hà Nội cũng như 9 tỉnh, TP trên cả nước.

Sau giai đoạn thí điểm, kết quả ban đầu có thể nói chương trình tại Hà Nội đã được triển khai rất tích cực và thu được nhiều kết quả nhất định. Về cơ bản, các biện pháp chỉ đạo luôn được quan tâm sát sao, vào cuộc ngay từ đầu từ công tác chuẩn bị kinh phí đến triển khai Quyết định 38. Nhận thức từ các cấp quản lý đến cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng đều được cải thiện.

Nhờ sự xuất hiện những đoàn thanh kiểm tra đầy đủ, theo đúng quy trình, kết quả thanh kiểm tra tăng lên so với thời đỉem trước khi thí điểm. Công tác thanh kiểm tra xử phạt cùng kết quả xử lý tăng lên. Bên cạnh đó, có sự vào cuộc của tất cả các cấp đến tận đơn vị quận huyện xã phường, qua đó tăng cường sự quản lý của các cấp.

Đây là giải pháp hiệu quả và tiếp tục được nhân rộng trong giai đoạn 2019 - 2020, là một trong số những biện pháp huy động nguồn lực con người từ y tế đến công thương ở tất cả các lĩnh vực. Hoạt động truyền thông cũng phối hợp với các cơ quan quản lý để cả xã hội, cộng đồng nắm bắt được chương trình này.

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt phát biểu tại buổi tọa đàm.

Bà Nguyễn Ánh Nguyệt phát biểu tại buổi tọa đàm.

[?] Bà có thể chia sẻ về những khó khăn trong quá trình triển khai chương trình này?

Qua 1 năm, chúng tôi thấy rõ cấp quận, huyện hiệu quả cao hơn xã phường - nơi số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ còn lớn.

Bên cạnh đó, một cán bộ phải chịu trách nhiệm nhiều công việc nên việc triển khai còn bị ảnh hưởng. Tâm lý e ngại xử phạt còn tồn tại, còn chưa mạnh dạn xử phạt xử lý.

Kinh Tế Đô Thị

Nguồn KTĐT: http://kinhtedothi.vn/toa-dam-truc-tuyen-trien-khai-thanh-tra-chuyen-nganh-attp-tai-ha-noi-thuan-loi-va-thach-thuc-356437.html