Top 10 bảo vật bằng đá của các đền chùa nổi tiếng Việt Nam

Đá là vật liệu để chế tác những vật phẩm chống chọi được sự khắc nghiệt của thiên nhiên cũng như thăng trầm của lịch sử. Cùng điểm qua 10 Bảo vật quốc gia bằng đá ở các đền chùa nổi tiếng Việt Nam.

1. Bảo vật quốc gia Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình) được dựng năm 995, thời Tiền Lê, là cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam còn được lưu giữ cho đến nay.

1. Bảo vật quốc gia Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình) được dựng năm 995, thời Tiền Lê, là cột kinh Phật bằng đá cổ xưa nhất Việt Nam còn được lưu giữ cho đến nay.

2. Bảo vật quốc gia Cột đá chạm rồng chùa Dạm (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại vào thời Lý, thế kỷ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.

2. Bảo vật quốc gia Cột đá chạm rồng chùa Dạm (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại vào thời Lý, thế kỷ 11, được coi là hiện vật điêu khắc hoành tráng, hoàn mỹ nhất của nhà Lý còn tồn tại đến nay.

3. Bảo vật quốc gia Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được tạo tác vào thời Lý, thế kỷ 11, được coi là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.

3. Bảo vật quốc gia Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được tạo tác vào thời Lý, thế kỷ 11, được coi là một tượng Phật mẫu mực, một kiệt tác mỹ thuật thời Lý để lại cho muôn đời sau.

4. Bảo vật quốc gia Bộ tượng 10 linh thú Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được tạo tác vào thời Lý, thế kỷ 11, là những tác phẩm điêu khắc có một không hai, thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thời Lý là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài.

4. Bảo vật quốc gia Bộ tượng 10 linh thú Chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) được tạo tác vào thời Lý, thế kỷ 11, là những tác phẩm điêu khắc có một không hai, thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam thời Lý là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài.

5. Bảo vật quốc gia Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) có niên đại vào thời Lý, cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 12, là tượng sư tử đá cổ xưa và đặc sắc bậc nhất Việt Nam, một hình mẫu cho linh vật sư tử đá thuần Việt.

5. Bảo vật quốc gia Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) có niên đại vào thời Lý, cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 12, là tượng sư tử đá cổ xưa và đặc sắc bậc nhất Việt Nam, một hình mẫu cho linh vật sư tử đá thuần Việt.

6. Bảo vật quốc gia Bia "Sùng Thiện Diên Linh" của chùa Long Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) được dựng vào năm 1121, là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo, phản ánh mỹ thuật và kỹ thuật chế tác đá thời Lý đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.

6. Bảo vật quốc gia Bia "Sùng Thiện Diên Linh" của chùa Long Đọi Sơn (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) được dựng vào năm 1121, là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc hoàn hảo, phản ánh mỹ thuật và kỹ thuật chế tác đá thời Lý đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.

7. Bảo vật quốc gia Rồng đá (Xà thần) đền thờ Lê Văn Thịnh (Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại từ thời Lý, khoảng thế kỷ 12, là bức tượng linh vật có tạo hình hết sức độc đáo, trong suốt lịch sử nền điêu khắc cổ Việt Nam và Đông Nam Á không có bức tượng nào như vậy.

7. Bảo vật quốc gia Rồng đá (Xà thần) đền thờ Lê Văn Thịnh (Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại từ thời Lý, khoảng thế kỷ 12, là bức tượng linh vật có tạo hình hết sức độc đáo, trong suốt lịch sử nền điêu khắc cổ Việt Nam và Đông Nam Á không có bức tượng nào như vậy.

8. Bảo vật quốc gia Ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có từ thế kỷ 17, thời Lê Trung hưng, được đánh giá là kế thừa nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần, Lê Sơ và Mạc, tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật Pháp.

8. Bảo vật quốc gia Ba pho tượng Tam Thế chùa Linh Ứng (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) có từ thế kỷ 17, thời Lê Trung hưng, được đánh giá là kế thừa nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần, Lê Sơ và Mạc, tôn vinh được vẻ đẹp lý tưởng của Phật Pháp.

9. Bảo vật quốc gia Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" được chúa Nguyễn Phúc Chu dựng năm 1715 trong dịp đại trùng kiến chùa Thiên Mụ (Cố đô Huế), là bia đá đồ sộ và đặc sắc nhất trong các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ.

9. Bảo vật quốc gia Bia "Ngự kiến Thiên Mụ tự" được chúa Nguyễn Phúc Chu dựng năm 1715 trong dịp đại trùng kiến chùa Thiên Mụ (Cố đô Huế), là bia đá đồ sộ và đặc sắc nhất trong các bia đá thời chúa Nguyễn còn được lưu giữ.

10. Bảo vật quốc gia Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng - Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) có từ năm 1732, thời Lê Trung hưng, mang những nét tạo hình độc đáo, điển hình của nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 18.

10. Bảo vật quốc gia Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng - Cổ Loa (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) có từ năm 1732, thời Lê Trung hưng, mang những nét tạo hình độc đáo, điển hình của nghệ thuật điêu khắc đầu thế kỷ 18.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/top-10-bao-vat-bang-da-cua-cac-den-chua-noi-tieng-viet-nam-2009314.html