Trai làng Triều Khúc giả gái, nhảy điệu múa 'con đĩ đánh bồng' đầy ấn tượng

Đã thành thông lệ, vào mùng 9 Tết Âm lịch hàng năm, Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc (Hà Nội) lại được tổ chức thu hút hàng nghìn người dân và khách thập phương tới tham dự. Điểm nhấn đặc sắc của Lễ hội chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu 'con đĩ đánh bồng' đầy ấn tượng.

 Chiều 6/2/2025 (tức mùng 9 Tết), làng Triều Khúc (Hà Nội) lại nhộn nhịp người dân tham gia lễ hội, cùng chung vui ngày lễ lớn của làng. Tương truyền, vào thế kỉ thứ VIII, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường.

Chiều 6/2/2025 (tức mùng 9 Tết), làng Triều Khúc (Hà Nội) lại nhộn nhịp người dân tham gia lễ hội, cùng chung vui ngày lễ lớn của làng. Tương truyền, vào thế kỉ thứ VIII, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường.

 Lễ hội làng Triều Khúc có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, trong đó, điểm nhấn chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu “Con đĩ đánh bồng” thu hút nghìn người dân và khách thập phương đến xem.

Lễ hội làng Triều Khúc có nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, trong đó, điểm nhấn chính là màn trai giả gái đeo trống nhảy điệu “Con đĩ đánh bồng” thu hút nghìn người dân và khách thập phương đến xem.

 Mở đầu lễ hội là nhiều nghi thức quan trọng, trong đó là dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ... Trong ảnh là màn rước kiệu Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về đình làng Triều Khúc thu hút số đông người dân Thủ đô và du khách.

Mở đầu lễ hội là nhiều nghi thức quan trọng, trong đó là dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ... Trong ảnh là màn rước kiệu Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về đình làng Triều Khúc thu hút số đông người dân Thủ đô và du khách.

 Ban tổ chức cho biết, điệu múa "con đĩ đánh bồng" là điệu múa cổ, điểm dễ nhận diện là con trai trong làng đóng giả làm gái, bôi phấn chát son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, duyên dáng.

Ban tổ chức cho biết, điệu múa "con đĩ đánh bồng" là điệu múa cổ, điểm dễ nhận diện là con trai trong làng đóng giả làm gái, bôi phấn chát son, đầu chít khăn mỏ quạ, váy nhiễu màu đen với những dải màu ngũ sắc, vừa múa nhún nhảy, vừa vỗ trống bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, duyên dáng.

 Trai làng Triều Khúc diện trang phục để biểu diễn điệu múa "con đĩ đánh bồng".

Trai làng Triều Khúc diện trang phục để biểu diễn điệu múa "con đĩ đánh bồng".

 Các chàng trai làng Triều Khúc hóa trang giả gái chuẩn bị nhảy "con đĩ đánh bồng".

Các chàng trai làng Triều Khúc hóa trang giả gái chuẩn bị nhảy "con đĩ đánh bồng".

 “Con đĩ đánh bồng” là sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc. Để biểu diễn được điệu nhảy này thì đội nhảy phải là những nam giới được tuyển chọn kĩ càng. Những người nam được chọn phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa.

“Con đĩ đánh bồng” là sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc. Để biểu diễn được điệu nhảy này thì đội nhảy phải là những nam giới được tuyển chọn kĩ càng. Những người nam được chọn phải là trai chưa vợ, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú và có tài nhảy múa.

 Các nam giới biểu diễn điệu múa "Con đĩ đánh bồng" say sưa với những động tác mềm mại, linh hoạt trong từng động tác theo nhịp trống hội làng Triều Khúc.

Các nam giới biểu diễn điệu múa "Con đĩ đánh bồng" say sưa với những động tác mềm mại, linh hoạt trong từng động tác theo nhịp trống hội làng Triều Khúc.

 Trong ngày hội làng Triều Khúc, các "con đĩ đánh bồng" đi cùng đoàn rước hội tụ về đền chính. Đoàn rước bề thế, long trọng, còn "con đĩ" thì cợt nhả, đôi lúc gây trò chọc ghẹo mọi người.

Trong ngày hội làng Triều Khúc, các "con đĩ đánh bồng" đi cùng đoàn rước hội tụ về đền chính. Đoàn rước bề thế, long trọng, còn "con đĩ" thì cợt nhả, đôi lúc gây trò chọc ghẹo mọi người.

 Một bạn trẻ hóa trang, đeo trống rồi nhảy "con đĩ đánh bồng" đầy ấn tượng.

Một bạn trẻ hóa trang, đeo trống rồi nhảy "con đĩ đánh bồng" đầy ấn tượng.

 Mặc dù có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng toát lên được dáng dấp, kiểu cách của điệu múa là điều mà không phải ai cũng có thể làm theo.

Mặc dù có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng toát lên được dáng dấp, kiểu cách của điệu múa là điều mà không phải ai cũng có thể làm theo.

 Lễ hội làng Triều Khúc không chỉ có sự góp mặt của người dân trong làng mà còn thu hút người dân, du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô Hà Nội với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.

Lễ hội làng Triều Khúc không chỉ có sự góp mặt của người dân trong làng mà còn thu hút người dân, du khách trong nước và quốc tế. Nơi đây được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô Hà Nội với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.

 Hàng năm, từ ngày mùng 9-12 tháng Giêng, dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) lại thành kính, tự hào tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho dân làng… Điệu múa "con đĩ đánh bồng" lại xuất hiện và mang lại tiếng cười cho người dân Thủ đô và người dân khắp cả nước.

Hàng năm, từ ngày mùng 9-12 tháng Giêng, dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) lại thành kính, tự hào tổ chức lễ hội truyền thống tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, người đã mang lại cuộc sống no ấm, yên bình cho dân làng… Điệu múa "con đĩ đánh bồng" lại xuất hiện và mang lại tiếng cười cho người dân Thủ đô và người dân khắp cả nước.

Việt Trung

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trai-lang-trieu-khuc-gia-gai-nhay-dieu-mua-con-di-danh-bong-day-an-tuong-post333336.html