Kinhtedothi – Qua góc nhìn tư liệu đã cho thấy tiến trình 20 năm giải mã Hoàng thành Thăng Long. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, phát lộ một di tích rất độc đáo, thể hiện sự nối tiếp, liên tục trong suốt chiều dài lịch sử của hệ thống các kinh thành Việt Nam.
Những mốc thời gian trong nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long được giới thiệu bên lề Hội thảo khoa học: "20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội".
Phát lộ Hoàng thành Thăng Long, hiện trạng khu vực khai quật năm 2022.
Cảnh thăm dò khai quật đầu tiên tại di tích.
Khai quật làm xuất lộ nguyên trạng để nghiên cứu các lớp san nền kiến trúc.
Nghiên cứu các dấu tích kiến trúc xuất lộ.
Tổng thống Pháp Jacques Chirac đến thăm công trường khai quật năm 2004.
Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản J. Koizumi đến thăm công trường khai quật năm 2004.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến thăm công trường khai quật năm 2003.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Phú Trọng (nay là Tổng Bí thư) đến thăm các hố khai quật năm 2003.
Ngày 31/7/2010 (ngày 1/8/2010 giờ Việt Nam), kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới họp lại Brasil. Trước Hội đồng di sản thế giới gồm 21 nước đại diện, Việt Nam cùng ICOMOS trình bày và bảo vệ hồ sơ di sản. Sau đó, Hồ sơ được Hội đồng di sản công nhận Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản thế giới thứ 900 của nhân loại.
Niềm vui đón nhận bằng di sản thế giới đúng vào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đó là niềm tự hào, là món quà vô giá tri ân các bậc tiền nhân đã dày công xây đắp non sông.
Sau khi trở thành di sản thế giới, TP Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả những cam kết của Chính phủ Việt Nam với UNESCO thông qua việc mở cửa khu di sản cho công chúng, tăng cường các hoạt động cộng đồng, giám sát vùng đệm, nâng cao năng lực chuyên môn, đẩy mạnh nhất thể hóa quản lý di sản, xây dựng kế hoạch quản lý phù hợp và thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, quảng bá di sản.
Từ kết quả khai quật ở khu vực trung tâm, về cơ bản đã xác định được cấu trúc không gian Chính điện Kính Thiên, được cấu trúc bởi Đoan Môn – Đan Trì - điện Kính Thiên và cũng có được hiểu biết ban đầu về kiến trúc của Chính điện Kính Thiên.
Thời gian qua, hoạt động trưng bày triển lãm góp phần thiết thực cho công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản, đáp ứng nhu cầu tham quan và hưởng thụ văn hóa của đông đảo công chúng trong nước và quốc tế. Trong những năm gần dầy, nhiều công nghệ mới được ứng dụng và triển khai như thuyết minh tự động trên smartphone, màn hình diễn giải lịch sử, tour tham quan ảo 360 độ. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, du khách dễ dàng tìm hiểu di sản ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 vừa qua.Từ những kết quả nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong chặng đường 20 năm vừa qua cho thấy di sản đã và đang được bảo tồn, phát huy giá trị đúng hướng. Đây là những tiền đề vững chứng để Trung tâm đi tới chặng đường tiếp theo, bảo tồn lâu dài khu di sản với định hướng trở thành một công viên văn hóa - lịch sử, một điểm tham quan du lịch hấp dẫn hàng đầu của Thủ đô và cả nước.