Ukraine đề xuất áp trần giá dầu Nga 30 USD/thùng
Nga cho biết Mỹ khó có thể đồng ý với đề xuất của Ukraine về việc hạ trần giá dầu của nước này xuống 30 USD/thùng vì điều này sẽ làm rung chuyển thị trường năng lượng toàn cầu và gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ.
Sau khi Nga đưa quân vào Ukraine vào năm 2022, phương Tây đã tìm cách nhấn chìm nền kinh tế nước này bằng cách áp đặt vô số lệnh trừng phạt. Nổi bật, vào năm 2022 quốc gia này đã áp đặt mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu URL-PRMSK (Nga), hiện được giao dịch ở mức khoảng 68 USD/thùng.
Trước khi ấn định cơ chế áp trần giá dầu đang hiện hành, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào tháng 11/2022 từng kêu gọi các đồng minh giới hạn từ 30 đến 40 USD mỗi thùng.
Mức trần 60 USD/thùng dầu cho đến nay vẫn được duy trì bất chấp biến động của giá dầu và một số quốc gia kêu gọi hạ mức trần để hạn chế hơn nữa doanh thu của Moscow.
Trong khi đó, Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với hàng chục tàu chở dầu bị nghi chở dầu vượt quá mức giá trần mà G7, EU và Australia đã đồng ý.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết nền kinh tế thời chiến của Nga - tăng trưởng 3,6% trong năm ngoái - đã phát triển mạnh bất chấp các lệnh trừng phạt. Thậm chí, nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới đã và đang có rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Theo số liệu của OPEC, Nga có hơn 5% trữ lượng dầu đã được chứng minh của thế giới và khoảng 1/4 trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được chứng minh của thế giới trong khi OPEC, dẫn đầu là Saudi Arabia, kiểm soát khoảng 80% trữ lượng dầu của thế giới.
Công ty dầu khí Gazprom của Nga đã mất phần lớn thị trường châu Âu - thị trường mà Moscow đã dành khoảng nửa thế kỷ để xây dựng dần dần sau khi Liên Xô xây dựng các đường ống dẫn khí đốt về phía tây từ Siberia vào đầu những năm 1970.
Nỗ lực của ông Putin nhằm định hướng lại hoạt động xuất khẩu năng lượng khổng lồ của Nga về phía đông đang phải đối mặt với những trở ngại lớn - cả khoảng cách quá xa với các thị trường châu Á lẫn những cuộc đàm phán khó khăn với Trung Quốc về giá cả.
“ Nga sẽ không thiếu khách hàng nhập khẩu dầu thô, lấy châu Phi làm ví dụ - chúng tôi đã tăng gấp đôi lượng xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ ở đó trong một năm rưỡi qua”, ông Lavrov nói.
Ông cho biết Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thể hấp thụ nguồn cung dầu từ nhóm các nhà sản xuất dầu hàng đầu OPEC+.
Lê Na (Theo HSNW)