Trống đồng cổ - báu vật của người Mường Hòa Bình

Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật cha ông để lại, là biểu tượng của nền văn minh và văn hóa Việt Nam thời dựng nước. Trống đồng được tìm thấy ở Hòa Bình chủ yếu là trống đồng loại II Heger với các nhóm sớm muộn khác nhau. Niên đại của trống loại II Heger kéo dài từ thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Theo thống kê, tỉnh Hòa Bình phát hiện khoảng trên 100 chiếc trống đồng, trong đó chiếc phát hiện sớm nhất là trống Sông Đà (phát hiện năm 1887), đây là trống loại I Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, hiện tại chiếc trống này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guimet (Pháp).

 Trống đồng loại II Heger được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Đối với trống đồng cổ, trong kho Bảo tàng tỉnh hiện lưu giữ 76 chiếc, trong đó có 4 chiếc loại I Heger. Còn lại chủ yếu là trống loại II Heger. Đây là những cổ vật có niên đại khá sớm (sau hiện vật Văn hóa Hòa Bình) từ 2000 năm đến vài trăm năm cách ngày nay. Đặc biệt hầu như trống đồng được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh đều được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Trống đồng loại II gắn bó lâu dài với người Mường, phân bố tập trung trên địa bàn cư trú của người Mường, là biểu trưng về sức sống của truyền thống văn minh Đông Sơn, biểu trưng xác nhận quyền lực của phong kiến Việt Nam đối với các thổ lang Mường. Trống đồng gắn bó với cuộc sống người Mường, là biểu tượng văn hóa của người Mường... Trống đồng loại II Heger được kế thừa hình dáng từ trống loại I Heger, mặc dù đã có những cách điệu nhất định, nhưng nhìn chung trống loại II cơ bản chia làm 3 phần: tang trống hơi phình hình tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi. Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Mặt trống chờm khỏi tang từ 1-3 cm. Đặc biệt, hoa văn trống loại II chủ yếu là hoa văn hình học có tính chất lặp đi lặp lại. Ngôi sao giữa mặt trống thường 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không mập như cánh sao trống loại I. Rìa mặt trống có những khối tượng cóc. Ở đây, cóc là một con vật mà tiếng kêu mỗi khi trời mưa đã trở thành biểu tượng "Con cóc là cậu ông Trời”. Người xưa liên tưởng đến tiếng kêu của cóc với tiếng trống trầm hùng, để mỗi khi hạn hán lại mang trống ra đánh, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết thêm: Đối với người Mường, trống đồng là cổ vật thiêng, biểu trưng cho quyền lực và sự giàu sang của tầng lớp lang đạo xưa… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Có thể nói, trống đồng phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Trống đồng được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Ngoài một số trống tìm thấy trong các mộ Mường cổ, còn lại chủ yếu là phát hiện tình cờ từ các địa điểm chôn cất nên hầu như không còn nguyên vẹn do thời gian quá lâu, nhiều chiếc bị vỡ vụn… Chính vì vậy, việc bảo tồn loại hình này không hề đơn giản. Ngoài việc áp dụng các biện pháp bảo quản thông thường, hằng năm, chúng tôi còn xây dựng kế hoạch bảo quản, tu sửa, phục dựng các trống xuống cấp, bị hỏng… Tính đến nay, chúng tôi đã bảo quản, tu bổ phục dựng được 7 chiếc. Nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa, văn minh Việt cổ thì trống đồng loại II có thể được xem là biểu tượng văn hóa của người Mường ở Việt Nam. Trống có vẻ đẹp riêng, với những hoa văn được tạo bằng phương pháp in dập, nhất là hoa văn ô trám, đã biến mặt trống đồng như một bức thảm được dệt hoa văn đẹp, lặp đi lặp lại như hoa văn trên các tấm thổ cẩm của dân tộc Mường Hòa Bình. Sự hiện diện của những chiếc trống loại II trên vùng cư trú của người Mường trong gần hai thiên niên kỷ đã là một bằng chứng hùng hồn của truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hóa văn minh Việt cổ. Chính vì vậy, việc phát hiện trống đồng cổ Hòa Bình có ý nghĩa và giá trị rất lớn đối với văn hóa của người Mường Hòa Bình. Đỗ Hà

Trống đồng loại II Heger được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Đối với trống đồng cổ, trong kho Bảo tàng tỉnh hiện lưu giữ 76 chiếc, trong đó có 4 chiếc loại I Heger. Còn lại chủ yếu là trống loại II Heger. Đây là những cổ vật có niên đại khá sớm (sau hiện vật Văn hóa Hòa Bình) từ 2000 năm đến vài trăm năm cách ngày nay. Đặc biệt hầu như trống đồng được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh đều được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Trống đồng loại II gắn bó lâu dài với người Mường, phân bố tập trung trên địa bàn cư trú của người Mường, là biểu trưng về sức sống của truyền thống văn minh Đông Sơn, biểu trưng xác nhận quyền lực của phong kiến Việt Nam đối với các thổ lang Mường. Trống đồng gắn bó với cuộc sống người Mường, là biểu tượng văn hóa của người Mường... Trống đồng loại II Heger được kế thừa hình dáng từ trống loại I Heger, mặc dù đã có những cách điệu nhất định, nhưng nhìn chung trống loại II cơ bản chia làm 3 phần: tang trống hơi phình hình tròn, phần thân và chân đế được ngăn cách bởi một đường gờ nổi. Trống có 4 quai nhỏ, tròn trên phần tang trống. Mặt trống chờm khỏi tang từ 1-3 cm. Đặc biệt, hoa văn trống loại II chủ yếu là hoa văn hình học có tính chất lặp đi lặp lại. Ngôi sao giữa mặt trống thường 8 hoặc 12 cánh nhỏ, cánh sao mảnh, không mập như cánh sao trống loại I. Rìa mặt trống có những khối tượng cóc. Ở đây, cóc là một con vật mà tiếng kêu mỗi khi trời mưa đã trở thành biểu tượng "Con cóc là cậu ông Trời”. Người xưa liên tưởng đến tiếng kêu của cóc với tiếng trống trầm hùng, để mỗi khi hạn hán lại mang trống ra đánh, mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Đồng chí Nguyễn Thị Xuyến, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết thêm: Đối với người Mường, trống đồng là cổ vật thiêng, biểu trưng cho quyền lực và sự giàu sang của tầng lớp lang đạo xưa… Ngoài chức năng nhạc khí, trống đồng còn được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Có thể nói, trống đồng phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Trống đồng được phát hiện ở hầu khắp các huyện trong tỉnh. Ngoài một số trống tìm thấy trong các mộ Mường cổ, còn lại chủ yếu là phát hiện tình cờ từ các địa điểm chôn cất nên hầu như không còn nguyên vẹn do thời gian quá lâu, nhiều chiếc bị vỡ vụn… Chính vì vậy, việc bảo tồn loại hình này không hề đơn giản. Ngoài việc áp dụng các biện pháp bảo quản thông thường, hằng năm, chúng tôi còn xây dựng kế hoạch bảo quản, tu sửa, phục dựng các trống xuống cấp, bị hỏng… Tính đến nay, chúng tôi đã bảo quản, tu bổ phục dựng được 7 chiếc. Nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa, văn minh Việt cổ thì trống đồng loại II có thể được xem là biểu tượng văn hóa của người Mường ở Việt Nam. Trống có vẻ đẹp riêng, với những hoa văn được tạo bằng phương pháp in dập, nhất là hoa văn ô trám, đã biến mặt trống đồng như một bức thảm được dệt hoa văn đẹp, lặp đi lặp lại như hoa văn trên các tấm thổ cẩm của dân tộc Mường Hòa Bình. Sự hiện diện của những chiếc trống loại II trên vùng cư trú của người Mường trong gần hai thiên niên kỷ đã là một bằng chứng hùng hồn của truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hóa văn minh Việt cổ. Chính vì vậy, việc phát hiện trống đồng cổ Hòa Bình có ý nghĩa và giá trị rất lớn đối với văn hóa của người Mường Hòa Bình. Đỗ Hà

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/16/174582/trong-dong-co-bau-vat-cua-nguoi-muong-hoa-binh.htm