Tu Phật tới Phú Yên, Tu Tiên lên Bảy Núi
Có một câu nói truyền từ sách cổ đã được nhà thơ Hoàng Kim mang vào trong tác phẩm của mình, xin phép được nhắc lại để nhấn mạnh cho vẻ đẹp muôn đời của 'Thất Sơn mầu nhiệm'.
An Giang có Bảy Núi
Cổ tích giữa đời thường….
Trước khi đến với kho tàng huyền thoại - truyền thuyết trên những dãy núi uy linh quanh năm mây phủ, thì hãy tận hưởng vị ngọt khiến ta say đắm từ hương vị đầu tiên.
Thiên Cấm hóa Thiên Khai
Bảy Núi là phên dậu chốn biên thùy, Vua Gia Long đã từng nói: “Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên không kém Bắc Thành“. Vẻ đẹp của Bảy Núi nói chung cũng như núi Cấm nói riêng là điều không phải bàn cãi, được chúa Nguyễn coi trọng thì tất là địa linh đất trời.
Nếu được xem là trọng điểm, thì việc đầu tư và khai thác vốn là điều hiển nhiên. Qua hàng trăm năm, khu vực này đã đối diện với nhiều thăng trầm, nhưng hiện nay lại trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Mảng rừng vẫn còn đấy, chỉ có điều bây giờ được tô vẽ bởi vạn nhành hoa, các con đường được chiếu sáng trong sương sớm hay chiều tà, băng qua những ngôi chùa lung linh trên đỉnh núi. Tất cả những điều này đều cho thấy Cấm Sơn đã được bảo tồn và phát triển một cách bài bản có chiều sâu, mở ra sợi dây kết nối với Thiên Quan ban chiếu.
Nốt nhạc thứ 8
Một bản nhạc thì luôn có trầm và bổng, đời người như bản nhạc mấy ai biết được tương lai. Sống hay tu cũng là một chặng đường dài, vẽ nên giai điệu cho đời thêm thư thái.
Ta muốn tìm lại khoảng thời không của chính mình. Ta đi về những nơi vui sướng, loại bỏ hết muộn phiền âu lo trong cuộc sống, tái tạo lại lối suy nghĩ tích cực của bản thân. Có một nơi mà luôn như thế đấy. Nằm gọn trong lòng ngọn núi, giữa những cánh rừng bao la.
Thanh Long thủy viên
Công viên nước Thanh Long, chia ra làm nhiều khu vực vui chơi háp dẫn, trong đó Đại hồ - bể nước mang phong cách đại dương được thiết kế theo dạng vô cực. Nơi đây luôn luôn có những làn sóng được tạo ra trôi dạt vào bờ vô cùng thích thú. Xung quanh là những hàng cây nhiệt đới đưa chúng ta vào trong cảm giác của Địa Trung Hải xanh rì.
Vườn tược và rừng xanh
Được bao phủ bởi mảng xanh bất tận, bên ngoài khu vực vui chơi chính là những khu vườn được cắt tỉa cẩn thận, phù hợp cho những bạn nào thích sự lặng yên với thiên nhiên, hay những cô chú lớn tuổi có thể ngồi tâm sự.
Xa hơn nữa, là đi vào bìa rừng, nơi đây không còn bàn tay con người nào can thiệp vào nữa, những gì ta thấy chính là sự nguyên sơ. Không khí mát mẻ, ẩm ẩm ướt ướt lướt qua làn da khiến ta hít được bầu không khí trong lành chưa từng có. Ngước lên không thấy bầu trời, chỉ có những tán cây cổ thụ cao chót vót để lọt vài tia nắng của buổi ban mai, thỉnh thoảng có vài hạt sương vô tình đọng rơi trên áo… Thực sự rất đẹp để khám phá và lia máy cho những tấm ảnh để đời.
Bái nhập “Thiên Cấm Thánh Địa”
Đức lớn nuôi chí bền
Đường trần đi không mỏi
Hai câu thơ cuối đã tóm lược cách phương khách vượt qua nóc nhà Tây Nam Bộ. Trước đây, khi chưa có cáp treo, người ta thường hành hương lên đỉnh bằng đường mòn, một chuyến đi dài và mệt mỏi. Đây chính là triết lý “tu tiên” cổ điển.
Còn đối với những ai muốn khám phá nhiều địa điểm, họ có thể sử dụng dịch vụ cáp treo với mức giá siêu ưu đãi và chỉ mất chừng 15 phút để đến đích. Trong khoảng thời gian ấy, du khách có thể thưởng ngoạn muôn vàn cảnh đẹp đầy cảm xúc và tiết kiệm thời gian. Đây là phương pháp “tu tiên” hiện đại, cho phép người ta cảm nhận được sự kết hợp giữa tận hưởng và luyện trí khai thông.
Đỉnh Mồ Côi năm nao
Thiên Cấm Sơn có phải
Ngắm cảnh sắc An Giang
Nhớ hoài kênh ông Kiệt
Đi trải nghiệm hết các chùa chiền, cúng bái, ngồi thiền, nghe về sự tích tiên giáng trần trên núi, hiểu được cội nguồn xa xưa. Như một góc của tảng băng trôi, còn nhiều thứ chưa nói lắm, chỉ mong là ai có lòng đi sẽ hiểu thôi. Những ngày Lễ chính là cơ hội vàng, đừng muộn màng quyết định.