Nét mới lạ trong màn trai làng giả gái múa 'con đĩ đánh bồng' năm nay

Tại lễ hội truyền thống làng Triều Khúc năm 2025 (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), hàng chục người đàn ông trong làng đã giả gái thực hiện điệu múa 'con đĩ đánh bồng'. Điểm mới năm nay, trong đội múa có 10 thanh thiếu niên tham gia, trong đó nhỏ tuổi nhất là 11 tuổi.

 Trai làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) giả gái múa con đĩ đánh bồng "mua vui" cho hàng nghìn người

Trai làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) giả gái múa con đĩ đánh bồng "mua vui" cho hàng nghìn người

Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Hàng năm, cứ từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội) lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.

Lễ hội làng Triều Khúc 2025

Với nhiều nghi thức trang trọng cùng các tục lệ độc đáo, lễ hội làng Triều Khúc mở đầu bằng nghi thức rước long bào, triều phục của Vua Phùng Hưng từ đình Thờ Sắc về Đại Đình.

Với nhiều nghi thức trang trọng cùng các tục lệ độc đáo, lễ hội làng Triều Khúc mở đầu bằng nghi thức rước long bào, triều phục của Vua Phùng Hưng từ đình Thờ Sắc về Đại Đình.

Kiệu rước Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng từ Đình Đại ra Đình Sắc để tổ chức Lễ Rước Sắc mang ý nghĩa mời Ngài về ngự tại đại đình làng, mừng ngày đăng quang, cảm tạ Ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.

Kiệu rước Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng từ Đình Đại ra Đình Sắc để tổ chức Lễ Rước Sắc mang ý nghĩa mời Ngài về ngự tại đại đình làng, mừng ngày đăng quang, cảm tạ Ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành.

Đặc sắc nhất trong lễ hội chính là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân Triều Khúc.

Đặc sắc nhất trong lễ hội chính là điệu múa bồng hay còn gọi là “con đĩ đánh bồng” - sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân Triều Khúc.

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8, khi vua Phùng Hưng trước thời điểm vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) đã đóng quân tại làng Triều Khúc.

Nguồn gốc của điệu múa bắt nguồn vào thế kỷ thứ 8, khi vua Phùng Hưng trước thời điểm vây hãm và hạ thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) đã đóng quân tại làng Triều Khúc.

Để cổ vũ tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, Ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng. Dù có ở nhiều nơi nhưng chỉ riêng ở Triều Khúc, điệu múa bồng vẫn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái từ xa xưa.

Để cổ vũ tướng sĩ và cũng là giải trí cho nghĩa quân, Ngài đã cho binh lính đóng giả gái, ăn mặc sặc sỡ, đeo trống múa bồng. Dù có ở nhiều nơi nhưng chỉ riêng ở Triều Khúc, điệu múa bồng vẫn giữ được nguyên hồn cốt và thần thái từ xa xưa.

Để hóa thân thành những cô gái duyên dáng, uyển chuyển, các chàng trai của làng phải chít khăn mỏ quạ, đánh phấn, tô son, mặc váy đụp đen, yếm tua màu. Múa bồng có khoảng 30 điệu, với 3 động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống.

Để hóa thân thành những cô gái duyên dáng, uyển chuyển, các chàng trai của làng phải chít khăn mỏ quạ, đánh phấn, tô son, mặc váy đụp đen, yếm tua màu. Múa bồng có khoảng 30 điệu, với 3 động tác chính: đánh trống bồng đi ngang, uốn tay như bông hoa và vuốt xuống tang trống.

Thanh niên mặc váy đụp đen, yếm tua màu, đầu vấn khăn mỏ quạ, hóa trang thành thôn nữ xưa.

Thanh niên mặc váy đụp đen, yếm tua màu, đầu vấn khăn mỏ quạ, hóa trang thành thôn nữ xưa.

Người múa làm sao vừa thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái vừa toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ.

Người múa làm sao vừa thể hiện được nét lẳng lơ của người con gái vừa toát lên phong thái nam nhi, tinh thần thượng võ.

Những chàng trai trong đội múa được tuyển chọn kỹ lưỡng, phải là trai gốc của làng, hình dáng ưa nhìn và đặc biệt phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng.

Những chàng trai trong đội múa được tuyển chọn kỹ lưỡng, phải là trai gốc của làng, hình dáng ưa nhìn và đặc biệt phải có khả năng múa uyển chuyển, thể hiện được sự đong đưa trong ánh mắt, nụ cười với bạn diễn khi múa bồng.

"Số lượng vũ công tham gia múa con đĩ đánh bồng năm nay là 20 người. Năm nay, đặc biệt hơn, điệu múa bồng đã có sự kế thừa của lớp trẻ với 10 em có độ tuổi từ 11-17 tham gia. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thời gian qua, chúng tôi luôn chú trọng việc mở các lớp dạy múa bồng cho các thế hệ trẻ ở làng. Qua đó, giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của múa bồng cũng như hiểu thêm về văn hóa của làm, trực tiếp tham gia vào việc gìn giữ, kế thừa và phát huy nét đẹp truyền thống này", anh Bùi Văn Hảo (34 tuổi), Phó Chủ nhiệm CLB Trống bồng Triều Khúc, chia sẻ.

"Số lượng vũ công tham gia múa con đĩ đánh bồng năm nay là 20 người. Năm nay, đặc biệt hơn, điệu múa bồng đã có sự kế thừa của lớp trẻ với 10 em có độ tuổi từ 11-17 tham gia. Đây là một tín hiệu đáng mừng, thời gian qua, chúng tôi luôn chú trọng việc mở các lớp dạy múa bồng cho các thế hệ trẻ ở làng. Qua đó, giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của múa bồng cũng như hiểu thêm về văn hóa của làm, trực tiếp tham gia vào việc gìn giữ, kế thừa và phát huy nét đẹp truyền thống này", anh Bùi Văn Hảo (34 tuổi), Phó Chủ nhiệm CLB Trống bồng Triều Khúc, chia sẻ.

"Đây là lần đầu tiên em tham gia múa bồng trong lễ hội truyền thống của làng Triều Khúc. Ban đầu khi mới luyện tập, em cảm thấy rất khó nhưng giờ đây em đã múa nhuần nhuyễn. Em cảm thấy điệu múa này rất ý nghĩa, và tự hào khi được trực tiếp tham gia kế thừa, phát huy điệu múa này", em Nguyễn Hải Đăng (13 tuổi), thành viên CLB Trống bồng Triều Khúc, chia sẻ.

"Đây là lần đầu tiên em tham gia múa bồng trong lễ hội truyền thống của làng Triều Khúc. Ban đầu khi mới luyện tập, em cảm thấy rất khó nhưng giờ đây em đã múa nhuần nhuyễn. Em cảm thấy điệu múa này rất ý nghĩa, và tự hào khi được trực tiếp tham gia kế thừa, phát huy điệu múa này", em Nguyễn Hải Đăng (13 tuổi), thành viên CLB Trống bồng Triều Khúc, chia sẻ.

Đông đảo bà con dân làng cùng du khách thập phương đều bị cuốn hút bởi điệu múa bồng - phần hấp dẫn nhất của hội làng Triều Khúc.

Đông đảo bà con dân làng cùng du khách thập phương đều bị cuốn hút bởi điệu múa bồng - phần hấp dẫn nhất của hội làng Triều Khúc.

Những mâm lễ được người dân sắp đặt dọc đường rước kiệu đi qua. Người dân làng Triều Khúc thành tâm mong Ngài phù hộ một năm mới bình an.

Những mâm lễ được người dân sắp đặt dọc đường rước kiệu đi qua. Người dân làng Triều Khúc thành tâm mong Ngài phù hộ một năm mới bình an.

“Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, múa bồng Triều Khúc vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Năm 2019, Lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) - nơi nổi tiếng với “điệu múa bồng” - chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

“Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử, múa bồng Triều Khúc vẫn được bảo tồn và lưu giữ cho đến ngày nay. Năm 2019, Lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) - nơi nổi tiếng với “điệu múa bồng” - chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trường Hùng

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/net-moi-la-trong-man-trai-lang-gia-gai-mua-con-di-danh-bong-tai-mua-le-hoi-2025-20250206152216885.htm