Trồng rừng bằng kỹ thuật mới

Trong nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng và bảo vệ môi trường, Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã áp dụng thành công kỹ thuật trồng rừng thông 3 lá cải tiến tại các khu vực có điều kiện thổ nhưỡng kém trên địa bàn Lạc Dương. Phương pháp này không chỉ giúp tăng cường chất lượng rừng trồng mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững.

Lạc Dương có độ cao từ 1.000-1.800 m (cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt, Lạc Dương): Kiểu rừng thưa cây lá kim, ẩm, vành đai á nhiệt đới thích hợp trồng cây thông 3 lá

Lạc Dương có độ cao từ 1.000-1.800 m (cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt, Lạc Dương): Kiểu rừng thưa cây lá kim, ẩm, vành đai á nhiệt đới thích hợp trồng cây thông 3 lá

Trước thách thức của các khu vực đất trống có điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã tiên phong áp dụng kỹ thuật trồng rừng thông 3 lá sử dụng phương tiện cơ giới để cuốc lật đất. Quy trình này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và các tiến bộ mới trong lĩnh vực lâm sinh, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương và tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp.

Thông 3 lá phát triển khỏe mạnh sau khi áp dụng kỹ thuật mới

Thông 3 lá phát triển khỏe mạnh sau khi áp dụng kỹ thuật mới

Sau thời gian triển khai, kết quả đã chứng minh hiệu quả của phương pháp mới. Cây thông 3 lá tại các khu vực áp dụng kỹ thuật này, bao gồm cả những vị trí thuộc xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đạ Chais và thị trấn Lạc Dương, đã phát triển vượt bậc. Kỹ thuật cuốc lật đất bằng phương tiện cơ giới giúp đất trở nên tơi xốp, thúc đẩy quá trình bén rễ và sinh trưởng của cây.

Lực lượng QLBVR trồng dặm và nắm lại một số cây thông con sau khi trồng bị chết, bị ngã đổ ở khu vực đất vừa triển khai trồng rừng thu hồi sau giải tỏa

Lực lượng QLBVR trồng dặm và nắm lại một số cây thông con sau khi trồng bị chết, bị ngã đổ ở khu vực đất vừa triển khai trồng rừng thu hồi sau giải tỏa

Công tác chăm sóc rừng trồng là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo cây rừng phát triển tốt, không xảy ra cháy rừng trồng trong mùa khô

Công tác chăm sóc rừng trồng là một trong những khâu quan trọng để đảm bảo cây rừng phát triển tốt, không xảy ra cháy rừng trồng trong mùa khô

Cùng cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng theo chân các cán bộ Ban đi thăm một số cánh rừng thông vừa được trồng vài năm trở lại đây, có thể thấy rất rõ việc áp dụng kỹ thuật trồng rừng mới đã mang lại kết quả rất khả quan. “Quy trình kỹ thuật trồng rừng thông ba lá này được Ban xây dựng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm trong thực tiễn, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương, đồng thời bổ sung các quy định mới của Luật Lâm nghiệp, các tiến bộ về biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc trồng rừng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Kỹ thuật này giúp đất tơi xốp, giúp cây được nhanh bén rễ và sinh trưởng tốt hơn. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng rừng trồng, đặc biệt tại những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng khó khăn”, ông Nguyễn Đình Công - Phó Trưởng Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim chia sẻ.

Cây thông con trong vườn ươm đã đủ tiêu chuẩn theo quy định chuẩn bị đưa ra trồng

Cây thông con trong vườn ươm đã đủ tiêu chuẩn theo quy định chuẩn bị đưa ra trồng

Từ năm 2015 đến nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã trồng được 117,35 ha rừng trong đó trồng rừng thay thế 33,15 ha; trồng rừng trên diện tích đất trống sau giải tỏa từ 2018 đến 2023 được 84,2 ha.

NGUYỄN NGHĨA

Nguồn Lâm Đồng: https://baolamdong.vn/toa-soan-ban-doc/202502/trong-rung-bang-ky-thuat-moi-b811c6b/