Tránh nguy cơ dàn trải khi tổ chức các tòa chuyên trách

Tán thành chủ trương thành lập các tòa chuyên trách, tuy nhiên các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu mở rộng quá nhiều tòa chuyên trách, có thể dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu trọng điểm, gây kém hiệu quả và tăng chi phí vận hành.

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Sáng 19/5, tiếp tục chương trình Kỳhọp thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtTổ chức Tòa án nhân dân bổ sung quy định, tại một số Tòa án nhân dânkhu vực có Tòa Phá sản, Tòa Sở hữu trí tuệ, phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ củacác tòa chuyên trách này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị củaChánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Đây là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm củacác đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh) bày tỏ tán thànhchủ trương thành lập các tòa chuyên trách. Điều này theo đại biểu là phù hợp vơíxu hướng phân hóa và chuyên môn hóa hoạt động tư pháp.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn Trà Vinh). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Theo đại biểu, các vụ việc như sở hữu trí tuệ, phá sản doanhnghiệp thường có tính chất phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên sâu, liên ngành,việc thành lập tòa chuyên trách cũng góp phần nâng cao chất lượng xét xử, tạotiền đề để xây dựng án lệ, thống nhất thực tiễn cho các lĩnh vực nhạy cảm. Tuynhiên, đại biểu cho rằng, dự thảo luật còn quy định thiếu tiêu chí lựa chọn địabàn và điều kiện thành lập, hiện dự thảo và các văn bản kèm theo tờ trình dự ánluật vẫn chưa có hướng dẫn hoặc có tiêu chí cụ thể về khu vực nào thì cần thànhlập Tòa Sở hữu trí tuệ, Tòa Phá sản, bao nhiêu vụ việc trên năm mới đủ điều kiệnthành lập, nguồn nhân lực chuyên môn lấy từ đâu?.

Mặt khác, đại biểu cũng chỉ ra, quy định này có nguy cơ dàntrải, thiếu trọng điểm, nếu mở rộng quá nhiều tòa chuyên trách nhưng không tậptrung đủ vụ án hoặc thiếu thẩm phán có chuyên môn sâu sẽ gây kém hiệu quả, tăngchi phí vận hành.

Từ đó, đại biểu kiến nghị sửa đổi, bổ sung việc thành lậptòa chuyên trách như Tòa Sở hữu trí tuệ, Tòa Phá sản tại các Tòa án nhân dânkhu vực được căn cứ vào: số lượng trung bình các vụ án thuộc lĩnh vực tương ứngphát sinh trong 3 năm liên tiếp trên địa bàn; nhu cầu thực tiễn và tính chấtphát triển kinh tế-xã hội của khu vực; đội ngũ thẩm phán có trình độ chuyên mônphù hợp; năng lực hạ tầng, cơ sở vật chất và nguồn hỗ trợ khác.

Đại biểu Phan Thị Nguyệt Thu (Đoàn Hà Tĩnh) cũng cho rằng việcthành lập các tòa án này là rất cần thiết để kịp thời giải quyết các tranh chấpbằng đội ngũ thẩm phán có chuyên môn sâu ở các lĩnh vực này.

Để đáp ứng hiệu quả các tòa chuyên trách về phá sản và sở hưũtrí tuệ, đại biểu đề nghị Tòa án nhân dân tối cao có kế hoạch đào tạo nguồn cánbộ có chuyên môn sâu ở lĩnh vực này để bố trí ở các tòa chuyên trách và giảiquyết các tranh chấp thuộc các lĩnh vực phá sản kinh tế và sở hữu trí tuệ bằngmột đội ngũ thẩm phán, thư ký có trình độ chuyên môn sâu.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương). (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Dẫn chứng thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, số lượng vụ ántrong hai lĩnh vực này là không lớn, thậm chí tại nhiều tỉnh, thành phố hầu nhưkhông phát sinh loại án này trong cả năm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn HảiDương) đề nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc thành lập Tòa Phá sản và ToàSở hữu trí tuệ ở cấp khu vực.

Đại biểu phân tích, nếu thành lập tòa chuyên trách về phá sảnvà sở hữu trí tuệ ở các tòa khu vực là không hợp lý và sẽ kéo theo việc bổ nhiệmthêm các chức danh lãnh đạo biên chế trong khi hiệu suất xét xử của các tòa nàytrong bối cảnh hiện nay vẫn còn thấp.

“Theo tôi, có thể bố trí thẩm phán chuyên trách trong cácTòa Kinh tế hoặc Tòa Dân sự đảm nhiệm các vụ việc về phá sản hoặc sở hữu trí tuệthay vì tổ chức thêm tòa chuyên trách sẽ phù hợp với thực tế hiện nay hơn”, đạibiểu đề xuất.

Chung quan điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) chohay, hiện nay xét xử về lĩnh vực sở hữu trí tuệ và phá sản không có nhiều, nêúgiao cho Tòa khu vực quản lý, xử lý về tội liên quan đến lĩnh vực này thì sẽ phảichia việc ra cho thẩm phán rất nhiều. Do đó, đại biểu đề nghị nên để cho Tòa ántỉnh xét xử sẽ hợp lý hơn, thay vì giao cho Tòa án khu vực xét xử.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải trình các nội dung đại biểu quan tâm. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Lê Minh Trí giải trình các nội dung đại biểu quan tâm. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Giải trình rõ hơn về nội dung này, Chánh án Tòa án nhân dântối cao Lê Minh Trí cho biết: Vấn đề giải quyết án phá sản và sở hữu trí tuệ làvấn đề chưa phải quá lớn, quá nhiều đối với tình hình hiện nay, nhưng xu hướngphát triển của đất nước, xu hướng hội nhập và yêu cầu của phát triển đất nướcthì vấn đề phá sản là một nhu cầu của doanh nghiệp khi người ta bỏ tiền đầu tưcũng cần phải kết thúc khi không hiệu quả.

Về sở hữu trí tuệ trở thành tài sản, Chánh án cho hay, tài sảnnày các nước phát triển càng quan tâm hơn nữa, nên nhu cầu về phía trước sẽ rấtlớn và đòi hỏi tính chuyên sâu.

“Vấn đề đặt ra hiện nay nhu cầu chưa lớn nên chúng ta gắnvào trong Tòa án khu vực, nhưng sắp tới khi nhu cầu lớn lên thì phải chấp nhậnlà một tòa chuyên trách, để bảo đảm tính phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặtra”, Chánh án nêu rõ.

Đồng thời, Chánh án Lê Minh Trí cho biết, trong thời gian tơísẽ tiếp tục đào tạo đội ngũ thẩm phán chuyên ngành theo lĩnh vực này để giảiquyết nhu cầu phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập và phát triển.

Theo nhandan.vn

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/phap-luat/tranh-nguy-co-dan-trai-khi-to-chuc-cac-toa-chuyen-trach