Trưng bày 150 tài liệu, hiện vật chủ đề 'Non sông liền một dải'

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 22/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu đến công chúng trưng bày chuyên đề 'Non sông liền một dải'.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề. Ảnh: Phạm Sỹ.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề. Ảnh: Phạm Sỹ.

Phát biểu lễ khai mạc trưng bày, ông Nguyễn Văn Đoàn – Gám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết, trưng bày "Non sông liền một dải" giúp công chúng có dịp tiếp cận với những tư liệu, hiện vật tiêu biểu, quý giá đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Thông qua đó, khơi dậy trong mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ niềm tự hào, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Ông Nguyễn Văn Đoàn – Gám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Sỹ.

Ông Nguyễn Văn Đoàn – Gám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Phạm Sỹ.

Trưng bày với gần 150 tài liệu, hiện vật quý giá, tái hiện sinh động chặng đường đấu tranh vì độc lập, thống nhất của dân tộc, được chia thành ba phần.

Phần I: Khát vọng thống nhất, với những hình ảnh tiêu biểu như cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải - biểu tượng chia cắt hai miền, hay khoảnh khắc cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hóa năm 1955, thể hiện rõ tinh thần đồng lòng và quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhân dân miền Bắc bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong khi ở miền Nam, phong trào đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất diễn ra sôi nổi, tiêu biểu là cuộc xuống đường tại Sài Gòn-Gia Định ngày 1/5/1956.

Trưng bày đã thu hút được đông đảo công chúng. Ảnh: Phạm Sỹ.

Trưng bày đã thu hút được đông đảo công chúng. Ảnh: Phạm Sỹ.

Phần 2: Nước Việt Nam là một – Dân tộc Việt Nam là một. Trưng bày giới thiệu về đường lối, quyết sách sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; Sự ủng hộ, chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Những hiện vật như ống nghe điện thoại từ Đồn Biên phòng số 27 (Tây Ninh), đoàn xe vượt Trường Sơn chi viện cho miền Nam hay hình ảnh các phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” trong giới sinh viên miền Nam... đã phản ánh rõ nét sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Bên cạnh đó là sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế: khẩu hiệu phản đối chiến tranh của nhân dân Campuchia, cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam tại Moskva (Liên Xô) năm 1965, chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Fidel Castro đến vùng giải phóng Quảng Trị năm 1973, hay các cuộc biểu tình phản chiến tại Mỹ.

Phần 3: Non sông liền một dải. Những hiện vật, hình ảnh ghi lại giờ phút những thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam; Không khí tưng bừng, niềm vui của ngày thống nhất non sông; nhân dân hai miền Nam - Bắc sum họp; Đất nước Việt Nam thống nhất, non sông liền một dải.

Một số hình ảnh tại buổi trưng bày:

Đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Phạm Sỹ.

Đại biểu tham quan không gian trưng bày. Ảnh: Phạm Sỹ.

Một số tài liệu, hiện vật quý giá, tái hiện sinh động chặng đường đấu tranh vì độc lập, thống nhất của dân tộc được trưng bày. Ảnh: Phạm Sỹ.

Một số tài liệu, hiện vật quý giá, tái hiện sinh động chặng đường đấu tranh vì độc lập, thống nhất của dân tộc được trưng bày. Ảnh: Phạm Sỹ.

Trưng bày thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ...

Trưng bày thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ...

Các bạn trẻ quay lại những thước phim ngắn để giới thiệu, lan tỏa tình yêu đất nước trên các nền tảng xã hội.

Các bạn trẻ quay lại những thước phim ngắn để giới thiệu, lan tỏa tình yêu đất nước trên các nền tảng xã hội.

Phạm Sỹ

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/trung-bay-150-tai-lieu-hien-vat-chu-de-non-song-lien-mot-dai-10304254.html