Triển vọng sản xuất và xuất khẩu dầu khí của CHLB Nga (Bài 2)

Trong 20 năm qua, các công ty dầu mỏ của CHLB Nga đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong việc quản lý giảm tốc độ của cái gọi là dầu 'cũ' ở trong nước và liên tục bổ sung thêm sản lượng sản xuất dầu 'mới'.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1.4 “Dầu mới” so với “dầu cũ”

Trong 20 năm qua, các công ty dầu mỏ của CHLB Nga đã đạt được những kết quả rất ấn tượng trong việc quản lý giảm tốc độ của cái gọi là dầu “cũ” ở trong nước và liên tục bổ sung thêm sản lượng sản xuất dầu “mới”.

Lĩnh vực công nghiệp dầu khí của CHLB Nga tương đối trưởng thành. Một dấu hiệu của sự trưởng thành này là hầu hết các thanh khoản của CHLB Nga đối với sản xuất hydrocarbon đến từ các mỏ dầu “cũ”. Ví như các khu vực mỏ giếng đã được sản xuất dầu khí hơn 5 năm chiếm 95,7% tổng sản lượng hydrocarbon lỏng của CHLB Nga vào năm 2022. Nhiều trong số này là các mỏ giếng đã qua giai đoạn sản xuất cao điểm cách đây một thời gian và đang trong tình trạng suy giảm sản lượng tự nhiên trong nhiều năm tới. Đáng chú ý là trong thống kê của CHLB Nga, các mỏ giếng dầu khí “mới” được định nghĩa là những mỏ giếng được đưa vào hoạt động khai thác sớm hơn ít hơn năm năm; thành phần các mỏ giếng thay đổi theo từng năm. Các biến động trong danh mục dầu “mới” thường là do sự rời bỏ các mỏ chính khỏi danh mục này, như trường hợp năm 2015 khi sản lượng khai thác của Công ty Vankor vượt ngưỡng 5 năm và sản lượng của các lĩnh vực mới khác không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm này. Đồng thời, loạt serie mỏ giếng mới ra đời kể từ năm 2000 cho thấy CHLB Nga đã có thể phát triển và bổ sung vào danh mục tổng thể các lĩnh vực mới của mình theo một cách rất nhất quán với đề xuất đầu tư bền vững vào năng lực sản xuất dầu mới.

Tuy nhiên, phần lớn hoạt động khai thác lại diễn ra ở các khu mỏ giếng trưởng thành. Tính đến cuối năm 2022 đã có 158,8 nghìn giếng sản xuất dầu khí ở CHLB Nga. Sau khi để cho nhiều mỏ giếng ngừng hoạt động vào năm 2020 như một phần của thỏa thuận cắt giảm sản lượng sản xuất với OPEC, CHLB Nga đã đưa hầu hết số mỏ giếng này sản xuất trở lại và cũng phát triển những mỏ giếng mới với tốc độ cao vào năm 2021 và năm 2022. Các chuyên gia đều chấp nhận khối lượng khoan là một trong những khối lượng đáng tin cậy nhất trong số các chỉ số sẵn có về sản xuất dầu khí trong tương lai gần.

1.5 Các biện pháp trừng phạt của phương Tây và sự phụ thuộc công nghệ của lĩnh vực dầu khí

Vai trò của công nghệ phương Tây trong lĩnh vực dầu mỏ của CHLB Nga phải được đặt trong bối cảnh phù hợp. Hiện dịch vụ của các công ty dầu khí phương Tây đã góp phần hợp lý hóa mô hình khai thác mỏ giếng dầu khí và hoạt động khoan thăm dò ở CHLB Nga. Tuy vậy, số công ty này luôn hợp tác chặt chẽ với các công ty dầu mỏ của CHLB Nga để phát triển các giải pháp và nhân tài phù hợp với mục đích của riêng mình. Hiện nhiều chuyên ngành dầu khí của CHLB Nga đã dựa vào đội ngũ chuyên gia dịch vụ nội bộ, chỉ sử dụng các chi nhánh của các công ty dịch vụ phương Tây ở CHLB Nga dành cho những nhiệm vụ khó khăn nhất.

Một “phép màu kỳ diệu” xảy ra ở các mỏ giếng dầu Tây Siberia vào đầu những năm 2000 là trường hợp điển hình. Sự sụp đổ của Liên Xô cũ khi đó và nền kinh tế kế hoạch hoạch hóa tập trung có hệ quả tất yếu là sản lượng dầu tại các mỏ giếng dầu của CHLB Nga ngày càng suy giảm trong nửa đầu thập niên 1990, tiếp theo đó là sự ổn định của nửa sau của thập kỷ đó ở mức khoảng 60% so với mức của năm 1990. Sự thiếu hụt đầu tư vốn tài chính trong giai đoạn này đã dẫn đến tỷ lệ suy giảm tự nhiên ở các mỏ giếng ở mức cao do không được bù đắp bằng các biện pháp tăng cường phục hồi hoặc phát triển mỏ giếng dầu mới. Đến cuối những năm 1990, Lưu vực Tây Siberia khi đó dường như bị coi là một triển vọng tăng trưởng trong tương lai.

Tuy nhiên, thay vào đó, những gì đã xảy ra ở khu vực dầu mỏ của CHLB Nga (chủ yếu ở Lưu vực Tây Siberia) trong suốt 5 năm sau năm 1999 quả thực là một điều kỳ diệu khi mà sản lượng dầu trong nước tăng từ 6,2 triệu thùng/ngày năm 1999 lên tới 9,2 triệu thùng/ngày năm 2004, tăng 50% trong giai đoạn này. Ông Thane Gustafson, học giả và nhà sử học nổi tiếng của Liên Xô và các ngành công nghiệp dầu khí của CHLB Nga, đã phải thốt lên “điều kỳ diệu ở các mỏ dầu” là nhờ một loạt các hoạt động đổi mới được giới thiệu bởi hai công ty dầu mỏ lớn của CHLB Nga, Yukos và Sibneft, vào đầu những năm 2000 với kết quả được phần còn lại của ngành công nghiệp dầu mỏ CHLB Nga ứng dụng và áp dụng rộng rãi, bao gồm một sự kết hợp sáng tạo giữa mô hình bể hồ chứa trữ lượng dầu khí phức tạp của phương Tây với dữ liệu tiếp cận khai thác với chi phí thấp của CHLB Nga, điều này cho phép điều chỉnh mô hình bơm nước vào bể chứa dầu để duy trì áp suất cũng như để thay thế và sản xuất lượng dầu tăng dần thông qua việc dịch chuyển dầu và khí tự do bằng nước cũng như thiết kế khoảng cách giữa mỏ giếng cho các mỏ giếng ở Lưu vực Tây Siberia nhằm làm gia tăng năng suất mỏ giếng lên rất nhiều trong khi vẫn giữ chi phí nâng hạ là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất dầu khí sau khi khoan xong song trước khi dầu khí được đưa ra khỏi tài sản, trong đó bao gồm các chi phí vận chuyển, nhân công luôn giữ ở mức rất thấp. Việc sử dụng rộng rãi công nghệ bẻ gãy thủy lực hơn nhiều (hãng Yukos) và khoan ngang (hãng Sibneft) để tăng tốc độ dòng chảy mỏ giếng; và sự “tái khám phá” của các vùng khu vực tiềm năng giữa các bể hồ chứa chính và các chân trời mới là mỏ giếng chưa từng được khám phá do kết quả của sự biến dạng về mặt ưu đãi trong thời kỳ Xô-viết. Kết quả chính là sự nhìn nhận kích thước trữ lượng dầu khí của cơ hội còn lại phát triển ở Lưu vực Tây Siberia đã bị đánh giá thấp do di sản của thời Liên Xô cũ.

Trong năm 2022 đã có nhiều công bố rộng rãi về “rời bỏ cuộc chơi” của các công ty dịch vụ dầu khí phương Tây khỏi CHLB Nga và những giả định tác động tiêu cực của động thái này đến hoạt động khai thác sản xuất của lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ CHLB Nga song dường như không có bất kỳ tác động lớn như kỳ vọng. Vai trò của (hay đúng hơn là không có) công nghệ phương Tây đối với lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ của CHLB Nga mà nhiều người quan tâm chính là những người chuyên theo dõi thị trường coi là yếu tố quan trọng trong việc xác định tương lai về nhu cầu dầu mỏ của CHLB Nga có nhu cầu phải được phân tích sâu hơn. Tỷ trọng chung của các công ty dịch vụ dầu khí phương Tây ở CHLB Nga vào năm 2022 chiếm khoảng 20%, trong đó Công ty dịch vụ dầu khí Schlumberger Ltd (Houston, tiểu bang Texas) chiếm 8%, theo nghiên cứu của “Yanov and Partners”. Một số các nhà cung cấp dịch vụ dầu khí phương Tây khác như Halliburton (Houston, tiểu bang Texas) lớn thứ hai thế giới đã quyết định rời khỏi CHLB Nga vào năm 2022 sau khi đã sang nhượng hoạt động kinh doanh của mình cho nhóm quản lý có trụ sở tại CHLB Nga, trong đó bao gồm có các nhân viên cũ song một số công ty khác ví như Schlumberger (đổi tên thành thương hiệu SLB và đăng ký lại ở CHLB Nga) thì vẫn ở lại và mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như tăng doanh thu của họ.

Hiện nay, lĩnh vực dịch vụ dầu khí của CHLB Nga đã học hỏi nhiều kinh nghiệm từ những thực tiễn tốt nhất toàn cầu trong ba mươi năm qua, điều này hoàn toàn có khả năng tiếp tục thành công trong việc phát triển loại dầu truyền thống và cung cấp tăng trưởng sản xuất dầu từ những tài sản này. Đánh giá toàn diện về tình hình dịch vụ dầu khí của CHLB Nga do hãng tin Bloomberg thực hiện vào năm 2023 đã kết luận rằng lĩnh vực trên phần lớn miễn nhiễm đối với tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.

1.6 Sản lượng dầu dựa trên các công ty dầu khí

Những năm vừa qua diễn ra rất kịch tính và đầy thách thức đối với các nhà sản xuất dầu khí của CHLB Nga. Đầu tiên, suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 đã khiến giá dầu toàn cầu sụt giảm chưa từng có vào năm 2020. Lần đầu tiên kể từ khi gia nhập OPEC+, CHLB Nga phải áp dụng biện pháp cắt giảm sản xuất quyết liệt để giúp ổn định và tái cân bằng thị trường dầu mỏ toàn cầu. CHLB Nga chưa bao giờ là nhà sản xuất dao động/chiến trường hay trọng yếu (swing) song cuộc khủng hoảng dầu mỏ chưa từng có cũng đã đặt ra những phản ứng chưa từng có, và vào mùa xuân năm 2020, CHLB Nga cam kết cắt giảm sản lượng dầu thô xuống gần 2 triệu thùng/ngày.

Việc thực hiện cắt giảm sản lượng sản xuất đột ngột ở quy mô lớn trên và trong một khoảng thời gian rất ngắn thể hiện một bước tiến lớn và sự thách thức kỹ thuật to lớn đối với các công ty dầu mỏ của CHLB Nga khi mà họ phải đối mặt với nhiệm vụ cắt giảm từ 10-20% đối với danh mục đầu tư thượng nguồn của họ trong khi vẫn phải giải quyết một vấn đề phức tạp về tối ưu hóa sản lượng và đánh đổi nó trước những rủi ro mất mát sản lượng dầu khí vĩnh viễn.

Thực tế là các công ty dầu khí của CHLB Nga đã thực hiện được việc cắt giảm sản lượng đầu ra và sau đó tiếp tục gia tăng sản xuất vào các năm 2021 và 2022 nhận thấy có rất ít công ty dầu khí nếu đánh mất năng lực sản xuất bất kỳ một cách vĩnh viễn sau khi các mỏ giếng bị đóng cửa, sau đó thì được tái khởi động lại. Số liệu thống kê lĩnh vực công nghiếp dầu khí về “sự thay đổi giai đoạn” 2019-2022 là một điều cực kỳ quan trọng để hiểu rõ hơn phương cách quản lý của CHLB Nga đối với lĩnh vực công nghiệp dầu khí để đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức.

Trong những năm gần đây, các công ty dầu khí nhà nước đã mở rộng hoạt động của họ ở CHLB Nga. Điều này đặc biệt đối với trường hợp của hãng Rosneft trong thập kỷ qua khi đã mua lại các hãng Yukos, TNK-BP, và gần đây nhất là Bashneft. Một công ty nhà nước khác là Gazpromneft cũng đã tiếp quản tài sản của hãng Sibneft và đang phát triển danh mục tài sản lưu động thay mặt cho công ty mẹ Gazprom. Tuy nhiên, dữ liệu sản xuất của hãng Gazprom được Bộ Năng lượng CHLB Nga báo cáo vẫn giữ quan điểm của thời đại trước đó khi chỉ cung cấp dữ liệu đầu ra riêng biệt cho các hãng Bashneft và Slavneft (sau này được hãng Gazpromneft cùng quản lý) và hãng Rosneft, đồng thời cho thấy sản lượng dầu của các dự án theo thỏa thuận phân chia sản phẩm (production sharing agreements-PSA) ví như Kharyaga, Sakhalin-1 và Sakhalin-2 được coi là một trường hợp riêng biệt. Các hãng dầu khí khổng lồ Gazprom và Novatek sản xuất một lượng khí ngưng tụ đáng kể. Hạng mục “khác” bao gồm khoảng một trăm công ty dầu khí độc lập với một số công ty dầu khí (ví dụ như Tomskneft) và liên doanh (chẳng hạn như Arktikgaz, Salym Petroleum Development) nhằm tạo ra sản lượng dầu khí sản xuất rất đáng kể.

Điều đầu tiên cần lưu ý là có một chút khác biệt trong số liệu do Bộ Năng lượng CHLB Nga báo cáo năm 2022, thay vì tổng đóng góp sản lượng dầu khí của hãng Gazprom (535,2 triệu tấn) vượt quá mức tổng sản lượng quốc gia được báo cáo (534 triệu tấn). Lời giải thích hợp lý nhất là dữ liệu sản xuất năm 2022 của hãng Gazprom chỉ là báo cáo sơ bộ, và sản lượng sản xuất quốc gia cuối cùng đã tính đến các khoản lỗ. Điều này có nghĩa là sản lượng dầu khí sản xuất được hãng Gazprom báo cáo có thể được điều chỉnh trong tương lai song sự điều chỉnh này đang diễn ra, là thứ yếu và không phải là vật chất.

Một quan sát khác cho thấy sản lượng dầu khí quốc gia năm 2022 bị ảnh hưởng tiêu cực do sản lượng đạt thấp hơn do các nhà khai thác PSA, giảm 42% hay tương đương 7,1 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước đó. Lý do chính cho sự sụt giảm sản lượng là việc hãng ExxonMobil rút khỏi vai trò nhà điều hành dự án Sakhalin-1 vào tháng 3/2022 khiến việc sản xuất dầu bị đình trệ trong nhiều tháng sau đó. Vào tháng 10/2022, Chính phủ CHLB Nga đã thành lập một công ty quản lý công ty con Sakhalinmorneftegaz của hãng Rosneft, sẽ có quyền sở hữu của nhà đầu tư tại dự án Sakhalin-1. Nhà điều hành mới bắt đầu khôi phục đầu ra và cố gắng đưa nó trở lại sản xuất khoảng 70% công suất vào đầu tháng 1/2023. Ngoài ra, còn có thông tin cho rằng sản lượng dầu tại dự án Sakhalin-1 có thể đã được khôi phục hoàn toàn vào cuối tháng 2/2023. Do sự thoái lui của ExxonMobil khỏi CHLB Nga nên sản lượng dầu tại dự án Sakhalin-1 năm 2022 chỉ đạt 4,6 triệu tấn, thấp hơn 59,2% so với cùng kỳ năm trước đó.

Giả sử dự án Sakhalin-1 vẫn hoạt động bình thường, sản lượng dầu quốc gia của CHLB Nga có thể đã đạt cao hơn khoảng 5 triệu tấn vào năm 2022, điều này cho thấy sự phục hồi năng lực sản xuất, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Báo cáo của hãng Rosneft về kết quả lợi nhuận năm 2022 ghi nhận cho thấy tổng sản lượng hydrocarbon là 5,1 triệu thùng dầu/ngày song lại đạt sản lượng ở mức 5,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022 mà phần lớn chênh lệch do sự phục hồi sản lượng sản xuất tại dự án Sakhalin-1.

Việc sản xuất quay trở lại hoạt động bình thường tại dự án Sakhalin-1 vào năm 2023 có nghĩa là sản lượng dầu khí quốc gia vào năm 2023 đã nhận được sự thúc đẩy xuất phát từ đầu ra của dự án Sakhalin-1 đã được hồi sinh. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong sản xuất hydrogencarbon lỏng của hãng Gazprom khẳng định sự tiếp tục của xu hướng gia tăng sản lượng khí ngưng tụ thời gian gần đây. Sản lượng hydrogencarbon lỏng của hãng Novatek thì giảm hơn so với cùng kỳ năm trước đó, thậm chí còn giảm hơn nữa so với mức của năm 2019.

Như đã đề cập trước đó, có lẽ câu hỏi thú vị nhất cần giải quyết là số liệu thống kê hiện có có giúp các chuyên gia nắm rõ về phương cách các công ty dầu khí CHLB Nga quản lý “sự dao động” trong sản xuất trong giai đoạn 2019-2022 hay không. Sản lượng hydrogencarbon lỏng của các công ty dầu khí tích hợp theo chiều dọc của CHLB Nga với tư cách là một nhóm VIC (vertically integrated oil companies-VIC) đã tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2022 song vẫn thấp hơn 4,9% so với mức năm 2019 là năm mà sản lượng dầu của CHLB Nga đạt kỷ lục mọi thời đại là 560 triệu tấn. Đây là một kết quả tốt đáng ngạc nhiên đối với lĩnh vực công nghiệp dầu khí vì khi các công ty dầu khí này đang sử dụng tối đa năng lực sản xuất, từ 5 đến 7% sản lượng sản xuất được thể hiện bằng các mỏ giếng cận biên với hoạt động trên đà thu được lợi nhuận tài chính. Các lý do để duy trì hoạt động của các mỏ giếng này là nghĩa vụ cấp phép và vấn đề việc làm hơn là lý do kinh tế. Ở mức độ mà các công ty dầu khí trong nước có thể hợp lý hóa danh mục đầu tư của họ trong thời gian cuộc khủng hoảng năng lượng bằng cách rút bớt những tài sản cận biên nhất, thực tế là sản lượng dầu vào năm 2022 đạt thấp hơn 5% hơn so với năm 2019 có thể được hiểu là dấu hiệu của một lĩnh vực “tinh gọn hơn” và có vị trí tốt hơn đã phục hồi trở lại mức sản lượng tối ưu và bền vững.

Ngay từ nhìn nhận đầu tiên, việc cắt giảm sản lượng vào năm 2020 là không phải trên cơ sở tỷ lệ giữa các VIC của CHLB Nga. Sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2020 của VIC phân theo nhóm là 9,9%. Công ty Surgutneftegaz là công ty duy nhất trong số các VIC của CHLB Nga khớp chính xác mức giảm sản lượng với con số đó. Các công ty khác như Lukoil, Tatneft và Rusneft đã cắt giảm bớt sản lượng sản xuất cao hơn một chút so với mức trung bình; Bashneft và Slavneft thì nhiều hơn mức trung bình, hơn 30%; Rosneft đã tăng 7,8% và Gazprom-neft thì chỉ tăng 0,6%. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng rộng hơn định nghĩa của hãng Rosneft công nhận quyền sở hữu Công ty Bashneft và 50% lợi ích trong công ty Slavneft, thì mức cắt giảm sản lượng của hãng Rosneft vào năm 2020 là 10,4%. Công ty Gazpromneft thực sự là một trường hợp đặc biệt, rõ ràng là do tỷ lệ khí ngưng tụ cao hơn trong sản lượng hydrogencarrbon lỏng của nó (thỏa thuận giữa OPEC+ loại trừ rõ ràng khí ngưng tụ khỏi việc cắt giảm sản lượng sản xuất dầu khí).

Người ta cũng nên thận trọng khi giải thích sự suy giảm rõ ràng của sản lượng của hãng Rosneft. Năm 2021, sản lượng của hãng Rosneft không ổn định như các VIC khác mà vẫn tiếp tục suy giảm. Đồng thời, chúng ta nhận thấy sự gia tăng đáng kể về sản lượng của Công ty Neftegazholding (NNK). Lời giải thích là đơn giản: Năm đó hãng Rosneft đã bán một bộ sưu tập tài sản của mình (hầu hết đã đáo hạn và có giá trị kinh tế cận biên) trong khu vực phía nam CHLB Nga ở các dự án ở Lưu vực sông Volga, Timan-Pechora và ở Tây Siberia với sự kết hợp sản lượng sản xuất khoảng 12 triệu tấn cho NNK như một phần của chiến lược tối ưu hóa danh mục đầu tư.

Sau khi điều chỉnh các yếu tố phi hữu cơ, danh mục đầu tư còn lại của hãng Rosneft không có kết quả quá tệ. Tuy nhiên, hãng Rosneft mà không có Công ty Bashneft và chiếm 50% cổ phần Công ty Slavneft đều có sản lượng giảm vào năm 2022 so với cùng kỳ năm trước đó trong khi hầu hết các nhà sản xuất khác của CHLB Nga đều đang chứng tỏ sự tăng trưởng. Tuy nhiên, việc bổ sung thêm sản lượng từ Công ty Bashneft và từ lợi ích trong Công ty Slavneft đối với hoạt động sản xuất cốt lõi của hãng Rosneft là vừa đủ để chuyển tổng sản lượng của hãng Rosneft sang vùng tăng trưởng dương vào năm 2022 với mức tăng trưởng 0,1% so với cùng kỳ năm trước đó.

1.7 Sản lượng dầu của CHLB Nga theo khu vực

Thật không may, số liệu thống kê quốc gia tổng hợp mới nhất hiện có về sự phân chia giữa dầu thô và sản lượng khí ngưng tụ theo khu vực của Bộ Tài nguyên CHLB Nga chỉ có sẵn cho năm 2019. Mặt khác, những số liệu thống kê lịch sử này vẫn có thể rất hữu ích vì năm 2019 là năm có mức sản xuất có tính thanh khoản cao nhất ở CHLB Nga cho đến nay. Một điều rõ ràng là phần lớn khí ngưng tụ của CHLB Nga được sản xuất tại YaNAO, nơi có mỏ khí đốt siêu khổng lồ của đất nước.

Một điều có vẻ như trong thập kỷ qua, các công ty dầu mỏ của CHLB Nga đã đạt được kết quả tốt trong việc quản lý tốc độ suy giảm của cái gọi là dầu “cũ” ở trong nước, đặc biệt là ở Vùng Volga và Tây Siberia, và điều thứ hai, trong thập kỷ qua, hầu hết lượng dầu “mới” được bổ sung vào sản lượng không phải từ các mỏ dầu ngoài khơi hoặc các mỏ dầu cận biên có chi phí cao mà chính từ các mỏ giếng trên đất liền ở ngoại vi phía bắc và đông bắc của các tỉnh vùng dầu mỏ phát triển ở Tây Siberia. Tất cả những dự án phát triển dầu khí này đối với nhiều thách thức hơn về mặt logic và đắt hơn song mặt khác là điều thông thường và không yêu cầu giải pháp công nghệ hiện đại của phương Tây. Rõ ràng là, mức tăng sản lượng dầu khí quốc gia khá khiêm tốn từ năm 2013 đến năm 2022 đã xảy ra trong bối cảnh sản lượng dầu khí sụt giảm ở các Vùng Novosibirsk, Omsk và Tomsk, sản xuất ổn định ở Tây Siberia và sản lượng ngày càng tăng ở Krasnoyarskiy Krai và Vùng Viễn Đông xa xôi của CHLB Nga.

Do đó, trong khi không thể loại trừ khả năng sản lượng dầu của Nga giảm sâu 2 triệu thùng dầu/ngày, một kịch bản thay thế cũng hợp lý: Sản lượng đầu ra bị sụt giảm được quản lý ở mức 0,5-0,7 triệu thùng dầu/ngày và ổn định trong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng ổn định trong trung hạn sau khi các dự án khổng lồ mới trên đất liền ở vùng đông bắc CHLB Nga bắt đầu cất cánh.

1.8 Vostok Oil: Siêu dự án dầu mới hàng đầu của CHLB Nga

Khu vực tăng trưởng sản xuất dầu quan trọng trong tương lai của CHLB Nga chính là ở phía bắc vùng tỉnh Krasnoyarsk Kray, nơi hãng Rosneft đã hoạt động được nhiều năm. Dự án xanh Vostok Oil với lượng phát thải carbon thấp do hãng Rosneft xúc tiến phát triển dựa trên tiềm năng sản xuất của 13 mỏ dầu khí trên bán đảo Taimyr và phía bắc của Krasnoyarsk Kray, một số trong số đó đã tiến hành sản xuất khai thác như các mỏ giếng ở Cụm dầu khí Vankor, và một số mỏ giếng khác đang phát triển mới trong Cụm dầu khí Payakha.

Theo hãng Rosneft, siêu dự án Vostok Oil đại diện cho một cam kết lớn sẽ góp phần tạo công ăn việc làm đáng kể (ước tính tổng số người tham gia vào công việc của dự án là khoảng 400.000 lao động, bao gồm 130.000 nhân viên và nhà thầu của hãng Rosneft) và sự gia tăng đáng kể về đóng góp GDP là kết quả của cả tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp. Đây là dự án hàng đầu của hãng Rosneft với trữ lượng dầu được xác nhận là 6 tỷ tấn (tương đương khoảng 45 tỷ thùng dầu) và trữ lượng hydrocarbon tổng hợp dự kiến sản lượng từ dự án là 50 triệu tấn (tương đương khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày) vào giữa những năm 2020 thuộc Giai đoạn 1 dựa trên phát triển các dự án Cụm Vankor và Payakha và sản lượng lên tới 100 triệu tấn (tương đương khoảng2 triệu thùng dầu mỗi ngày) thuộc Giai đoạn 2 dựa trên phát triển các dụ án thuộc mỏ giếng Đông-Taymyr đã được lên kế hoạch từ sớm trước năm 2030.

Dầu thô từ mỏ dầu Vostok Oil có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp chỉ từ 0,01-0,04% nên có giá trị cao hơn và thân thiện với môi trường hơn do lượng khí thải sulfur oxide SOx thấp hơn khi được hóa lọc dầu. Để bảo vệ giá trị về chất lượng dầu thô này sẽ có giá cao hơn trên thị trường, hãng Rosneft dự định xây dựng một hệ thống đường ống chuyên dụng dài 770 km từ khu dự án Cụm Vankor đến cảng biển mới ở Sever (phía Bắc) gần cảng hiện tại của Dixon. Hãng Rosneft đã cam kết cung cấp tới 30 triệu tấn dầu cho tuyến đường biển phía Bắc (northern sea route) vào năm 2024, và nhiều hơn nữa trong dài hạn. Hiện siêu dự án Vostok Oil còn có thể trở thành nhân tố thay đổi cuộc chơi cho tuyến đường biển phía Bắc, góp phần đảm bảo lượng dầu khí vận chuyển cực cao trong những năm 2030 và xa hơn thế nữa.

Tuy nhiên, siêu dự án Vostok Oil cũng liên quan đến việc đóng các tàu mới FPSO trên quy mô lớn. Tổng cộng có tới 50 các loại tàu khác nhau, bao gồm tàu chở dầu, tàu chở LNG cũng như các tàu hỗ trợ khác nhau dự kiến sẽ hoạt động phục vụ cho siêu dự án này. Hiện các đơn đặt hàng 15 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) phá băng lớp Arc-7 thế hệ tiếp theo cho dự án LNG 2 Bắc Cực của hãng PJSC Novatek tại Bán đảo Gydan ở phía bắc Siberia, đã được đặt đóng mới tại Nhà máy đóng tàu Zvezda. Điều này có thể gây ra sự chậm trễ vì các lệnh trừng phạt của phương Tây có thể làm suy yếu khả năng nhập khẩu thiết bị quan trọng của CHLB Nga đến từ các nguồn bên ngoài như đã từng nhận thấy với các vấn đề xung quanh việc xây dựng đóng mới đội tàu chở LNG lớp Arc-7 cho hãng Novatek. Hơn thế nữa, việc vận chuyển dầu qua tuyến đường biển phía Bắc liên quan đến những rủi ro môi trường đáng kể, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu, kết hợp với chi phí hoạt động trong điều kiện khí hậu phía Bắc gần Bắc Cực rất khắc nghiệt. Như vậy, mặc dù hãng Rosneft có tham vọng lớn về siêu dự án trên thì cần phải thận trọng khi đưa ra dự báo sản lượng dầu khí trong tương lai.

1.9 Dự báo ước tính sản lượng dầu của CHLB Nga đến năm 2030

Xem xét tất cả các yếu tố trên, có vẻ như hiệu quả hoạt động của lĩnh vực công nghiệp dầu khí của CHLB Nga vào năm 2022 và sang năm 2023 đã vượt quá một số kỳ vọng bi quan trước đó. Tháng 1/2023, Công ty Rosstat báo cáo sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ kết hợp là 46 triệu tấn, hay chỉ dưới 11 triệu thùng dầu/ngày. Sản lượng hàng ngày trong tháng 2/2024 đã tăng 2% so với tháng 1 trước đó, lên mức 11,05 triệu thùng dầu/ngày nhằm tuân thủ theo mức cắt giảm sản lượng tự nguyện như đã đồng ý với OPEC + vào tháng 3 vừa qua. Hiện CHLB Nga đã duy trì sản lượng dầu đầu ra ổn định ở mức khoảng 10,5 triệu thùng dầu/ngày.

Dữ liệu được thu thập từ ước tính của IEA và OPEC vì Chính phủ CHLB Nga đã quyết định tạm dừng công bố số liệu thống kê dầu khí bắt đầu từ tháng 3/2023 và từ Quý 1/2023 cho đến ngày 1/4/2024. Về số liệu sẵn có của CHLB Nga, sản lượng dầu thô đạt 9,8 triệu thùng dầu/ngày và khí ngưng tụ giảm xuống khoảng 1,1 triệu thùng/ngày trong hai tháng đầu năm 2023. Sau đó, CHLB Nga công bố mức cắt giảm sản lượng tự nguyện 500 nghìn thùng dầu/ngày đối với dầu thô từ tháng 3/2023, được đo lường so với sản lượng trong tháng 2/2023, và tổng sản lượng dầu khí giảm xuống chỉ trên 10,5 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 3 cùng năm, theo xác nhận của Phó Thủ tướng phụ trách về năng lượng Alexandre Novak.

Tuy nhiên, đây rõ ràng chỉ là biện pháp ngắn hạn giúp cân bằng thị trường dầu mỏ và giữ giá bán được cao hơn. Về lâu dài, tiềm năng sản xuất của ngành dầu mỏ CHLB Nga vẫn được thúc đẩy bởi các nguyên tắc cơ bản về cơ sở tài sản dầu mỏ, nguồn vốn sẵn có để đầu tư, quản lý tài chính hệ thống và sự sẵn có của công nghệ phù hợp, tất cả đều cũng đã được thảo luận ở các phần trên. Thật không may, việc giảm tính sẵn có của dữ liệu kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine có nghĩa là báo cáo Triển vọng dài hạn đối với sản xuất dầu của CHLB Nga là vô cùng không chắc chắn. Triển vọng năng lượng thế giới năm 2022 (WEO) của IEA đã đặt ra mức giảm 2 triệu thùng dầu mỗi ngày đối với sản lượng dầu của Nga vào năm 2030 theo kịch bản STEPs của IEA. Hiện không có phân tích hỗ trợ nào cho giả định này trong WEO 2022 ngoài một đoạn văn ngắn nêu rõ: “CHLB Nga đã bị trừng phạt cấm vận kinh tế từ năm 2014 nhưng các hạn chế về tài chính và công nghệ đã ảnh hưởng đến bây giờ khó khăn hơn nhiều. Khi tiếp cận công nghệ, chuyên môn, thiết bị và tài sản dịch vụ mỏ dầu bị loại bỏ, CHLB Nga phải vật lộn để duy trì sản xuất ở các mỏ giếng dầu khí hiện có và phát triển quy mô lớn mới các mỏ giếng ở Bắc Cực, dầu chặt và các khu vực ngoài khơi khác”.

Chừng nào các điều kiện kinh tế chung vẫn thuận lợi thì có thể sản lượng dầu của CHLB Nga sẽ phục hồi từ sự sụt giảm do bị áp đặt lệnh trừng phạt của phương Tây vào năm 2023 và có thể tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn đến năm 2030, khi các lĩnh vực mới đang tăng trưởng và dự kiến sẽ đi vào hoạt động nhiều hơn là bù đắp cho sự suy giảm tổng thể đang diễn ra từ sản xuất tại các mỏ giếng hiện có. Biển chỉ dẫn quan trọng cần chú ý là tiến độ của siêu dự án hàng đầu Vostok Oil của hãng Rosneft với quy mô tuyệt đối của siêu dự án này có thể đảm bảo tăng trưởng sản xuất hydrogencarrbon lỏng trong tương lai ở CHLB Nga ngay cả khi tốc độ giảm sản lượng từ các mỏ hiện tại tăng lên. Như một kết quả là, trong khi không thể loại trừ khả năng sản lượng dầu của CHLB Nga giảm mạnh 2 triệu thùng dầu/ngày, các kịch bản thay thế cũng cần được xem xét, bao gồm việc giảm sản lượng được quản lý thêm 0,5-0,7 triệu thùng dầu/ngày và/hoặc khả năng ổn định trong thời gian ngắn với sự tăng trưởng ổn định tiếp theo trong trung hạn một khi mới các dự án khổng lồ trên bờ ở phía đông bắc CHLB Nga cất cánh là hoàn toàn hợp lý.

Hiện có tới ba kịch bản được tạo ra dựa trên những kỳ vọng về hiệu suất của lĩnh vực dầu mỏ của CHLB Nga. Trong Kịch bản cơ sở, tổng sản lượng chất hydrocarbon lỏng trung bình là 10,5 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2023 (ngụ ý sản lượng dầu đạt khoảng 9,2 triệu thùng/ngày) do việc tuân thủ thỏa thuận OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng vào năm 2024. Sản lượng sản xuất sau đó tăng dần trở lại 10,6 triệu thùng dầu/ngày vào cuối thập kỷ này do thỏa thuận OPEC+ không còn bị ràng buộc song sản lượng không thể phục hồi hoàn toàn về mức trước đó là trên 11 triệu thùng dầu/ngày do sự sụt giảm ở các mỏ giếng cũ không phù hợp với sự phát triển mới.

Trong Kịch bản cao, sự phục hồi sản lượng đầu ra được tăng cường nhờ sự phát triển thành công của siêu dự án Vostok Oil cũng như bằng việc bổ sung một số mỏ vệ tinh nhỏ hơn tại các khu vực sản xuất hiện có. Điều này cũng giả định sự suy giảm chậm hơn một chút trong tài sản mỏ nâu hiện có. Tổng sản lượng đầu ra năm 2030 ước đạt 11,5 triệu thùng dầu/ngày, chỉ cao hơn một chút so với mức cao lịch sử được nhận thấy vào năm 2019.

Ngược lại, trong Kịch bản thấp, dự kiến sản lượng đầu ra sẽ tiếp tục giảm từ năm 2023 do sự phát triển siêu dự án Vostok Oil mất nhiều thời gian hơn để đạt tiến triển do những hạn chế về tài chính và kỹ thuật công nghệ và không thể đáp ứng được sự suy giảm nhanh hơn một chút ở các tài sản mỏ nâu khác. Trong trường hợp này, sản lượng hydrogencarrbon lỏng giảm xuống chỉ còn hơn 9 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2030, tương ứng với sản lượng dầu thô khoảng 8 triệu thùng dầu/ngày. Điều này không hoàn toàn giống như kịch bản của IEA đã dự báo trong WEO 2022 song cho thấy sản lượng đầu ra giảm hơn 2 triệu thùng dầu/ngày so với mức cao được nhận thấy vào năm 2019.

1.10 Xuất khẩu dầu của CHLB Nga: Diễn biến hiện tại và triển vọng

Trong khi tương lai sản xuất dầu của CHLB Nga rõ ràng là một vấn đề quan trọng, thì câu hỏi quan trọng đối với nền kinh tế CHLB Nga và thị trường dầu toàn cầu rộng lớn hơn là mức sản lượng dầu thô và sản phẩm hóa lọc dầu của CHLB Nga dành cho xuất khẩu. Trong thập kỷ qua, CHLB Nga đã xuất khẩu từ 7,4-9,1 triệu thùng dầu kết hợp mỗi ngày, trong số này bao gồm từ 5-6 triệu thùng dầu/ngày là dầu thô và phần còn lại là các sản phẩm từ dầu, đặc biệt là xăng, dầu diesel và dầu mazut. Doanh thu được tạo ra từ việc bán các loại hydrocacbon này trên toàn thế giới biến động theo giá dầu song đã đóng góp rất đáng kể cả tới nguồn thu ngân sách của CHLB Nga và GDP của đất nước.

Kết quả là, khi cuộc chiến CHLB Nga-Ukraine nổ ra (2/2022), đã có sự đồng thuận chính trị giữa lãnh đạo các nước phản đối hành động của CHLB Nga khi cho rằng nguồn thu chính từ dầu khí phải được các biện pháp trừng phạt nhắm tới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm điều này mà không làm suy yếu thị trường dầu mỏ toàn cầu. Kể từ giữa những năm 2000, CHLB Nga đã chiếm khoảng 12-14% tổng lượng dầu được giao dịch xuyên biên giới trên thị trường dầu toàn cầu và sản lượng sản xuất ước đạt từ 10-11 triệu thùng dầu/ngày, chiếm khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ dầu toàn cầu. Rõ ràng, bất kỳ biện pháp trừng phạt nào tìm cách loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ của CHLB Nga ra khỏi giao dịch mua bán trên thị trường thế giới sẽ gây ra một cú sốc lớn đối với sự cân bằng cung cầu dầu mỏ toàn cầu, điều này có thể sẽ khiến giá dầu tăng mạnh, gần như chắc chắn đạt mức đỉnh cao lịch sử. Kết quả là, mặc dù có sự nhiệt tình hành động nhằm cắt giảm doanh thu lợi nhuận từ nguồn dầu mỏ có thể tài trợ cho các nỗ lực tiến hành cuộc chiến của CHLB Nga song các nước áp đặt lệnh trừng phạt cũng có mối quan ngại về tác động rộng lớn hơn đối với nền kinh tế toàn cầu.

CHLB Nga đã xuất khẩu khoảng 3,1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày sang thị trường Châu Âu (0,75 triệu thùng dầu/ngày trong số đó trung chuyển qua hệ thống đường ống) cộng thêm khoảng 1,3 triệu thùng dầu/ngày là các sản phẩm dầu mỏ và lệnh cấm vận dầu mỏ với ngụ ý cắt giảm tới 90% lượng dầu nhập khẩu vào EU đến từ nguồn hệ thống đường ống trên. EU và Vương quốc Anh cũng áp đặt lệnh cấm cung cấp bảo hiểm vận chuyển cho hạm tàu chuyên chở vận chuyển dầu thô của CHLB Nga trong một nỗ lực tiếp theo nhằm làm gián đoạn dòng chảy năng lượng của CHLB Nga.

Mặc dù lệnh cấm vận của EU chỉ có hiệu lực từ tháng 12/2022 song nhiều công ty sản xuất, thương nhân, công ty vận tải biển và các công ty trong ngành dầu mỏ khác bắt đầu tự thực thi trước nhiều tháng khi lệnh cấm vận còn đang trong quá trình chuẩn bị. Tuy nhiên, mặc dù điều này có một số tác động song trên thực tế lệnh cấm vận chỉ đẩy nhanh quá trình tìm kiếm thị trường khác thay thế cho giao dịch dầu mỏ và các sản phẩm dầu của CHLB Nga. Xuất khẩu dầu thô qua hệ thống đường ống vẫn ổn định cho đến đầu năm 2023 khi mà CHLB Đức và CH Ba Lan chính thức ngừng hoạt động giao dịch mua bán dầu khí của CHLB Nga, trong khi tổng sản lượng xuất khẩu bằng đường biển vẫn không thay đổi đáng kể, mặc dù sự kết hợp những thay đổi giữa các điểm đến giao hàng. EU-27 rõ ràng là điểm đến chính của dầu thô CHLB Nga từ năm 2019 đến năm 2021, song sau đó được thay thế bởi Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và quan trọng nhất là Ấn Độ khi các đội tàu chuyên chở dầu được chuyển hướng tới phía đông để giao hàng.

Ở một mức độ nào đó, kết quả này không thể hiện sự thất bại của chính sách trừng phạt của phương Tây bởi vì họ luôn luôn nhằm né tránh sự gián đoạn thị trường dầu mỏ toàn cầu. Tuy nhiên, để làm giảm doanh thu lợi nhuận đối với CHLB Nga có thể được sử dụng để tài trợ cho nỗ lực cuộc chiến, do đó họ vẫn cần phải có những chế tài giới hạn giá mua dầu mỏ của CHLB Nga. Nhóm các nước G7, cộng với liên minh các nước khác như Australia và các nước thành viên EU đã quyết tâm giải quyết vấn đề này bằng cách áp đặt mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô và 100 USD/thùng cho các sản phẩm dầu mỏ của CHLB Nga dựa trên giá FOB giao ở Biển Baltic hoặc Biển Đen. Các mức giá trần được đưa ra trùng với áp đặt các lệnh cấm vận của EU, cụ thể là ngày 5/12/2022 đối với dầu thô và ngày 5/12/2022 đối với các sản phẩm dầu thô.

Giá dầu hỗn hợp Urals của CHLB Nga được định giá trên cơ sở giá FOB giao ở cảng Primorsk trên Biển Baltic có giá thấp hơn mức trần khi được giới thiệu giao dịch vào tháng 12/2022. Đây là bởi vì đã có sự khác biệt lớn giữa giá chào dầu Urals của Argus Media (Vương quốc Anh) và giá chuẩn dầu Brent được giao dịch trên toàn cầu, do phương pháp tính chi phí vận chuyển và bảo hiểm trong trường hợp không có doanh số bán dầu thô Urals thực tế ở khu vực Tây Bắc Châu Âu. Vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, chênh lệch giá giữa giá dầu Brent và dầu Urals lên tới mức 40 USD/thùng do phần bù rủi ro cực kỳ cao được giả định trong phép tính toán, mặc dù hiện tại giá dầu chênh lệch đã giảm trở lại khoảng từ 10-15 USD/thùng.

Một điều rõ ràng là, CHLB Nga đã buộc phải đưa ra những mức giảm giá để tìm được người mua dầu mới song có vẻ như việc giảm giá thực tế mà người mua dầu không thể thực hiện được là dầu thô của CHLB Nga có thể chỉ đạt mức cao tới 40 USD/thùng. Tuy nhiên, trong khi thông tin về giá dầu Urals trong doanh số bán hàng thực tế đã di chuyển sang Châu Á là không có sẵn, tính toán tổng hợp giá dầu Urals của Argus Media ở mức thấp hơn mức trần giá được phép để tiếp tục mua dầu thô của CHLB Nga. Điều này là do bất kỳ ai tham gia vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của CHLB Nga đều có nhiệm vụ đảm bảo rằng hydrocarbon đã được bán với giá dưới 60 USD/thùng, và miễn là họ được đảm bảo rằng điều này trong trường hợp đó họ vẫn có thể tham gia vào quá trình giao dịch và giao hàng. Một khi đánh giá mức giá bán dầu trên 60 USD/thùng thì bất kỳ ai tham gia vào việc mua, vận chuyển, bảo hiểm hoặc cấp vốn tài chính cho giao dịch dầu, thô của CHLB Nga chỉ có thể tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao hàng tới các cảng ở các quốc gia mà không có quy định cụ thể về cấm vận đối với khối lượng thực tế (ví dụ thương mại với Trung Quốc nhưng không phải với EU-27) và có thể thu được lợi nhuận đáng kể trong việc cung cấp dịch vụ mua bán.

Như đã lưu ý ở trên, nước hưởng lợi lớn nhất từ hoạt động giao dịch thương mại mới về dầu mỏ của CHLB Nga với mức giá chiết khấu chính là Ấn Độ. Như Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ đã lưu ý vào tháng 1/2022 liên quan đến việc tăng cường mua dầu từ CHLB Nga là bởi “CHLB Nga là một đối tác ổn định và đã được thử thách theo thời gian…nếu điều đó có lợi cho Ấn Độ thì đất nước tôi muốn tiếp tục duy trì điều đó”. Như vậy, chiến lược này đã dẫn đến sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực dầu mỏ của Ấn Độ về mặt địa lý nhập khẩu, trong đó CHLB Nga chiếm tới 40% tổng lượng nhập khẩu trong một số tháng của năm 2023, trong khi các nhà cung cấp khác như UAE, Iraq và Ả Rập Xê-út lại chứng kiến thị phần của họ sụt giảm. Ấn Độ hiện có thể đã đạt đến giới hạn tiếp cận với dầu thô của CHLB Nga song ở đó không có dấu hiệu ngay lập tức về sự trở lại mức thấp như trước đó.

Dòng dầu của CHLB Nga không chỉ được thực hiện nhờ giảm giá và cơ hội giao dịch mặc dù một số công ty bị cáo buộc có liên quan đến các hoạt động lách lệnh trừng phạt, với việc phát triển đội tàu chở dầu “trong bóng tối” được đăng ký ở các quốc gia không bị áp lệnh trừng phạt và được bảo hiểm bởi nhiều loại của các tổ chức tài chính ít người biết đến. Các lựa chọn khác, chẳng hạn như dán nhãn lại hàng hóa, chuyển tải và bán lại dầu, sản phẩm hóa lọc dầu của CHLB Nga và giao lại dưới dạng sản phẩm dầu và sử dụng các đội tàu chở dầu rời cảng mà không có điểm đến đều được coi là biện pháp lách tránh lệnh cấm vận và thu lợi nhuận với biên độ lớn như được chào giá. Mặc dù nhiều quốc gia hiện đang kiểm soát chặt chẽ sử dụng các đội tàu cũ và không đăng ký, một số tàu khác hiện bị từ chối cập cảng vì lý do an toàn vẫn có vẻ như xuất hiện ngay tại một số quốc gia tiếp tục áp lệnh trừng phạt CHLB Nga thì cũng đã chuẩn bị để nhận thấy dầu thô và các sản phẩm dầu của mình giữ được vị trí trên thị trường dầu mỏ thế giới nhằm duy trì sự ổn định của giá dầu toàn cầu.

Một điểm cuối cùng đáng chú ý là giá xuất khẩu dầu thô của CHLB Nga. Mức giá trần chỉ áp dụng cho dầu được giao dịch ra khỏi nước CHLB Nga thuộc Châu Âu, chủ yếu ở Biển Baltic, do đó nó không ảnh hưởng đến giá của đồng rúp bán dầu được xuất khẩu từ phía đông đất nước tại cảng dầu Kozmino cách thành phố Vladivostok 85 km về phía đông nam trên Vịnh Nakhodka gần Nakhodka (Vùng Primorsky), nơi dầu từ hệ thống đường ống Ocean Đông Siberia Thái Bình Dương (Eastern Siberia Pacific Ocean-ESPO) được giao vận chuyển để tiếp tục giao hàng bằng đội tàu chở dầu tới các thị trường Châu Á. Sự chênh lệch giữa các giá dầu Urals Blend và ESPO Blend được bán vào thị trường Châu Á, và một lần nữa sự khác biệt đã được thu hẹp lại trong suốt năm 2023 từ mức cao hơn 30 USD/thùng dầu vào đầu năm, sau lên thêm khoảng 6,50 USD/thùng dầu (8/2023).

Việc thu hẹp mức chiết khấu này làm nổi bật thực tế là giá của dầu Urals Blend đã tăng mạnh trong thời gian qua và hiện đang giao dịch trên mức giới hạn 60 USD/thùng dầu so với giá trần của G7. Điều này đã gây ra các vấn đề tiềm ẩn dành cho các ngân hàng, nhà kinh doanh dầu mỏ, công ty bảo hiểm và chủ tàu chở dầu, những người đang lo lắng một cách dễ hiểu, điều này đã khiến cho Chính quyền Hoa Kỳ tức giận khi CHLB Nga vi phạm quy định giới hạn mức giá trên. Tuy nhiên, trong một diễn tiến khác của tính chất hai mặt của các biện pháp trừng phạt, Chính phủ Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng họ sẽ áp dụng “cú chạm mềm” thực thi các quy tắc thông qua các cuộc trao đổi với các nhà cung cấp dịch vụ thay vì thực hiện các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, nhằm tránh “tạo ra những gợn sóng trên thị trường có thể khiến thị trường tăng giá dầu thế giới với mức cao hơn”.

Sau quý đầu tiên của năm 2024, để nghiên cứu tác động của các biện pháp trừng phạt mới, các nhà phân tích phương Tây quyết định tiến hành một nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu biện pháp áp giá trần của G7 có được tuân thủ hay không. Theo dữ liệu giám sát của Oilprice, loại dầu hàng đầu của CHLB Nga là Urals, hiện được xuất khẩu với mức giá khoảng từ 75-85 USD/thùng theo hãng tin Argus Media. Dữ liệu này là một cú sốc thực sự và tạo ra cảm giác khó chịu đối với những nhà hoạch định chính sách phương Tây. Kết quả điều tra đã gây ngạc nhiên khi cho thấy giới hạn giá trần 60USD/thùng dầu vẫn không được tuân thủ. Ngoài ra, mức giá trần này đã khiến ngay cả những chuyên gia hoài nghi nhất trong lĩnh vực dầu khí cũng cảm thấy bất bình. Hơn thế nữa, hầu hết lượng dầu xuất khẩu của CHLB Nga được giao cho người mua với sự trợ giúp của các chủ hàng, công ty bảo hiểm và nhà tài trợ phương Tây. Các nhà phân tích gọi đây là sự thất bại hoàn toàn của lệnh cấm vận nguyên liệu dầu thô từ CHLB Nga. Một số chuyên gia cho rằng sự gia tăng giá xuất khẩu của dầu CHLB Nga là do những biến động trên thị trường dầu mỏ và động lực địa chính trị. Một quan chức Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã phải thừa nhận với hãng tin Bloomberg rằng Washington chưa thể đưa ra phản ứng theo bất kỳ giải pháp nào khác.

1.11 Triển vọng

Đối với tất cả các vấn đề được thảo luận nêu trên, và đặc biệt là sự cân bằng mà các nước áp lệnh trừng phạt CHLB Nga đang cố gắng cân bằng giữa việc hạn chế nguồn thu từ dầu mỏ của CHLB Nga trong khi vẫn giữ giá dầu của mình trên thị trường toàn cầu nhằm tránh né bất kỳ sự tăng giá đột ngột nào, có vẻ hợp lý khi cho rằng sản lượng dầu và sản phẩm dầu xuất khẩu rời khỏi CHLB Nga sẽ vẫn tương đối ổn định trong tương lai gần. Một số sản lượng dầu suy giảm dần dần có thể được dự kiến trong trung hạn nếu và khi sản lượng dầu giảm dần, nhu cầu dầu mỏ do được thảo luận trước đó trong bài viết này và về lâu dài tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng lên toàn cầu cũng có thể khiến xuất khẩu dầu của CHLB Nga sụt giảm khi nền kinh tế có chiều hướng xấu đi. Trong thời gian ngắn mặc dù (đến năm 2030) có vẻ như xuất khẩu dầu của CHLB Nga sẽ vẫn giữ ở mức hiện tại. Tại báo cáo Triển vọng này trong ngắn hạn đưa ra lời cảnh báo là tác động của các thỏa thuận được ký kết với nhóm OPEC+ nhằm hạn chế sản lượng sản xuất, có thể có tác động dây chuyền đến xuất khẩu dầu toàn cầu. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện 500 nghìn thùng dầu mỗi ngày vào tháng 3/2024 và cắt giảm xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu với số lượng tương tự từ tháng 9/2023 trở đi cũng đã khiến xuất khẩu dầu của CHLB Nga chậm lại, và thực sự vào ngày 21/9/2023, CHLB Nga đã cấm xuất khẩu tất cả xăng và dầu diesel nhằm tái cân bằng thị trường nội địa và giữ giá ở mức thấp. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ chỉ là một hiện tượng ngắn hạn và không làm thay đổi triển vọng dài hạn của tổng thể xuất khẩu.

Theo S&P Global Commodity Insights, các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine đã làm gián đoạn 16% công suất lọc dầu của Nga vào cuối tháng 3/2024. Điều này tương đương với việc CHLB Nga mất đi 1 triệu thùng sản phẩm lọc dầu mỗi ngày, từ nhiên liệu máy bay phản lực đến dầu diesel và xăng. Giới phân tích đánh giá, việc công suất lọc dầu của CHLB Nga bị gián đoạn là một vấn đề lớn đối với Điện Kremlin. Điều này không chỉ làm giảm nguồn nhiên liệu của CHLB Nga mà còn khiến Moscow có ít sản phẩm hơn để xuất khẩu sang các quốc gia đối tác thương mại như Ấn Độ và Trung Quốc, từ đó đặt ra mối đe dọa đối với nguồn thu của Điện Kremlin. Do vậy, từ ngày 1/3/2024, CHLB Nga đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu xăng dầu bên ngoài Liên minh kinh tế Á-Âu trong vòng 6 tháng nhằm đảm bảo đủ nguồn cung cho thị trường nội địa ở giai đoạn nhu cầu cao. Hiện Moscow đang nhanh chóng tăng cường nhập khẩu xăng từ CH Belarus, vốn đã tăng từ con số 0 trong tháng 1 lên 3.000 tấn xăng trong nửa đầu tháng 3/2024. Hãng tin Reuters cũng đưa tin, CHLB Nga đã yêu cầu Kazakhstan sẵn sàng cung cấp 100.000 tấn xăng dầu trong trường hợp Moscow có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.

CHLB Nga hiện có khả năng lọc khoảng 5 triệu thùng dầu thành phẩm mỗi ngày và khoảng một nửa số đó được tiêu thụ tại thị trường trong nước. Dầu khí luôn là nền tảng của nền kinh tế CHLB Nga. Theo phân tích của chuyên gia Vitaly Yermakov tại Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford, lĩnh vực dầu khí đóng góp 42% doanh thu vào ngân sách liên bang trong năm 2022. Do giá năng lượng giảm và các lệnh trừng phạt của phương Tây nên đã khiến con số đóng góp này giảm xuống còn 32% vào năm 2023, song tổng giá trị thu nhập của lĩnh vực dầu khí của CHLB vẫn đạt khoảng 108 tỷ USD. Giờ đây, việc một số nhà máy lọc dầu tạm ngừng hoạt động có nguy cơ làm con số đó có thể tiếp tục giảm trong năm 2024. Nếu CHLB Nga không thể duy trì công suất lọc dầu thì nước này sẽ dư thừa sản lượng dầu thô để xuất khẩu. Trong khi đó, Ấn Độ vẫn là quốc gia duy nhất có thể giải quyết vấn đề này một cách thực tế bởi vì Ấn Độ là nước mua dầu thô của CHLB Nga xuất qua đường biển lớn nhất. Trong năm 2023, sản lượng dầu thô của CHLB Nga đã chiếm gần một nửa lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và phương Tây cũng đã khiến một số lượng sản phẩm dầu bị mắc kẹt.

Do đó, việc kiểm soát doanh thu của CHLB Nga sẽ thông qua giới hạn giá, vốn đã có hiệu quả hợp lý song cho đến nay dường như các vết rạn nứt đã xuất hiện. Ví như loại dầu tốt nhất Urals Blend đã được giao dịch trên 60 USD (2023) cho dù Hoa Kỳ đã can thiệp đưa ra cảnh báo những người tham gia thị trường không giao dịch mua bán dầu của CHLB Nga.

Hiện giá dầu của CHLB Nga đứng trên mức năm 2023 vừa qua, có vẻ hợp lý khi phỏng đoán rằng, cũng như nhiều chương trình áp đặt lệnh trừng phạt, việc tuân thủ thực thi sẽ yếu đi theo thời gian. Ngoài ra, có vẻ như các công ty dầu khí của CHLB Nga và các tổ chức, đội tàu vận chuyển “trong bóng tối” khác đang kiếm bội tiền từ mức chênh lệch giữa giới hạn giá FOB giao tại cảng dầu Primorsk và giá giao tại các nước không bị trừng phạt như Ấn Độ. Ngoài ra, lượng dầu của CHLB Nga không được vận chuyển ra khỏi các khu vực ngoài Châu Âu (đặc biệt là ở phía Đông) có thể né tránh được biện pháp áp đặt giới hạn giá bán và bất kỳ lệnh cấm vận nào khác nữa. Như vậy, mặc dù có vẻ hợp lý nếu giả định tiếp tục giảm giá đối với xuất khẩu dầu thô và sản phẩm dầu của CHLB Nga trong thời gian còn lại của thập kỷ này thì có khả năng mức giảm giá này sẽ thu hẹp (như chúng ta đã thấy vào năm 2023) và có thể biến mất hoàn toàn trong tương lai.

Tuấn Hùng

Oxford Energy

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/trien-vong-san-xuat-va-xuat-khau-dau-khi-cua-chlb-nga-bai-2-709495.html