Trải nghiệm đi tàu điện trên cao Nhổn - Ga Hà Nội

Sau nhiều ngày mong đợi, đúng 8h sáng hôm nay, ngày 8/8, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã chính thức đi vào vận hành thương mại, miễn phí cho tất cả hành khách trải nghiệm trong 15 ngày đầu. Sự kiện này được coi là bước tiến lớn trong hạ tầng giao thông của Thủ đô. Rất nhiều người dân đang háo hức, mong đợi để được trải nghiệm hệ thống đường sắt đô thị mới này.

Tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5 km gồm 8 ga. Tên gọi chính thức của 8 nhà ga được đặt theo vị trí địa lý mà tuyến đi qua, gồm: ga Nhổn, ga Minh Khai, ga Phú Diễn, ga Cầu Diễn, ga Lê Đức Thọ, ga Đại học Quốc gia, ga Chùa Hà, ga Cầu Giấy. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về công năng, kỹ thuật, mỗi nhà ga trên cao còn được thiết kế hình ảnh riêng để quảng bá, tôn vinh văn hóa của Thủ đô.

Tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5 km gồm 8 ga.

Tuyến đường sắt trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy dài 8,5 km gồm 8 ga.

Do đó những người dân nhà tại khu vực có tuyến đường sắt đô thị đi qua sẽ rất thuận tiện trong việc tiếp cận và sử dụng, đi từ Nhổn về Cầu Giấy và ngược lại sẽ không còn phải lo lắng cảnh tắc đường trên trục đường như: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hồ Tùng Mậu.

Đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 10 đoàn tàu được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng.

Đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 10 đoàn tàu được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng.

Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội, dọc tuyến Nhổn – Ga Hà Nội sẽ có 36 tuyến buýt hoạt động kết nối để phục vụ người dân đi lại thuận tiện. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá gồm: Tuyến số 05, 07, 09A, 09B, 13, 16, 20A, 20B, 24, 26, 27, 28, 29, 32, 34, 38, 39, 49, 51, 55A, 55B, 57, 90, 92, 105, 117, 146, 161, 162, 163, E05, 56A, 96 và 3 tuyến không trợ giá: Tuyến số 70A, 70B, 70C.

Dọc tuyến cũng có hai điểm trung chuyển khách là Cầu Giấy và Nhổn. Bên cạnh đó, có 32 điểm dừng xe buýt (chiều Cầu Giấy - Nhổn: 16 điểm dừng; chiều Nhổn - Cầu Giấy: 16 điểm dừng).

Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng.

Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng.

Đáng chú ý, hiện tại 8 ga tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội kết nối với điểm dừng xe buýt gần nhất với khoảng cách từ 0 - 50 m, khá thuận tiện cho người dân.

Người dân có mặt từ sớm tại ga Nhổn để trải nghiệm tàu điện. Ảnh: Việt Anh.

Người dân có mặt từ sớm tại ga Nhổn để trải nghiệm tàu điện. Ảnh: Việt Anh.

Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông Hà Nội, sau khi Hà Nội điều chỉnh phương án kết nối, năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải hành khách công cộng được tăng lên, trong đó trục hoạt động chính của tuyến (từ Cầu Giấy - Nhổn) năng lực vận chuyển tăng từ 2-3 lần so với hiện nay đủ khả năng đáp ứng tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.

Hàng dài người dân xếp hàng chờ để được là một trong những hành khách đầu tiên trải nghiệm chuyến tàu. Ảnh: Việt Anh

Hàng dài người dân xếp hàng chờ để được là một trong những hành khách đầu tiên trải nghiệm chuyến tàu. Ảnh: Việt Anh

Trong ba tháng đầu sẽ thực hiện: Giờ mở tuyến: 05h30; Giờ đóng tuyến: 22h00; Giãn cách chạy tàu: đều đặn 10 phút/chuyến. Riêng ngày đầu tiên mở tuyến sẽ bắt đầu từ 8h00.

Trong thời gian tiếp theo, tùy theo nhu cầu hành khách sẽ điều chỉnh cho phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.

Trục hoạt động chính của tuyến (từ Cầu Giấy - Nhổn) năng lực vận chuyển tăng từ 2-3 lần so với hiện nay.

Trục hoạt động chính của tuyến (từ Cầu Giấy - Nhổn) năng lực vận chuyển tăng từ 2-3 lần so với hiện nay.

Về giá vé, sau 15 ngày chạy miễn phí, Hanoi Metro sẽ chính thức bán vé. Giá vé đi cả tuyến từ Nhổn đến Cầu Giấy dự kiến là 12.000 đồng; giá vé ngày là 24.000 đồng. Mức giá này thấp hơn tuyến Cát Linh - Hà Đông do chiều dài tuyến ngắn hơn (8,5 km so với 13 km). Giá vé sẽ thay đổi sau khi dự án thông nốt 4 km đi ngầm.

Đối với vé tháng, mức giá sẽ ngang bằng tuyến Cát Linh - Hà Đông là 200.000 đồng/tháng với hành khách thường, 100.000 đồng/tháng với hành khách là học sinh/sinh viên và vé tập thể là 140.000 đồng/ tháng. Các chính sách miễn phí, giảm giá, bảo hiểm cho từng nhóm khách hàng sẽ được duy trì tương tự tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Khác với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, khách mua vé lượt sẽ được cấp vé dạng hình tròn, giống như đồng xu.

Vé đi tàu dạng hình tròn, giống như đồng xu. Ảnh: Việt Anh

Vé đi tàu dạng hình tròn, giống như đồng xu. Ảnh: Việt Anh

Khi qua cửa soát vé, dùng vé quét để mở cổng, đến ga xuống thì nhét vào máy soát vé để mở cửa. Vé sau khi mua chỉ có giá trị trong 20 phút, nếu khách không lên tàu phải đến quầy vé để cập nhật lại.

Người dân dùng vé quét để mở cổng, đến ga xuống thì nhét vào máy soát vé để mở cửa. Ảnh: Việt Anh

Người dân dùng vé quét để mở cổng, đến ga xuống thì nhét vào máy soát vé để mở cửa. Ảnh: Việt Anh

Dự án đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội sử dụng 10 đoàn tàu được nhà sản xuất Alstom (Cộng hòa Pháp) thiết kế riêng. Với chủ đề “Hành trình xanh”, đoàn tàu gồm ba màu xanh lá mạ, hồng đỏ và trắng. Màu đỏ tượng trưng cho quả thanh long, màu xanh tượng trưng cho cây lúa. Thiết kế này đã đạt giải thưởng thiết kế ngoại thất tại Pháp.

Hệ thống toa tàu được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất của Pháp và các nước châu Âu hiện nay. Công nghệ chạy tàu hiện đại, thân thiện với môi trường. Điểm nổi bật của đoàn tàu Nhổn - Ga Hà Nội là việc tiêu hao nhiên liệu thấp, chỉ bằng 1/3 so với xe buýt và 1/4 so với xe ô tô cá nhân.

Hệ thống toa tàu được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất của Pháp và các nước châu Âu hiện nay. Ảnh: Việt Anh

Hệ thống toa tàu được sản xuất theo công nghệ hiện đại nhất của Pháp và các nước châu Âu hiện nay. Ảnh: Việt Anh

Hệ thống đường sắt của tuyến theo khổ tiêu chuẩn 1.435 mm, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ chạy tàu cao, chống ồn, chống rung và có thiết bị chống trật bánh tàu. Mỗi đoàn tàu có bốn toa sử dụng động lực phân tán với động cơ đặt dưới gầm tàu, chạy bằng điện công suất 750V DC được cấp ở đường ray thứ ba để đảm bảo tính an toàn, tính ổn định và mỹ quan đô thị, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới.

Một đặc điểm nữa là đối với tuyến tàu 3.1 có nút chống ngủ gật.

Một đặc điểm nữa là đối với tuyến tàu 3.1 có nút chống ngủ gật.

Khác với tuyến Cát Linh – Hà Đông, tuyến Nhổn – Ga Hà Nội có hai đường ray. Tay nắm tại tuyến Cát Linh – Hà Đông là tay nhựa cứng, còn tại tuyến Nhổn – Ga Hà Nội là dây cao su giúp hành khách thoải mái khi tàu di chuyển. Phần trụ trên tàu ở tuyến Nhổn – Ga Hà Nội cũng khác với tuyến Cát Linh – Hà Đông khi có thanh cầm giúp hành khách đứng thoải mái hơn.

Tay nắm tại tuyến Nhổn – Ga Hà Nội là dây cao su. Ảnh: Việt Anh.

Tay nắm tại tuyến Nhổn – Ga Hà Nội là dây cao su. Ảnh: Việt Anh.

Trên tàu có đủ điều hòa, loa phát thanh, hệ thống camera quan sát cùng nhiều trang bị khác. Bên trong có chỗ dành riêng cho khách đi xe lăn, chỗ cho người cao tuổi.

Phần trụ trên tàu có thanh cầm giúp hành khách đứng thoải mái hơn. Ảnh: Việt Anh.

Phần trụ trên tàu có thanh cầm giúp hành khách đứng thoải mái hơn. Ảnh: Việt Anh.

Các hàng ghế được làm bằng vật liệu tổng hợp, tăng sự thoải mái cho hành khách trong quá trình di chuyển và tránh được cảm giác lạnh vào mùa đông.

Người dân trải nghiệm lần đầu đi Metro Nhổn – Ga Hà Nội ngày 8/8. Ảnh: Việt Anh

Người dân trải nghiệm lần đầu đi Metro Nhổn – Ga Hà Nội ngày 8/8. Ảnh: Việt Anh

Do có thiết kế ga ngầm nên đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội được trang bị đèn LED tự động điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp khi đi vào đoạn ngầm. Mỗi đoàn tàu có khả năng chở từ 944 – 1.124 người. Vận tốc tối đa đạt 80 km/h, vận tốc khai thác trung bình là 35 km/h.

Tuyến này còn có camera để lái tàu không phải rời vị trí tàu.

Tuyến này còn có camera để lái tàu không phải rời vị trí tàu.

TS. Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Hà Nội Metro chia sẻ: “Thứ nhất về phần tàu, đoàn tàu của tuyến 3.1 có bốn toa như tuyến Cát Linh - Hà Đông, nhưng tuyến Cát Linh – Hà Đông có sức chứa 960 hành khách (bao gồm khách ngồi và đứng), tỷ lệ ghế ngồi là 144/960 (95%). Còn tuyến Nhổn - Ga Hà Nội có sức chứa 944 hành khách (bao gồm khách ngồi và đứng), nhưng tỷ lệ ghế ngồi chỉ chiếm 10%”.

Chia sẻ thêm về sự khác biệt giữa hai tàu, TS. Vũ Hồng Trường cho hay: “Khác biệt thứ hai của tàu tuyến Cát Linh – Hà Đông với tàu tuyến 3.1 là tốc độ và tính năng gia tốc của tàu 3.1 cao hơn. Khi trải nghiệm có thể thấy, lúc bắt đầu tàu sẽ dúi một cái nhưng mà rồi sẽ quen vì đó là theo tiêu chuẩn của châu Âu. Một đặc điểm nữa là đối với tuyến tàu 3.1 có nút chống ngủ gật, cho nên trong quy trình tác nghiệp của lái tàu không phải cứ mỗi một bến là phải xuống, đi ra. Tuyến này còn có camera để lái tàu không phải rời vị trí tàu”.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành, khi khai thác sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.

Đài Hà Nội

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/trai-nghiem-di-tau-dien-tren-cao-nhon-ga-ha-noi-257057.htm