Trung Quốc: Thiếu nhân tài, các tập đoàn thi nhau chiêu mộ Hoa kiều

Các tập đoàn thiếu nhân tài tại Trung Quốc đang tìm cách thuê Hoa kiều vì những ứng viên đó được cho là sẵn sàng chuyển chỗ ở và có tiềm năng phù hợp hơn.

Và người Trung Quốc hiện đang sống tại Mỹ, nơi có trình độ giáo dục đại học được các công ty ở Trung Quốc đánh giá cao, nói rằng họ không ngại cân nhắc việc quay trở về quê hương.

Thiếu hụt nhân tài

Các nhà tuyển dụng Trung Quốc đã vươn ra nước ngoài để lấp đầy các vị trí tuyển dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học và các trụ cột kinh tế khác, các chuyên gia tài năng quốc tế cho biết. Đặc biệt là khi Hoa Kỳ tăng cường kiềm chế công nghệ trong bối cảnh cạnh tranh song phương kéo dài. Những người được tuyển dụng phải có kỹ năng hàng đầu, khả năng nói tiếng Trung Quốc bản địa, văn hóa chia sẻ và khả năng tiếp cận với mạng lưới kinh doanh nước ngoài (đối với một số nhân sự).

“Họ chắc chắn sẽ đưa một số chuyên gia người Trung Quốc vào công ty để đảm nhận các vai trò quan trọng, đặc biệt là kỹ sư trưởng”, Linda Yang, Tổng Giám đốc Greater China – chịu trách nhiệm về quy trình tuyển dụng tại công ty tư vấn quản lý Korn Ferry có trụ sở tại Los Angeles, cho biết. Thực tế, các công ty hiện nay đang ưu tiên thuê người địa phương, nhưng bước tiếp theo là “thuê lại người gốc Trung Quốc”.

 Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia hướng ra nước ngoài để tìm kiếm những người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài và lôi kéo họ trở lại Trung Quốc làm việc. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia hướng ra nước ngoài để tìm kiếm những người Trung Quốc được đào tạo ở nước ngoài và lôi kéo họ trở lại Trung Quốc làm việc. (Nguồn: Tân Hoa Xã)

Sean Li, Tổng Giám đốc Trung Quốc của công ty tuyển dụng Robert Walters Group của Anh, cho biết thông thường, việc tuyển dụng người nước ngoài sẽ mất thời gian, nhưng người được tuyển dụng là người gốc Trung Quốc hoặc có cha mẹ vẫn sống ở Trung Quốc thì có thể trở thành một “nhân tố thúc đẩy. Đây là một mục tiêu lớn để các phòng ban xem xét”, Li nói.

Sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc đã vượt xa sự phát triển của hệ thống giáo dục trong khi doanh thu có xu hướng tăng cao, tất cả gây ra sự thiếu hụt nhân tài. Hong Kong, Đài Loan, Singapore và các khu vực khác của châu Á cũng đang thiếu nhân tài địa phương, chủ yếu là do dân số già.

Các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm những tài năng hàng đầu về trí tuệ nhân tạo (AI) vì nước này hiện đang thiếu những nhân tố như vậy so với Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua phát triển các dịch vụ dạng ChatGPT.

Trong lĩnh vực sản xuất thông minh, danh sách hạng mục công việc đã tăng khoảng 54% vào năm ngoái so với năm 2021 trên nền tảng tuyển dụng Zhaopin.com của Trung Quốc. Nó cho biết công nghệ phần mềm, điện tử và tự động hóa đã trải qua tình trạng thiếu hụt tồi tệ nhất.

Trong số các công ty dược phẩm sinh học, một nhóm xúc tiến công nghiệp dự báo rằng sự thiếu hụt nhân tài hàng năm chỉ riêng ở Thượng Hải là hơn 100.000 người, chủ yếu là trong các công việc sản xuất và R&D, tờ Shanghai Daily của nhà nước đưa tin. Các công ty làm việc trong lĩnh vực năng lượng xanh và xe điện cũng đang cố gắng tìm kiếm những người mới.

Bà Aiko Kikkawa, nhà kinh tế học của Ngân hàng Phát triển châu Á tại Metro Manila, cho biết các nhà tuyển dụng Trung Quốc đã tuyển dụng từ cộng đồng hải ngoại của họ ít nhất là từ năm ngoái để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài. Bà cho biết những công ty đó cố gắng tạo ưu điểm bằng các gói phúc lợi tốt.

“Ông lớn” Huawei Technologies đã chi 150 triệu USD để tìm kiếm nhân tài ở nước ngoài, một phát ngôn viên của công ty cho biết vào tháng 6.

Tuy nhiên, Ren Zhengfei, Giám đốc điều hành của công ty có 207.000 nhân viên, cho biết vào năm 2021 rằng Huawei đang nhắm mục tiêu tuyển dụng những người không phải là Hoa kiều vì số lượng sinh viên Trung Quốc tài năng, được đào tạo ở nước ngoài đã giảm, cho thấy công dân sống tại Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.

Ann Hsu, cựu sinh viên đại học và thành viên ban cố vấn cho Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc Berkeley cho biết: Các công ty Trung Quốc đã sử dụng khuôn viên Đại học California ở Berkeley để tuyển dụng sinh viên và sinh viên Trung Quốc quan tâm đến các nhà tuyển dụng Trung Quốc.

Hiệp hội Học giả và Sinh viên Trung Quốc Berkeley cũng đã tổ chức một hoạt động tuyển dụng cho Baidu của Trung Quốc vào năm 2017, theo trang Facebook của Baidu.

Sean Li cho biết, Hoa kiều có nhiều khả năng cân nhắc làm việc tại Trung Quốc nếu họ có thể xử lý “các dự án mang tính cách mạng” và các công việc có “phạm vi lớn hơn”. Ông nói: “Họ sẽ có mức lương cao và ưu tiên mua cổ phiếu hấp dẫn đến mức chỉ cần làm việc ở đó trong 3 năm”.

Liệu có phải tất cả đều muốn trở về?

Việc tìm kiếm “triển vọng nghề nghiệp tốt hơn” đã khiến ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc trở về nước sau khi du học – chiếm khoảng 80% tổng số – tờ China Daily cho biết vào năm ngoái. Tờ báo của nhà nước này cho biết 1 triệu lao động đã quay trở lại vào năm 2021, tăng từ 770.000 người vào năm 2020 và 580.300 người vào trước đại dịch năm 2019. Trong khi chỉ 134.800 lao động đã quay trở lại vào năm 2010.

Những người ở lại nước ngoài phải tranh giành việc làm với người dân địa phương ở đó và thường chạy đua với thời hạn cấp thị thực lao động. Hoa Kỳ cho phép thời gian ân hạn từ một đến hai năm sau khi tốt nghiệp đại học.

“Vì vậy, điều này đang xảy ra. Rất nhiều sinh viên quan tâm đến việc quay trở lại Trung Quốc để làm việc. Đó là môi trường xin thị thực rất khó khăn, và thị trường việc làm ở Mỹ không còn thân thiện với Trung Quốc nữa”, Hsu, sống ở San Francisco, cho biết.

George Chen, chủ nhà hàng ở San Francisco, cho biết chú của anh, người thiết kế hệ thống đánh máy song ngữ, đã quay trở lại Trung Quốc sau khi được thông báo rằng ông ấy đã bị từ chối mua nhà ở Nam California do chủng tộc của mình.

“Tôi nghĩ, là người Mỹ gốc Hoa, tất cả chúng tôi đều có niềm tự hào dân tộc”, Chen, người sáng lập nhà hàng cao cấp Eight Tables nói. Anh nói những người đồng hương Trung Quốc rằng sẽ suy nghĩ về Trung Quốc “nếu thương mại thân thiện, và tôi có thể đi từ thiện và kiếm nhiều tiền, cũng như cho con tôi học tiếng mẹ đẻ vì chúng là người gốc Hoa”.

Tuy nhiên, một số nhà tuyển dụng Trung Quốc vẫn ưu tiên thuê người địa phương, vì họ hiểu biết về quê hương. Và không phải tất cả người Trung Quốc ở nước ngoài đều muốn quay trở lại.

Các sinh viên tốt nghiệp trở về có thể bị coi là thiếu “kiến thức địa phương cần thiết để làm việc trong các công ty Trung Quốc và khả năng thích ứng với môi trường địa phương”, các nhà nghiên cứu của Trường Giáo dục Đại học Deakin có trụ sở tại Úc cho biết trong một nghiên cứu năm 2021.

Nghiên cứu cho biết các ứng viên trong cả mạng lưới Trung Quốc và quốc tế “có thể được coi là một dấu hiệu phân biệt trong thị trường lao động trong nước”.

Shang Kaibo, 21 tuổi, ở Bắc Kinh, nói rằng còn quá sớm để cậu cam kết sẽ trở lại quê hương. Du học sinh này đang tham gia một chương trình mùa hè tại Berkeley và dự định hoàn thành bằng cử nhân kinh tế tại Pháp.

“Tôi chưa bao giờ đến Pháp nên rất khó để nói liệu tôi có thích nó hay không”, Shang nói. Nhưng ở Trung Quốc, “những người trẻ tuổi phải vật lộn để tìm việc làm”, du học sinh này nói thêm.

Hồng Vân (Theo SCMP)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-thieu-nhan-tai-cac-tap-doan-thi-nhau-chieu-mo-hoa-kieu-post255880.html