Toàn cảnh nhà thờ Cam Ly có kiến trúc nhà rông ở Đà Lạt
Nhà thờ Cam Ly nằm trên một ngọn đồi nhỏ ven đường Nguyễn Khuyến (TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Công trình tôn giáo độc đáo này mang dáng hình của mái nhà rông – biểu tượng văn hóa đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên.

Nhà thờ Cam Ly còn được biết đến với tên gọi nhà thờ Sơn Cước, khởi công xây dựng từ năm 1960 và hoàn thành vào năm 1968. Ảnh: Bảo Ân

Giữa khung cảnh tự nhiên thơ mộng của Đà Lạt, nhà thờ Cam Ly là sự giao hòa giữa kiến trúc phương Tây và văn hóa bản địa. Ảnh: Bảo Ân

Khi nhìn từ trên cao, nhà thờ hiện lên giữa khu vực rừng thông, với mái ngói màu nâu nổi bật. Kết cấu mái nghiêng dốc, kéo dài về hai phía. Ảnh: Bảo Ân

Mái nhà cao hơn 17 m mang hình chóp nhọn gợi liên tưởng đến vũ khí truyền thống – mũi tên, lưỡi rìu – vốn quen thuộc với đời sống của đồng bào Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Ân

Mặt bằng tổng thể không phức tạp, hình khối rõ ràng, phù hợp với địa hình đồi dốc. Ảnh: Bảo Ân

Toàn bộ phần mái dốc được lợp bằng 80.000 viên ngói phẳng, từng viên đều được đục lỗ để luồn dây kẽm, buộc chặt lại với nhau, tạo nên kết cấu bền chắc. Ảnh: Bảo Ân

Ở tiền sảnh, hình tượng cọp và phượng hoàng được khắc họa rõ nét. Cọp biểu trưng cho sức mạnh, còn phượng hoàng là hiện thân của sự thông thái. Ảnh: Bảo Ân

Lối đi được lát đá, dẫn lối qua khu vườn hoa nhỏ, nơi những gốc thông cao vút đứng làm nền cho nét kiến trúc thiêng liêng và gần gũi. Ảnh: Bảo Ân