Trung Quốc chạy đập thủy điện Bạch Hạc Than, 2 công trình này 'khổng lồ' hơn

Đập Tam Hiệp, đập thủy điện Bạch Hạc Than... là những đập thủy điện lớn nổi tiếng thế giới. Những công trình này có quy mô lớn, được thiết kế để kiểm soát dòng nước vào mùa mưa lũ cũng như sản xuất lượng điện khổng lồ.

Theo Tân Hoa Xã, vào tháng 7 tới đây, Trung Quốc sẽ vận hành đập thủy điện lớn thứ hai thế giới - đập thủy điện Bạch Hạc Than (Baihetan). Theo đó, đập thủy điện khổng lồ này bắt đầu tích nước.

Theo Tân Hoa Xã, vào tháng 7 tới đây, Trung Quốc sẽ vận hành đập thủy điện lớn thứ hai thế giới - đập thủy điện Bạch Hạc Than (Baihetan). Theo đó, đập thủy điện khổng lồ này bắt đầu tích nước.

Được xây dựng trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử ở tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc, đập thủy điện Bạch Hạc Than có chiều rộng 72m ở chân đế và 13m ở đỉnh. Đây là một đập có thiết kế vòm cong cao 277m với độ cao đỉnh là 827m.

Được xây dựng trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử ở tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc, đập thủy điện Bạch Hạc Than có chiều rộng 72m ở chân đế và 13m ở đỉnh. Đây là một đập có thiết kế vòm cong cao 277m với độ cao đỉnh là 827m.

Đập Bạch Hạc Than hoàn thành sau 4 năm xây dựng. Để hoàn thành công trình này, các kiến trúc sư sử dụng 8 triệu m3 bê tông và kinh phí lên đến 170 tỉ nhân dân tệ (tương đương 26,1 tỉ USD).

Đập Bạch Hạc Than hoàn thành sau 4 năm xây dựng. Để hoàn thành công trình này, các kiến trúc sư sử dụng 8 triệu m3 bê tông và kinh phí lên đến 170 tỉ nhân dân tệ (tương đương 26,1 tỉ USD).

Nhà máy thủy điện đập Bạch Hạc Than sử dụng 16 tuabin, với tổng công suất lắp đặt 16 triệu kilowatt. Theo thiết kế, công trình này tạo ra hơn 60 tỉ kilowatt giờ điện/năm.

Nhà máy thủy điện đập Bạch Hạc Than sử dụng 16 tuabin, với tổng công suất lắp đặt 16 triệu kilowatt. Theo thiết kế, công trình này tạo ra hơn 60 tỉ kilowatt giờ điện/năm.

Trước khi vận hành đập Bạch Hạc Than, Trung Quốc nổi tiếng thế giới với đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới. Được khởi công vào năm 1994, đập Tam Hiệp nằm trên sông Trường Giang hoàn thành và vận hành vào năm 2009.

Trước khi vận hành đập Bạch Hạc Than, Trung Quốc nổi tiếng thế giới với đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới. Được khởi công vào năm 1994, đập Tam Hiệp nằm trên sông Trường Giang hoàn thành và vận hành vào năm 2009.

Đập thủy điện lớn nhất thế giới được làm từ bê tông và thép. Công trình khổng lồ này có chiều dài 2.355m. Đỉnh đập cao 185m trên mực nước biển. Khối lượng nước khổng lồ được tích trữ đầy tại đập Tam Hiệp có thể làm thay đổi chuyển động quay của Trái Đất.

Đập thủy điện lớn nhất thế giới được làm từ bê tông và thép. Công trình khổng lồ này có chiều dài 2.355m. Đỉnh đập cao 185m trên mực nước biển. Khối lượng nước khổng lồ được tích trữ đầy tại đập Tam Hiệp có thể làm thay đổi chuyển động quay của Trái Đất.

Để hoàn thành đập Tam Hiệp, các kiến trúc sư sử dụng 27,2 triệu m3 bêtông, 463.000 tấn thép.

Để hoàn thành đập Tam Hiệp, các kiến trúc sư sử dụng 27,2 triệu m3 bêtông, 463.000 tấn thép.

Kể từ khi đi vào vận hành, lượng nước của đập Tam Hiệp đủ khả năng sản xuất 22,5 triệu kilowatt điện. Công trình cung cấp phần lớn điện cho người dân ở Trung Quốc.

Kể từ khi đi vào vận hành, lượng nước của đập Tam Hiệp đủ khả năng sản xuất 22,5 triệu kilowatt điện. Công trình cung cấp phần lớn điện cho người dân ở Trung Quốc.

Không chỉ Trung Quốc, Mỹ tự hào với đập thủy điện Hoover khổng lồ. Đây là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20.

Không chỉ Trung Quốc, Mỹ tự hào với đập thủy điện Hoover khổng lồ. Đây là một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, một trong 100 kỳ quan của thế giới ở thế kỷ 20.

Được xây dựng vào năm 1931, đập thủy điện Hoover nằm chắn ngang sông Colorado được hoàn thành vào năm 1936. Tổng chiều cao của đập thủy điện là 221,4m và chiều dài 379,2m.

Được xây dựng vào năm 1931, đập thủy điện Hoover nằm chắn ngang sông Colorado được hoàn thành vào năm 1936. Tổng chiều cao của đập thủy điện là 221,4m và chiều dài 379,2m.

Bề dày của đập Hoover ở chỗ dày nhất là 200m. Chân của đập Hoover dày 200m và đỉnh đập kết hợp dùng làm đường giao thông rộng 15m. Để hoàn thành công trình này, các kiến trúc sư sử dụng 3,33 triệu m3 bê tông.

Bề dày của đập Hoover ở chỗ dày nhất là 200m. Chân của đập Hoover dày 200m và đỉnh đập kết hợp dùng làm đường giao thông rộng 15m. Để hoàn thành công trình này, các kiến trúc sư sử dụng 3,33 triệu m3 bê tông.

17 máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất tối đa 2.071 megawatts năng lượng thủy điện. Nhờ vậy, đập thủy điện này cung cấp nguồn nước và nguồn điện cho các tiểu bang lân cận.

17 máy phát điện của đập Hoover có thể sản xuất tối đa 2.071 megawatts năng lượng thủy điện. Nhờ vậy, đập thủy điện này cung cấp nguồn nước và nguồn điện cho các tiểu bang lân cận.

Mời độc giả xem video: Thủy điện xả lũ, Đồng Nai di tản hơn 700 hộ dân. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/cong-nghe/trung-quoc-chay-dap-thuy-dien-bach-hac-than-2-cong-trinh-nay-khong-lo-hon-1556041.html