Trung Quốc lý giải vì sao năng lượng mặt trời dư thừa quá mức

Khi ngành công nghiệp năng lượng mặt trời Trung Quốc chuyển sang kỷ nguyên công nghệ và thực tiễn mới, sẽ cần có thời gian để thị trường hấp thụ lượng công suất dư thừa, Zhang Jianhua, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc (NEA) cho biết.

Sự tăng trưởng nhanh chóng về năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tạo ra tình trạng dư thừa công suất, nhưng một quan chức cho biết vấn đề này sẽ được giải quyết sau khi ngành này chuyển sang giai đoạn phát triển tiếp theo. Ảnh: AP

Sự tăng trưởng nhanh chóng về năng lượng mặt trời của Trung Quốc đã tạo ra tình trạng dư thừa công suất, nhưng một quan chức cho biết vấn đề này sẽ được giải quyết sau khi ngành này chuyển sang giai đoạn phát triển tiếp theo. Ảnh: AP

“Thượng nguồn của ngành công nghiệp điện mặt trời ở Trung Quốc do các công ty tư nhân thống trị và cạnh tranh đủ mạnh. Khi tương lai thị trường tươi sáng hơn, họ đã chọn mở rộng sản xuất”, Zhang Jianhua, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng nước này cho biết.

Ông Zhang nói: “Sự tồn tại chung của các loại hình sản xuất cũ và mới trong thời kỳ chuyển đổi công nghệ đã đẩy tổng công suất của ngành lên cao”.

Trong bối cảnh các chính trị gia phương Tây ngày càng chỉ trích mạnh mẽ tình trạng dư thừa năng lượng của Trung Quốc – họ cho rằng xuất khẩu giá rẻ của gã khổng lồ Đông Á đã bóp nghẹt ngành sản xuất của chính họ – chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực phối hợp để phủ định lập luận này.

Các quan chức của NEA tuyên bố sẽ cung cấp các hướng dẫn cho việc lập kế hoạch hợp lý trong lĩnh vực này và tránh việc xây dựng dư thừa các khu sản xuất cấp thấp.

Ông Zhang cho biết bất kỳ vấn đề nào về năng lực sản xuất đều cần được xem xét theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.

Ông cho rằng sự cân bằng giữa cung và cầu là tương đối và sự mất cân bằng là bình thường.

Ông Zhang cho biết những bất cân xứng này có thể xảy ra ở bất kỳ nền kinh tế nào thực hiện hệ thống định hướng thị trường, và lượng cung dư thừa vừa phải sẽ góp phần vào tiến bộ công nghệ của ngành và giảm chi phí sản xuất.

Theo số liệu của NEA, Trung Quốc có hơn 100 công ty niêm yết tham gia vào ngành điện mặt trời. Năm ngoái, công suất năng lượng tái tạo mới được lắp đặt của Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng công suất của thế giới.

Ông gọi thị trường nội địa ổn định là “đá tảng” cho sự phát triển bền vững của ngành điện mặt trời Trung Quốc.

Khi Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ áp dụng năng lượng xanh, việc tích hợp năng lượng gió và năng lượng mặt trời gặp nhiều khó khăn do cả hai đều biến động, gây áp lực rất lớn lên lưới điện tổng thể.

Tháng trước, Bắc Kinh đã công bố một kế hoạch mới cho phép cắt giảm năng lượng gió và năng lượng mặt trời lên tới 10% ở “các khu vực có điều kiện tài nguyên tốt hơn”, so với tỷ lệ 5% trước đó.

Các nhà phân tích cho biết động thái này báo hiệu Trung Quốc sẽ không cho phép các vấn đề tích hợp lưới điện trong thời gian tới, làm chậm quá trình khử carbon của nước này.

Nh.Thạch

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/trung-quoc-ly-giai-vi-sao-nang-luong-mat-troi-du-thua-qua-muc-713362.html