Tu hạnh Đầu đà của đạo Phật và tu Khổ hạnh của ngoại đạo

Chúng ta hiểu rằng hạnh đầu đà (dhūta-guna, 頭陀行) là một trong nhiều phương pháp tu tập, ai thích hợp với phương pháp tu tập nào thì cứ tự do chọn phương pháp đó mà tu tập phải phù hợp với hoàn cảnh thời đại.

Chúng ta hiểu rằng hạnh đầu đà (dhūta-guna, 頭陀行) là một trong nhiều phương pháp tu tập, ai thích hợp với phương pháp tu tập nào thì cứ tự do chọn phương pháp đó, cách hành trì và tu tập phải phù hợp với hoàn cảnh thời đại.

Hành giả tu khổ hạnh (Sādhu), trong chú giải tiếng Pali, danh từ “Sādhu” chỉ được sử dụng để chỉ các hành động thiện. “Sādhu” là những hành giả tu khổ hạnh, được người dân Ấn Độ và Nepal tôn sùng, coi như thánh sống.

Việc tự tu các hạnh đầu đà (dhūta-guna, 頭陀行) mà chưa trải qua thụ các giới phẩm của đạo Phật, không thụ Sa di, không thụ giới cụ túc giới (sự thành tựu trọn vẹn), không nhận giới thể trang nghiêm thanh tịnh của đức Phật chế, không thụ trì giới luật, không thụ giáo hạnh đầu đà từ các bậc thầy tôn kính, sẽ không tác thành nên hạnh đầu đà của đạo Phật mà chỉ trở thành sự tu khổ hạnh của ngoại đạo.

Hiện nay, đang làn sóng truyền trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông hay truyền khẩu trong dân gian cho rằng, người tu sĩ Phật giáo đều phải tu tập các hạnh đầu đà (dhūta-guna, 頭陀行) mới đúng với tinh thần của đạo Phật. Nhưng ý kiến này không chân thực. Tại sao, bởi các vị thánh tăng đại đệ tử của đức Phật, chỉ có Tôn giả Ma Ha Ca Diếp là một vị thánh tăng gương mẫu với phẩm hạnh đầu đà đệ nhất trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật.

Các vị đại đệ tử còn lại, như Tôn giả Ānanda, Tôn giả Upāli, Tôn giả Sāriputra. . . đều không chuyên tu hạnh đầu đà. Như thế các vị tỳ kheo này có phải là những vị thánh tăng hay không? Hàng nghìn năm lịch sử Phật giáo Việt Nam đâu phải vị tu sĩ Phật giáo nào cũng tu hạnh đầu đà?

Lịch đại Tổ sư các thiền phái Phật giáo Việt Nam, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 (khoảng năm 580), Thiền phái Vô Ngôn Thông hiện diện tại Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 9 (khoảng năm 820), Thiền phái Thảo Đường do Thánh vương Lý Thánh Tông sáng lập vào đầu thế kỷ 11, Thiền phái Trúc Lâm do Thánh vương Trần Nhân Tông sáng lập vào cuối thế kỷ 13.

Thiền phái Lâm Tế xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ 17, do Tổ sư Nguyên Thiều Thọ Tông (Siêu Bạch Hoán Bích -1648-1728) đến từ Quảng Đông, Trung Hoa và khởi xướng đầu tiên tại Việt Nam, Thiền phái Tào Động do Quốc chúa Minh Vương Bồ tát Nguyễn Phúc Chu tiếp nhận từ Trung Hoa và khởi xướng vào thế kỷ 17 và Tào Động Tông truyền ở miền Bắc (Đàng Ngoài) do Thiền sư Thủy Nguyệt hiệu Thông Giác (1636–1704) tiếp nhận từ Trung Hoa và khởi xướng. . .

Các thiền phái này đều có trú xứ, trụ trì một số cơ sở tự viện Phật giáo. Thế mà các Ngài vẫn kiến tính chứng ngộ yếu chỉ phật pháp và truyền lưu pháp mạch chính pháp nhãn tạng của Phật tổ.

Thực tế cho thấy, hàng nghìn năm lịch sử Phật giáo truyền lưu hậu thế, chúng ta biết đạo Phật cần có phương tiện thiện xảo thông qua khế cơ khế lý (vận dụng sao cho vừa hợp với đạo lý, vừa hợp với trình độ của chúng sinh). Khi đến Đông Á, đạo Phật tùy duyên thích nghi với người dân nơi đó, nhằm hòa nhập với dân phong quốc tục bản địa để phát triển phù hợp với họ.

Hình thức nhập thất là cắt đứt mọi liên hệ với xã hội, một phương pháp rốt ráo nhất, để cho chúng ta tu tập thiền định, niệm Phật, hay trì chân ngôn mật chú… người ta cất một cái cốc (một căn nhà nhỏ), trong căn nhà này chỉ có giường nằm, một cái bỉnh đựng nước uống, chén đĩa dùng để ăn và uống, một cái chăn để đắp và một cái mùng để tránh muỗi, mọi thứ đều phải giản tiện tối đa.

Trước khi nhập thất, người ta phải chuẩn bị thức ăn, nếu không có người giúp đỡ, người ta chỉ ăn cơm khô (cơm phơi khô), nếu có người giúp đỡ, nhờ người đem thức ăn đến cho ta hàng ngày, đây là một ví dụ điển hình về một trong những phương pháp tu tập của liệt vị Tổ sư tại các nước phương Đông.

Ngày nay, đạo Phật nhiệm mầu, ánh sáng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp đã hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nước vùng ôn đới như các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ. Liệu các vị tu sĩ Phật giáo có thể thực tập khước từ hết tất cả tiện nghi, ở thâm sơn cùng cốc, rừng xanh trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt bởi lạnh rét tột độ ở đây không? Chúng ta phải thích nghi với thời tiết. Đức Phật sống ở Ấn Độ và mùa đông ở Ấn Độ không băng như Alaska hay Vương quốc Anh quốc.

Cũng như thế, ngày nay dân gian thế nhân phê phán các vị tu sĩ Phật giáo trụ tại các cơ sở tự viện là không có cơ sở. Ngay từ thời đức Phật, Ngài đức Phật đã thụ nhận Tinh xá Kỳ Hoàn do trưởng giả Anathapindika (Cấp Cô Độc) cúng dường khu đất và Thái tử Gida-taishi (Kỳ-đà) cúng dường vườn cây, Tinh xá Trúc Lâm do Quốc vương Bimbisāra (Tần bà sa la, बिम्बिसार, trị vì:544 TCN – k. 493 TCN) đã dâng cúng, đức Phật đã cho phép Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp sử dụng các cơ sở tự viện Phật giáo này.

Các cơ sở tự viện thời đức Phật, nơi các vị Thánh tăng tuyên dương Diệu pháp Như Lai, hoằng dương chính pháp Phật đà và tiếp nhận đồ chúng tu học Phật pháp. Theo dòng thời gian, đoàn du tăng phát triển cùng với những cơ sở tự viện Phật giáo. Nếu không có cơ sở tự viện Phật giáo, chúng tăng ngày càng đông thì không có cơ sở tiện nghi tu học, đặc biệt là ở những nơi ít rừng rậm như tại các đô thị phương Đông thời cổ trung đại.

Không có Tăng đoàn thanh tịnh hòa hợp, không có giảng đường, không có cơ sở vật chất, hàng cư sĩ phật tử tại gia, quần chúng sẽ không nhận được pháp âm vi diệu và được truyền cảm hứng đạo nhiệm mầu và hạnh đức Như Lai từ Tăng bảo. Thế là có thể thấy ngoài mối tương tác phụ thuộc lẫn nhau giữa tứ chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nữ cư sĩ và nam cư sĩ như cỗ xe tứ mã, các điều kiện vật chất của thế gian cần được sử dụng để hộ trì Tam Bảo.

Cho nên chúng ta hiểu rằng hạnh đầu đà (dhūta-guna, 頭陀行) là một trong nhiều phương pháp tu tập, ai thích hợp với phương pháp tu tập nào thì cứ tự do chọn phương pháp đó mà tu tập phải phù hợp với hoàn cảnh thời đại.

Nền tảng cốt lõi của đạo Phật là Bồ đề tâm, Bản thể tự tâm đầy khắp thời gian không gian, tất cả đều thuộc về chính mình, ngoài tâm chẳng có pháp để đắc, nên giác ngộ cái Tâm vô sở đắc, tức là Bồ đề, đích đến của đạo Vô thượng Bồ đề là cởi bỏ được sự trói buộc của phiền não mà vượt thoát khỏi thế giới mê muội khổ đau, hành trình đi đến đạo Vô thượng Bồ đề nhanh hay chậm do công trì giới đạo đức thanh cao, thiền định và chứng trí tuệ bát nhã.

Nếu mê chấp một phương pháp cho rằng đây là phương pháp tối thượng đến đạt đến quả quả vị vô sinh pháp nhẫn khế hợp chân lý. Chính pháp Thích Ca Như Lai là chẳng lọt hai bên tương đối gọi là Trung đạo, cũng chẳng trụ nơi chính giữa, chẳng đắm mê thái quá cực đoan.

Đức Phật, khi còn là Đông cung Thái tử Siddhattha Gotama khi ngự tại cung vàng điện ngọc thụ hưởng thụ hưởng thụ lạc thú vật chất xa hoa cách thái quá cực đoan, khi ngài xuất gia, trải qua sáu năm tu hành khắc khổ một cách thái quá cực đoan. Sau đó, Ngài đã nhận ra rằng lối tu khổ hạnh thái quá cực đoan không phải con đường đưa đến giải thoát những nỗi khổ niềm đau.

Trong kinh A Hàm, đức Phật dạy rằng: “Thế giới này phần lớn dựa vào hai kiến chấp là: CÓ và KHÔNG, Một và Nhiều.v.v. . .Tất cả đều CÓ là kiến chấp thứ nhất, tất cả đều KHÔNG là kiến chấp thứ hai, tất cả đều Một là kiến chấp thứ ba, tất cả đều Nhiều là kiến chấp thứ tư. . . Viễn ly những kiến chấp là Như Lai thuyết Trung đạo.

Kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của đức Phật rõ ràng là chủ trương phá chấp, tức không chấp thủ. Không chấp thủ không có nghĩa là tiêu cực thụ động, khung khổ mà trái lại không chấp thủ là để phát huy trọn vẹn tinh thần tự do tự tại vô quái ngại, không vướng mắc vào danh tướng, không chấp thủ có nghĩa là đi đến Trung đạo. Điều này có nghĩa là phải “không thấy một pháp nào là khả thủ thì mới không phạm lỗi, biết như thế thì đối với mọi thế gian sẽ không có sở thủ, người không có sở thủ sẽ chứng ngộ quả vị Niết bàn”.

Như thế, Trung đạo chính là viễn ly nhị biên tà kiến đối đãi, tức là trụ chấp KHÔNG cũng chẳng trụ chấp CÓ, không vướng mắc vào bên này cũng chẳng vướng mắc vào bên kia. . . tất cả các khái niệm đó đều bị đoạn trừ bằng chính trí, bằng trí tuệ của bậc Thánh. Nói như thế có nghĩa là tất cả vạn vật đều do nhân duyên sinh, sự sống chỉ là dòng sinh hoạt biến động, hòa hợp liên tục vô cùng, chúng hỗ tương ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ lẫn nhau trùng trùn vô tận: “Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi ”. (Trích Kinh Tạp A Hàm).

Sa môn Vân Tuyền

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tu-hanh-dau-da-va-tu-kho-hanh.html