Triều đại nào tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam?

Đây là triều đại tồn tại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, cũng là triều đại có một trường hợp 'độc nhất vô nhị' được phong làm thái tử khi cha chưa lên ngôi.

1. Triều đại nào tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam?

Ngô

0%

Đinh

0%

Hồ

0%

Mạc

0%

Chính xác

Triều đại nhà Hồ (1400-1407) bắt đầu từ khi Hồ Quý Ly giành giang sơn từ nhà Trần và lên ngôi. Tuy thời gian tồn tại ngắn, nhà Hồ cũng để lại nhiều dấu ấn, đặc biệt là cuộc cải cách toàn diện đất nước được đánh giá có giá trị thực tiễn và đi trước thời đại. Đây là triều đại đầu tiên của nước ta đưa Toán học vào nội dung thi cử.

Ngoài nhà Hồ, triều đại nhà Đinh cũng chỉ có 2 đời vua nhưng kéo dài được 12 năm.

2. Ai được phong làm Thái tử khi cha chưa lên ngôi?

Hồ Ngũ Lang

0%

Hồ Thánh Ngâu

0%

Hồ Nguyên Trừng

0%

Hồ Hán Thương

0%

Chính xác

Hồ Hán Thương là hoàng đế thứ 2 và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều Hồ. Ông là con thứ của Hồ Quý Ly, thân mẫu là công chúa Huy Ninh (con gái vua Trần Minh Tông).

Trước đó, Hồ Quý Ly ép cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế khi ấy 4 tuổi phải nhường ngôi báu. Tháng 3/1400 Hồ Quý Ly lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, lập ra triều Hồ và lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thế nhưng vào tháng giêng cùng năm, dù chưa lên ngai vàng nhưng Hồ Quý Ly đã lập Hồ Hán Thương làm thái tử, định chọn người con thứ này nối nghiệp mình.

3. Hồ Quý Ly ở ngôi bao nhiêu năm?

Gần 1 năm

0%

Gần 2 năm

0%

Gần 3 năm

0%

Gần 4 năm

0%

Chính xác

Thông thường, ngôi vua được truyền cho con trưởng, nhưng dù là con thứ, Hồ Hán Thương vẫn được chọn bởi mẹ ông là công chúa Huy Ninh nhà Trần. Hồ Quý Ly biết rằng chuyện thoán đoạt ngôi vị sẽ là cái cớ để triều Minh ở phương Bắc tìm cách can thiệp vào nội tình nước Nam. Vì thế khi ở ngai vàng được 10 tháng, Hồ Quý Ly đã nhường ngôi cho con, nhưng thực chất vẫn nắm quyền điều hành chính sự.

Đại Việt sử ký toàn thư viết Hồ Quý Ly “sai sứ sang báo nhà Minh, nói rằng họ Trần đã tuyệt tự, Hán Thương là cháu ngoại vua Minh Tông, tạm trông coi việc nước”.

4. Hồ Quý Ly đã cho phát hành loại tiền nào?

Tiền đồng

0%

Tiền giấy

0%

Tiền xu

0%

Tiền kim loại

0%

Chính xác

Hồ Quý Ly đã có ý tưởng phát hành tiền giấy ngay từ khi còn làm quan dưới triều Trần. Sau khi lật đổ nhà Trần và lập ra nhà Hồ, ông chính thức cho sản xuất tiền giấy. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào mùa hạ, tháng 4 năm Bính Tý (1396), triều đình bắt đầu sai người đổi tiền giấy lấy tiền kim loại trong nhân dân, cứ 1 quan tiền thông thường sẽ đổi được 1 quan 2 tiền giấy.

Năm 1403, khoảng 7 năm sau khi phát hành, tiền giấy vẫn không được dân chúng đón nhận. Vì triều đình cấm lưu trữ và phạt nặng những ai còn dùng tiền kim loại nên ở một số nơi, người dân nghĩ ra hình thức giao dịch hàng đổi hàng để tránh né.

5. Triều đại nhà Hồ thất bại, nhà nước Đại Ngu chấm dứt trong cuộc chiến tranh với nước nào?

Chiêm Thành

0%

Xiêm La

0%

Nhà Minh (Trung Quốc)

0%

Nhà Thanh (Trung Quốc)

0%

Chính xác

Tháng 4/1406, nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly đã cướp ngôi vua Trần để mang quân tiến đánh Đại Ngu. Quân nhà Hồ bị thua trận mặc dù có thành cao và súng lớn.

Vua Hồ Quý Ly cùng con trưởng là Hồ Nguyên Trừng bị bắt sang Trung Quốc. Từ đó, triều đại nhà Hồ kết thúc, nước Việt rơi vào ách đô hộ tàn bạo của nhà Minh cho đến khi Lê Thái Tổ Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/trieu-dai-nao-ton-tai-ngan-nhat-lich-su-viet-nam-2362312.html