Trẻ em thích thú cùng nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu tại Hoàng thành

Kinhtedothi – Sáng 20/9, tại Hoàng thành Thăng Long, nhiều em nhỏ thích thú khi được xem và cùng nghệ nhân làm đồ chơi Trung thu truyền thống, trong khuôn khổ chương trình 'Đèn thu lung linh'. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức.

Trong Chương trình vui Tết Trung thu năm 2023 với chủ đề “Đèn thu lung linh”, sáng 20/9, NNƯT Đặng Văn Khang (Phượng Dực, Phú Xuyên), NNƯT Nguyễn Văn Quyền (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết (Vân Canh, Hoài Đức) đã trực tiếp làm đồ chơi Trung thu truyền thống, giới thiệu đến các em thiếu nhi và du khách.

Trong Chương trình vui Tết Trung thu năm 2023 với chủ đề “Đèn thu lung linh”, sáng 20/9, NNƯT Đặng Văn Khang (Phượng Dực, Phú Xuyên), NNƯT Nguyễn Văn Quyền (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết (Vân Canh, Hoài Đức) đã trực tiếp làm đồ chơi Trung thu truyền thống, giới thiệu đến các em thiếu nhi và du khách.

NNƯT Đặng Văn Khang vừa làm tò he, vừa tương tác với các em nhỏ. “Nghề làm tò he đã có hơn 300 năm. Tôi tham gia chương trình, chia sẻ với các em nhỏ những câu truyện về con giống bột với mong muốn tiếp tục lưu giữ, phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại” – ông Đăng Văn Khang chia sẻ.

NNƯT Đặng Văn Khang vừa làm tò he, vừa tương tác với các em nhỏ. “Nghề làm tò he đã có hơn 300 năm. Tôi tham gia chương trình, chia sẻ với các em nhỏ những câu truyện về con giống bột với mong muốn tiếp tục lưu giữ, phát huy nghề truyền thống của cha ông để lại” – ông Đăng Văn Khang chia sẻ.

NNƯT Nguyễn Văn Quyền hướng dẫn các em nhỏ làm đèn ông sao. Ông Quyền cho biết, khác với đồ chơi ngoại nhập, Trung thu truyền thống được làm bằng chất liệu tự nhiên như tre, nứa, giấy dó... Bên cạnh đèn ông sao, năm nay, các nghệ nhân còn làm một số đèn cổ như cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng.

NNƯT Nguyễn Văn Quyền hướng dẫn các em nhỏ làm đèn ông sao. Ông Quyền cho biết, khác với đồ chơi ngoại nhập, Trung thu truyền thống được làm bằng chất liệu tự nhiên như tre, nứa, giấy dó... Bên cạnh đèn ông sao, năm nay, các nghệ nhân còn làm một số đèn cổ như cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết làm đồ chơi Trung thu Tiến sĩ giấy, ông đánh gậy.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuyết làm đồ chơi Trung thu Tiến sĩ giấy, ông đánh gậy.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Hồng Chi: Với chủ đề “Đèn thu lung linh”, chúng tôi trưng bày các khu phố xưa, trong đó có bày bán đồ chơi Trung thu như các loại đèn lồng truyền thống. Trong dịp này, Trung tâm cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tương tác cho thiếu nhi làm bánh nướng, bánh dẻo, đèn Trung thu, mặt nạ giấy bồi…”.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội Nguyễn Hồng Chi: Với chủ đề “Đèn thu lung linh”, chúng tôi trưng bày các khu phố xưa, trong đó có bày bán đồ chơi Trung thu như các loại đèn lồng truyền thống. Trong dịp này, Trung tâm cũng tổ chức các hoạt động trải nghiệm tương tác cho thiếu nhi làm bánh nướng, bánh dẻo, đèn Trung thu, mặt nạ giấy bồi…”.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ Hà Nội, Thanh Oai… phục dựng các mẫu đèn đã bị thất truyền từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán... Nổi bật nhất là đèn cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách cùng nghệ nhân các làng nghề làm đèn Trung thu xưa ở phố cổ Hà Nội, Thanh Oai… phục dựng các mẫu đèn đã bị thất truyền từ những nguyên liệu truyền thống giấy dó, giấy nhiễu, giấy bóng kính, nan tre, mây, hồ dán... Nổi bật nhất là đèn cá chép hóa long, đèn cá chép trông trăng, đèn cua sống.

Đồng thời, Trung tâm vẫn duy trì các gian hàng bày đồ chơi Trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông...

Đồng thời, Trung tâm vẫn duy trì các gian hàng bày đồ chơi Trung thu truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy trông trăng, mặt nạ giấy bồi, đầu sư tử, trống ếch, trống bỏi, tàu thủy sắt tây, thỏ đánh trống, tò he, thiên nga nhồi bông...

Từ thời Lý, Trung thu đã trở thành một lễ hội mang tính quốc gia, diễn ra đồng thời ở trong chốn cung đình và ngoài dân gian.

Từ thời Lý, Trung thu đã trở thành một lễ hội mang tính quốc gia, diễn ra đồng thời ở trong chốn cung đình và ngoài dân gian.

Trong tuần lễ Trung thu từ 24 – 29/9, Hoàng thành Thăng Long sẽ mở cửa từ 8 giờ đến 21 giờ để phục vụ các em thiếu nhi và du khách. Đặc biệt, 3 đêm cuối tuần từ 27 – 29/9, Trung tâm có phiên bản tour đêm đặc biệt, có chương trình biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm độc đáo cho người dân Thủ đô.

Trong tuần lễ Trung thu từ 24 – 29/9, Hoàng thành Thăng Long sẽ mở cửa từ 8 giờ đến 21 giờ để phục vụ các em thiếu nhi và du khách. Đặc biệt, 3 đêm cuối tuần từ 27 – 29/9, Trung tâm có phiên bản tour đêm đặc biệt, có chương trình biểu diễn nghệ thuật, trải nghiệm độc đáo cho người dân Thủ đô.

Lại Tấn

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/tre-em-thich-thu-cung-nghe-nhan-lam-do-choi-trung-thu-tai-hoang-thanh.html