Vấn nạn bỏ học tại Tây Nguyên

Tây Nguyên được mệnh danh là 'vùng đất mới' với những biến động thường trực về dân số, nơi có tới 52 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Điều này tạo nên một vùng đất đa dạng về văn hóa, xong cũng đặt ra những thách thức về giáo dục khi vấn đề di dân tự do vẫn tiếp diễn, việc học sinh bỏ học để đi lao động xa hay tảo hôn vẫn là một vấn nạn tại đây.

Bố mẹ đi công tác ở Đắk Nông, em H’Trang là chị cả trong nhà phải trông nom 2 em nhỏ. Cứ mỗi 3 tháng, bố mẹ gửi về khoảng 1 triệu rưỡi cho 3 chị em tự trang trải. Khi phóng viên chúng tôi hỏi về bữa ăn của các em, thì đây là câu trả lời.

Mặc cảm về hoàn cảnh gia đình, em H’Trang đã bỏ học 1 thời gian.

Bỏ học, em đi bẻ bắp, làm cỏ dứa với tiền công một đến hai trăm nghìn một ngày.

Thế nhưng, không dễ để bày tỏ mặc cảm về hoàn cảnh của mình. Từ góc độ của phụ huynh hay nhà trường, nguyên nhân bỏ học của em rất khác.

Rõ ràng, vấn đề bỏ học của học sinh không thể nhìn nhận đơn giản từ 1 góc độ. Việc bỏ học thường đến từ nhiều lí do chồng chất lên nhau, từ cả những yếu tố ngoại cảnh lẫn mặc cảm tâm lý, chứ không chỉ từ 1 nguyên nhân đơn thuần nào. Vì vậy, khó mà giải quyết câu chuyện bỏ học khi chỉ nhìn từ một phía, một vài nguyên nhân bề nổi.

Đi học là một con đường để các em được hiểu về thế giới rộng lớn hơn, được trang bị những hành trang mới, tiếp cận với nhiều cơ hội mới. Thế nhưng vì khó khăn mà bỏ học, kiếm một công việc tạm bợ, những học sinh nơi đây lại bước vào 1 vòng luẩn quẩn của đời sống bấp bênh nối dài.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Thực hiện : Phan Hằng Đỗ Minh Như Huỳnh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/van-nan-bo-hoc-tai-tay-nguyen