Trung Quốc lại lập kỷ lục thế giới với cây cầu dây văng xây trên núi cát

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới kinh ngạc trước năng lực xây cầu của mình với việc hoàn thành cầu dây văng đầu tiên bắc qua hẻm núi đầy gió và cát.

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới kinh ngạc trước năng lực xây cầu của mình, với việc khánh thành cầu Sharmoron ở huyện Hexigten thuộc thành phố Xích Phong, khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.

Trung Quốc một lần nữa khiến thế giới kinh ngạc trước năng lực xây cầu của mình, với việc khánh thành cầu Sharmoron ở huyện Hexigten thuộc thành phố Xích Phong, khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.

Đây là cây cầu đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên khu vực hẻm núi đầy gió và cát, đồng thời cũng là cầu dây văng dầm PC đa tháp dài nhất và cao nhất trên toàn cầu. Tổng chi phí dự án lên tới 904 triệu nhân dân tệ (hơn 3.100 tỷ đồng).

Đây là cây cầu đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên khu vực hẻm núi đầy gió và cát, đồng thời cũng là cầu dây văng dầm PC đa tháp dài nhất và cao nhất trên toàn cầu. Tổng chi phí dự án lên tới 904 triệu nhân dân tệ (hơn 3.100 tỷ đồng).

Cây cầu có tổng chiều dài lên đến 2.064 m, với tổng chiều cao từ chân tháp đến dầm đạt 210 m. Nhịp cầu chính có sáu tháp cáp, mỗi tháp cao 38 m. Việc xây dựng toàn tuyến được khởi công vào tháng 10/2019, hoàn thành nghiệm thu trong năm 2023 và chính thức thông xe vào ngày 22/6 vừa qua.

Cây cầu có tổng chiều dài lên đến 2.064 m, với tổng chiều cao từ chân tháp đến dầm đạt 210 m. Nhịp cầu chính có sáu tháp cáp, mỗi tháp cao 38 m. Việc xây dựng toàn tuyến được khởi công vào tháng 10/2019, hoàn thành nghiệm thu trong năm 2023 và chính thức thông xe vào ngày 22/6 vừa qua.

Cây cầu vượt qua con sông giữa hẻm đất cát Hunshandake, với độ sâu từ đỉnh hẻm đến bờ sông lên tới 60 m và có độ dốc từ 30 đến 40 độ.

Cây cầu vượt qua con sông giữa hẻm đất cát Hunshandake, với độ sâu từ đỉnh hẻm đến bờ sông lên tới 60 m và có độ dốc từ 30 đến 40 độ.

Địa hình đầy thách thức, đặc trưng bởi sự chênh lệch độ cao đáng kể và khả năng ổn định kém, đòi hỏi tất cả các trụ cầu phải được đặt sâu dưới các lớp cát dày.

Quá trình xây dựng được cho là đã gặp phải những khó khăn đáng kể do sự biến động nhiệt độ lớn và gió mạnh thường xuyên trong hẻm núi hình chữ U, làm tăng nguy cơ nứt bê tông và đặt ra rủi ro an toàn cao. Vào mùa xuân, khu vực này thậm chí có gió mạnh cấp 8, kéo dài 15 - 20 ngày.

Quá trình xây dựng được cho là đã gặp phải những khó khăn đáng kể do sự biến động nhiệt độ lớn và gió mạnh thường xuyên trong hẻm núi hình chữ U, làm tăng nguy cơ nứt bê tông và đặt ra rủi ro an toàn cao. Vào mùa xuân, khu vực này thậm chí có gió mạnh cấp 8, kéo dài 15 - 20 ngày.

Với việc cây cầu hiện đã được thông xe, thời gian di chuyển giữa các điểm trọng yếu trong khu vực đã được rút ngắn một nửa. Hành trình từ thị trấn Kinh Bằng (huyện Hexigten) đến Ulan Butong (giáp biên giới Mông Cổ), trước đây mất hai tiếng rưỡi, giờ đây có thể hoàn thành trong chưa đầy một giờ.

Với việc cây cầu hiện đã được thông xe, thời gian di chuyển giữa các điểm trọng yếu trong khu vực đã được rút ngắn một nửa. Hành trình từ thị trấn Kinh Bằng (huyện Hexigten) đến Ulan Butong (giáp biên giới Mông Cổ), trước đây mất hai tiếng rưỡi, giờ đây có thể hoàn thành trong chưa đầy một giờ.

Cầu Sharmoron được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới đường bộ ở trung tâm khu tự trị Nội Mông, hỗ trợ các chiến lược phát triển phía Tây và mở cửa phía Bắc của Trung Quốc.

Cầu Sharmoron được kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới đường bộ ở trung tâm khu tự trị Nội Mông, hỗ trợ các chiến lược phát triển phía Tây và mở cửa phía Bắc của Trung Quốc.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/trung-quoc-lai-lap-ky-luc-the-gioi-voi-cay-cau-day-vang-xay-tren-nui-cat-ar879095.html