VACOD - HBA du Xuân 2025: Hành trình về nguồn gắn với lịch sử, văn hóa tâm linh và du lịch sinh thái tại Tuyên Quang

Du Xuân đầu năm là phong tục truyền thống, nét văn hóa được hình thành lâu đời của mỗi người dân Việt Nam, tạo cơ hội để kết nối với cội nguồn và giá trị văn hóa dân tộc với mong cầu một năm mới sung túc, bình an và may mắn cho mỗi gia đình, mỗi Doanh nghiệp.

Hòa trong không khí vui tươi, chào mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, cả nước kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt nam( 03/02/1945 - 03/02/2025), hướng tới kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là thời điểm Đại Hội Đảng các cấp đang được tích cực triển khai trong toàn quốc. Ngày 15-16/2/2025 vừa qua, Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội - HBA đã có hành trình ý nghĩa: Dâng hương, tham quan đầu Xuân về Tuyên Quang - mảnh đất được ví như “bảo tàng cách mạng” của cả nước.

Tham dự chương trình có Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD làm Trưởng đoàn; cùng sự góp mặt của hơn 30 Doanh nhân trong Ban chấp hành và Hội viên của VACOD – HBA; đội ngũ cán bộ Văn phòng thường trực, Văn phòng đại diện phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh của VACOD, Tạp chí Thương gia. Về phía địa phương, có sự tham gia của ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch Na Hang; ông Nguyễn Văn Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang; ông Nguyễn Đức Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Na Hang.

 Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực VACOD (khăn đỏ) cùng đoàn doanh nhân VACOD – HBA vào thăm Khu di tích lịch sử Tân Trào

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực VACOD (khăn đỏ) cùng đoàn doanh nhân VACOD – HBA vào thăm Khu di tích lịch sử Tân Trào

Chương trình Du Xuân là một nét văn hóa trong những sự kiện thường niên của VACOD – HBA, năm nay càng đặc biệt hơn khi Chương trình được tổ chức ngay sau thành công của Đại hội Chi bộ Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, Chi bộ văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Điều này càng tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp tăng cường hơn nữa sự gắn kết, mở rộng cơ hội giao lưu, kết nối và cũng là dịp để các Doanh nhân chia sẻ thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống, công việc, sản xuất kinh doanh...

Cội nguồn của những chiến công lịch sử

Điểm đầu tiên, Đoàn dâng hương và tham quan tại Cụm di tích Lán Nà Nưa (thuộc thôn Tân Lập, xã Tân Trào), là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng Đông. Đây chính là nơi Bác Hồ đã ở và làm việc từ cuối tháng 05 - 22/08/1945 để chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền trong cả nước. Lán được đơn vị giải phóng quân dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của đồng bào dân tộc miền núi, dưới các đám cây rậm rạp để đảm bảo bí mật cũng như đáp ứng được yêu cầu của Bác đề ra: “Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”.

 Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực VACOD, ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch Na Hang (mặc vest màu gạch sẫm) cùng Đoàn đại biểu dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Nưa

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực VACOD, ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch Na Hang (mặc vest màu gạch sẫm) cùng Đoàn đại biểu dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Nưa

 Tại Lán Nà Nưa - Bác Hồ đã nói câu nói bất hủ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Tại Lán Nà Nưa - Bác Hồ đã nói câu nói bất hủ: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Chính từ căn lán đơn sơ, với những nhận định đúng đắn, quyết sách kịp thời về thời cơ cách mạng, Bác Hồ đã chỉ đường cho toàn dân vươn tới một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vĩ đại. Từ bước ngoặt đó, dân tộc Việt Nam đã đập tan gông cùm nô lệ, bước sang kỷ nguyên độc lập, tự do.

 Đoàn doanh nhân VACOD - HBA chụp ảnh lưu niệm tại Lán Nà Nưa

Đoàn doanh nhân VACOD - HBA chụp ảnh lưu niệm tại Lán Nà Nưa

Sau khi dâng hương và tham quan tại Cụm Lán Nà Nưa, Đoàn đã trải nghiệm bơi mảng, nghe hát Then trên hồ Nà Nưa - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hát Then hay còn được gọi là “điệu hát thần tiên” là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của người Tày, Nùng và Thái ở vùng cao phía Bắc, Việt Nam. Hát Then thường được trình diễn trong các nghi lễ tôn giáo, hội hè và các dịp lễ truyền thống. Nó không chỉ là một hình thức giải trí mà còn mang tính tôn giáo, gắn kết cộng đồng và giao tiếp với thần linh và tổ tiên. Hát Then không chỉ mang giá trị văn hóa, mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

 Đoàn doanh nhân VACOD - HBA trải nghiệm bơi mảng, nghe hát Then trên hồ Nà Nưa

Đoàn doanh nhân VACOD - HBA trải nghiệm bơi mảng, nghe hát Then trên hồ Nà Nưa

Tiếp đó, Đoàn di chuyển tới thăm Di tích cây đa Tân Trào, dâng hương và thăm mái đình Tân Trào. Đình được thiết kế theo lối kiến trúc nhà sàn miền núi của người dân tộc Tày, mái lợp lá cọ, hệ thống cột gỗ chắc chắn, để thông tứ phía. Sàn cúng tế đặt trên cao, chia thành hai phần thượng cung và vọng cung. Nghệ thuật chạm trổ chỉ triệu tập ở hương án đặt trước vọng cung. Vọng cung là nơi để đồ tế lễ, thượng cung là nơi thờ cúng của dân làng. Gian chính giữa ban thờ để thờ thành hoàng làng và các vị nhiên thần: thần sông, thần núi. Tầng ban thờ trên có cầu thang hai bên đi lên, cân xứng và hài hòa.

Do nằm trên mảnh đất có vị trí chiến lược về mặt quân sự, bốn bề là núi rừng bao bọc, đình Tân Trào đã được Bác Hồ và Trung ương Đảng chọn làm nơi tổ chức họp Quốc dân Đại hội trong hai ngày 16 và 17/ 8/1945 – đại hội được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta. Tại đây, Đại hội đã tán thành chủ trương tiến hành Tổng khởi nghĩa của Đảng; thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh; quy định quốc kỳ của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài Tiến quân ca và cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam tức Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngay trước cửa mái đình có hòn đá thiêng – hòn đá đã được đồng bào nơi đây mang về từ dòng suối đầu nguồn. Đây chính là địa điểm mà sáng ngày 17/8/1945, thay mặt Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên thệ trong lễ ra mắt Quốc dân: "Chúng tôi là những người được Quốc dân Đại hội bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng, để lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành độc lập cho Tổ quốc. Dù hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước. Xin thề! Xin thề!".

 Trước đây, cây đa Tân Trào cành lá sum suê, gồm hai cây mọc cách nhau chừng 10m, người dân địa phương thường gọi với cái tên dân dã là “cây đa ông” và “cây đa bà”. Năm 1993, do ảnh hưởng của một trận bão, “cây đa ông” bị đổ, chỉ còn lại một nhánh nhỏ. Chính quyền địa phương đã chăm sóc, phục hồi, đến nay cây đa Tân Trào đã hồi sinh và sinh trưởng mạnh mẽ, xung quanh trồng thêm 6 cây đa con tượng trưng cho 6 huyện của tỉnh Tuyên Quang.

Trước đây, cây đa Tân Trào cành lá sum suê, gồm hai cây mọc cách nhau chừng 10m, người dân địa phương thường gọi với cái tên dân dã là “cây đa ông” và “cây đa bà”. Năm 1993, do ảnh hưởng của một trận bão, “cây đa ông” bị đổ, chỉ còn lại một nhánh nhỏ. Chính quyền địa phương đã chăm sóc, phục hồi, đến nay cây đa Tân Trào đã hồi sinh và sinh trưởng mạnh mẽ, xung quanh trồng thêm 6 cây đa con tượng trưng cho 6 huyện của tỉnh Tuyên Quang.

 Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Di tích cây đa Tân Trào

Đoàn đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Di tích cây đa Tân Trào

 Bà Nguyễn Thị Thu Thủy cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Đình Tân Trào

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy cùng đoàn đại biểu dâng hương tại Đình Tân Trào

Để tưởng nhớ công lao to lớn của các vị tiền bối, Đoàn đã ghé thăm và dâng hương tại Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng ở Tân Trào được xây dựng tại vị trí sau cổng chào khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào trên một khu đất bằng phẳng, diện tích trên 1.000 m2 ngay cạnh đình Tân Trào.

 Toàn cảnh Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng

Toàn cảnh Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng

Trung tâm của khu tưởng niệm là nhà tưởng niệm 14 vị tiền bối cách mạng gồm: Đồng chí Trường Chinh, Đồng chí Lê Duẩn, Đồng chí Tôn Đức Thắng, Đồng chí Phạm Văn Đồng, Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Ông Bùi Bằng Đoàn (một nhân sĩ yêu nước chân chính được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời tham gia Ban cố vấn Chính phủ; thanh tra đặc biệt của Chính phủ, đại biểu Quốc hội khóa I), Đồng chí Phạm Hùng, Đồng chí Võ Văn Kiệt, Đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Đồng chí Lê Văn Lương, Đồng chí Hồ Tùng Mậu, Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Đồng chí Nguyễn Chí Thanh và Đồng chí Tố Hữu.

Khu tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng ở Tân Trào là công trình có giá trị lịch sử, văn hóa, nơi hội tụ sức mạnh và hào khí dân tộc. Nơi đây là “địa chỉ đỏ” giáo dục lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tại đây, thuyết minh cụm di tích đã mời bà Nguyễn Thị Thu Thủy – Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD thay mặt đoàn Doanh nhân VACOD – HBA viết lưu bút tưởng niệm, tỏ lòng biết ơn sâu sắc với công lao to lớn đối với thế hệ đi trước. Do vậy, hành trình về nguồn của VACOD - HBA càng tăng thêm ý nghĩa, tăng giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc trong mỗi doanh nhân; giúp các doanh nhân khắc sâu, hiểu rõ hơn về lịch sử hào hùng của dân tộc, tri ân các vị tiền bối cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, tiếp tục đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phát triển giàu mạnh.

Trải nghiệm “mảnh ruộng cuối” Na Hang - ngắm “Hạ Long trên núi”

Rời Tân Trào, Đoàn doanh nhân VACOD - HBA có dịp khám phá Na Hang - mảnh đất được ví von là “sơn cùng thủy tận, cao ngút ngàn mây” và trải nghiệm Du thuyền Phượng Hoàng do Công ty Cổ phần Du lịch Na Hang cung cấp, du thuyền được thiết kế hiện đại, vận hành theo tiêu chuẩn 5 sao với sức chứa lên tới 96 du khách và 20 thủy thủ đoàn.

 Đoàn Doanh nhân VACOD-HBA chụp ảnh trước Du thuyền 5 sao Phượng Hoàng

Đoàn Doanh nhân VACOD-HBA chụp ảnh trước Du thuyền 5 sao Phượng Hoàng

Khu du lịch sinh thái Na Hang thuộc địa phận hai huyện Na Hang và Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Hồ có tổng diện tích 15.000ha, trong đó có 8.000ha là diện tích mặt nước. Lọt thỏm giữa những vách đá hùng vĩ, bao vây xung quanh là 99 ngọn núi trùng điệp, lòng hồ Na Hang được ví như "Hạ Long trên núi". Trên hành trình sông nước, Đoàn được nghe kể về sự tích gắn với từng địa danh đã đi vào lịch sử như: Thác Khuổi Nhi, Khuổi Súng, Thác Mơ, đền Pác Tạ, đền Pác Vãng, hang Phia Vài, hòn Cọc Vài, vách đá Nàng Tiên - Chú Khách, động Song Long…

 Na Hang - mảnh đất được ví von là “sơn cùng thủy tận, cao ngút ngàn mây” - “Hạ Long trên núi”

Na Hang - mảnh đất được ví von là “sơn cùng thủy tận, cao ngút ngàn mây” - “Hạ Long trên núi”

Trong số các địa danh trên, Đoàn có chọn ghé thăm Đền Pác Tạ. Đền Pác Tạ là một trong những điểm du lịch tâm linh linh thiêng. Đền thờ phụng, tưởng nhớ vị hôn thê của Tướng quân Trần Nhật Duật. “Pác Tạ - nghĩa là cửa sông, cửa ngòi” bởi nơi đây chính là điểm hợp lưu giữa hai dòng sông là dòng sông Gâm và sông Năng, nằm ở địa thế cao, bằng phẳng dưới chân núi Tạ Sơn huyển sử, tạo nên một cảnh sắc “sơn thủy hữu tình”.

Di tích đền Pác Tạ là một trong những dấu tích còn lại minh chứng cho cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai năm 1285, vị tướng tài giỏi Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật lúc đó trấn thủ vùng đất Tuyên Quang.

 Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại cổng Đền Pác Tạ

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại cổng Đền Pác Tạ

Trên hành trình khám phá, Đoàn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũng như được nghe kể về sự tích Hòn Cọc Vài. Trong tiếng Tày, Cọc Vài nghĩa là cọc buộc trâu trời, là cột đá tự nhiên cao khoảng 50m, đứng sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang, thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình. Khi đi thuyền dạo quanh hòn Cọc Vài, du khách có thể cầu nguyện, xin một điều ước cho bản thân hoặc gia đình. Đây được xem là nơi “cầu được ước thấy” rất linh thiêng, may mắn.

 Hòn Cọc Vài sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang

Hòn Cọc Vài sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang

Điểm tiếp theo mà Đoàn khám phá là thác Khuổi Nhi thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình. Tại đây, Đoàn được được thả mình vào dòng thác Khuổi Nhi tuôn chảy giữa đại ngàn trong mát, ngồi thả chân trong dòng nước trong suốt, mát xa chân miễn phí bởi hàng đàn cá suối vô cùng độc đáo.

Từ du thuyền, du khách leo ngược lên dốc núi vài trăm bậc. Theo con đường nhỏ dẫn lên thác là những bậc lõm được đục vào đá, vào đất tạo thành chỗ đặt vừa bàn chân cho khách bộ hành. Ở những nơi nước đọng nhiều hay chân suối, du khách dừng chân lội hoặc thả chân xuống chỉ khoảng một phút, đàn cá bơi lại, thi nhau rỉa vào chân du khách.

Cá ở đây khá rạn người, khách khua nhẹ chân là chúng tản đi, nhưng chưa đầy một phút, cả bầy đã quay trở lại, ríu rít lao vào chân du khách. Cá sống hoàn toàn tự nhiên, không được nuôi, không chăm, không thả cá chỉ quanh quẩn bên dòng thác.

Hành trình kết nối

Du Xuân đầu năm do VACOD-HBA tổ chức là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong việc gắn kết cộng đồng Doanh nghiệp hội viên, bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam - VACOD đã bày tỏ cảm nghĩ sau hành trình này: “VACOD cảm ơn sự đồng hành của các anh chị doanh nhân trong đoàn về chuyến đi nói riêng và hành trình gắn bó với VACOD nói chung. Hành trình du Xuân năm nay của VACOD - HBA rất ý nghĩa. Đây là 1 hành trình đoàn kết về nguồn mang đầy đủ giá trị lịch sử, văn hóa tâm linh, trải nghiệm du lịch sinh thái mang đậm bản sắc thiên nhiên của miền sơn cước Tuyên Quang. Chuyến đi được anh chị em doanh nhân dành trọn vẹn cho nhau những khoảnh khắc nồng ấm, thân thương, được sống lại những thời khắc đáng nhớ lịch sử hào hùng của dân tộc, được du ngoạn, check in những bức ảnh đẹp, được đắm mình trong bức tranh lớn phong cảnh hữu tình, là cầu nối về giao thương, tiêu thụ sản phẩm chéo của các doanh nghiệp, các hiệp hội”.

 Các doanh nhân giao lưu nhảy sạp - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc

Các doanh nhân giao lưu nhảy sạp - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Bắc

Ông Nguyễn Hữu Thập - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Du lịch Na Hang cũng gửi gắm thông điệp: Thông qua VACOD - HBA, các hiệp hội, Tuyên Quang mong được các đơn vị hỗ trợ đẩy mạnh truyền thông, giới thiệu về thế mạnh du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái tại địa phương cũng như thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm là đặc sản của tỉnh như: Rượu Chín Chum (rượu ngô Na Hang), Chè Shan Tuyết Cổ Thụ Na Hang, Thịt trâu gác bếp,…

Hành trình cũng là hoạt động gia tăng sức mạnh hợp tác chung sau ký kết với 38 Hiệp hội mà Chủ tịch Hiệp hội VACOD Nguyễn Hồng Sơn từng phát biểu: Đây là cơ sở để các Hiệp hội Doanh nghiệp tăng cường vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự hợp tác, kết nối giữa các Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nhằm khai thác các nguồn lực và phát huy thế mạnh của mỗi bên vào triển khai các hoạt động Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch cho các địa phương; mở rộng thị trường, đẩy mạnh kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa các vùng miền và các quốc gia trên thế giới./.

Một số hình ảnh từ chuyến Du xuân:

Phương Linh

Nguồn Thương Gia: https://thuonggiaonline.vn/vacod-hba-du-xuan-2025-hanh-trinh-ve-nguon-gan-voi-lich-su-van-hoa-tam-linh-va-du-lich-sinh-thai-tai-tuyen-quang-post557965.html