Tranh của Picasso bị đặt trong nhà vệ sinh nữ

Loạt tác phẩm của Picasso tại 'Ladies Lounge', triển lãm chỉ dành riêng cho nữ giới, được chuyển sang trưng bày trong phòng vệ sinh nữ của bảo tàng MONA.

 Phòng vệ sinh nữ tại Bảo tàng Museum of Old and New Art (MONA) (Tasmania, Australia) đang là tâm điểm chú ý của giới mộ điệu nghệ thuật khi trưng bày các tác phẩm của danh họa Pablo Picasso. Sự kiện này là kết quả của cuộc tranh cãi pháp lý liên quan đến phòng triển lãm Ladies Lounge trước đó của bảo tàng, theo CNN.

Phòng vệ sinh nữ tại Bảo tàng Museum of Old and New Art (MONA) (Tasmania, Australia) đang là tâm điểm chú ý của giới mộ điệu nghệ thuật khi trưng bày các tác phẩm của danh họa Pablo Picasso. Sự kiện này là kết quả của cuộc tranh cãi pháp lý liên quan đến phòng triển lãm Ladies Lounge trước đó của bảo tàng, theo CNN.

Dự án Ladies Lounge của nghệ sĩ kiêm giám tuyển người Mỹ Kirsha Kaechele là một không gian sang trọng dành riêng cho phái đẹp thưởng thức nghệ thuật, đồ ăn nhẹ và thức uống. Phòng chờ dành cho các quý cô trưng bày 3 tác phẩm của Picasso. Tuy nhiên, dự án đã bị một du khách nam khiếu nại bị phân biệt đối xử vì không được vào phòng triển lãm.

Dự án Ladies Lounge của nghệ sĩ kiêm giám tuyển người Mỹ Kirsha Kaechele là một không gian sang trọng dành riêng cho phái đẹp thưởng thức nghệ thuật, đồ ăn nhẹ và thức uống. Phòng chờ dành cho các quý cô trưng bày 3 tác phẩm của Picasso. Tuy nhiên, dự án đã bị một du khách nam khiếu nại bị phân biệt đối xử vì không được vào phòng triển lãm.

 Theo Kaechele, việc không cho phép nam giới vào phòng là một phần của tác phẩm, nhằm tái hiện lại sự phân biệt đối xử mà phụ nữ đã phải chịu đựng trong lịch sử. Bà tin rằng phụ nữ "xứng đáng có cả quyền bình đẳng và đặc quyền dưới dạng quyền không bình đẳng", như một cách bù đắp cho những bất công trước đây "trong ít nhất 300 năm".

Theo Kaechele, việc không cho phép nam giới vào phòng là một phần của tác phẩm, nhằm tái hiện lại sự phân biệt đối xử mà phụ nữ đã phải chịu đựng trong lịch sử. Bà tin rằng phụ nữ "xứng đáng có cả quyền bình đẳng và đặc quyền dưới dạng quyền không bình đẳng", như một cách bù đắp cho những bất công trước đây "trong ít nhất 300 năm".

 Tòa án Hành chính và Dân sự Tasmania thừa nhận ý định nghệ thuật tốt đẹp của dự án, nhưng vẫn khẳng định rằng Đạo luật Chống Phân biệt Đối xử năm 1998 của Australia "không cho phép phân biệt đối xử vì mục đích nghệ thuật, dù có thiện chí". Sau khi Ladies Lounge bị đóng cửa, Kaechele bày tỏ sự bất bình và quyết tâm bảo vệ ý tưởng của mình. Bà đã lên kế hoạch kháng cáo lên Tòa án Tối cao bang Tasmania và tìm cách "hồi sinh" Ladies Lounge.

Tòa án Hành chính và Dân sự Tasmania thừa nhận ý định nghệ thuật tốt đẹp của dự án, nhưng vẫn khẳng định rằng Đạo luật Chống Phân biệt Đối xử năm 1998 của Australia "không cho phép phân biệt đối xử vì mục đích nghệ thuật, dù có thiện chí". Sau khi Ladies Lounge bị đóng cửa, Kaechele bày tỏ sự bất bình và quyết tâm bảo vệ ý tưởng của mình. Bà đã lên kế hoạch kháng cáo lên Tòa án Tối cao bang Tasmania và tìm cách "hồi sinh" Ladies Lounge.

Kaechele thậm chí còn đề xuất biến Ladies Lounge thành nhà thờ, trường học, nhà vệ sinh... như một cách đối phó các yêu cầu của luật pháp mà vẫn giữ được tinh thần của dự án ban đầu. Cuối cùng, loạt tranh Picasso được trưng bày trong một phòng vệ sinh nữ được nâng cấp, vẫn nằm trong khuôn viên bảo tàng, được Kaechele đặt tên là "Ladies Room".

Kaechele thậm chí còn đề xuất biến Ladies Lounge thành nhà thờ, trường học, nhà vệ sinh... như một cách đối phó các yêu cầu của luật pháp mà vẫn giữ được tinh thần của dự án ban đầu. Cuối cùng, loạt tranh Picasso được trưng bày trong một phòng vệ sinh nữ được nâng cấp, vẫn nằm trong khuôn viên bảo tàng, được Kaechele đặt tên là "Ladies Room".

 "Chúng tôi chưa từng có nhà vệ sinh nữ riêng biệt tại MONA trước đây, tất cả đều là unisex (không phân biệt giới tính). Nhưng rồi Ladies Lounge phải đóng cửa vì vụ kiện của một người đàn ông, và tôi không biết phải làm gì với tất cả những bức tranh Picasso đó...", nghệ sĩ Kaechele đồng thời là vợ của chủ sở hữu MONA, David Walsh, chia sẻ về quyết định táo bạo của bà.

"Chúng tôi chưa từng có nhà vệ sinh nữ riêng biệt tại MONA trước đây, tất cả đều là unisex (không phân biệt giới tính). Nhưng rồi Ladies Lounge phải đóng cửa vì vụ kiện của một người đàn ông, và tôi không biết phải làm gì với tất cả những bức tranh Picasso đó...", nghệ sĩ Kaechele đồng thời là vợ của chủ sở hữu MONA, David Walsh, chia sẻ về quyết định táo bạo của bà.

Vào tháng 4, trang Instagram của MONA đã đăng hình cánh tay được đeo găng tay bằng nhung có ký hiệu trang trí KK. Bàn tay giơ ngón giữa cùng nội dung "sao cũng được" như một lời đáp trả. Trong lúc Ladies Lounge tu sửa, Kaechele khuyến khích “tất cả phụ nữ” hãy tận hưởng triển lãm mới.

Vào tháng 4, trang Instagram của MONA đã đăng hình cánh tay được đeo găng tay bằng nhung có ký hiệu trang trí KK. Bàn tay giơ ngón giữa cùng nội dung "sao cũng được" như một lời đáp trả. Trong lúc Ladies Lounge tu sửa, Kaechele khuyến khích “tất cả phụ nữ” hãy tận hưởng triển lãm mới.

Như Phương

Ảnh: MONA, @kirshakaechele, Charlotte Vignau

Nguồn Znews: https://lifestyle.znews.vn/tranh-picasso-bi-dat-trong-nha-ve-sinh-nu-post1483186.html