Vành đai 1 Hà Nội đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục thi công 'xôi đỗ', ngập rác thải

Dự án đường Vành đai 1 Hà Nội đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có chiều dài 2,2 km, được phê duyệt từ tháng 10/2018, nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành do khó khăn giải phóng mặt bằng.

Vành đai 1 Hà Nội bao gồm các tuyến phố: Trần Khát Chân (ngã ba Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái) - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu - Đê La Thành (đền Voi Phục) - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái. Hiện nay, chỉ còn đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục chưa hoàn thiện đồng bộ để khép kín toàn tuyến.

Hàng ngày lưu thông trên đường Đê La Thành, anh Nguyễn Minh Đức (phường Nghĩa Đô) chia sẻ: "Tuyến đường này cho phép lưu thông hai chiều, nhưng bề ngang hẹp, mỗi chiều chỉ đủ một làn xe, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, nhất là khung giờ cao điểm. Trên đường có các bệnh viện lớn như Nhi Trung ương, Phụ sản Hà Nội, khiến tình trạng ùn tắc, xung đột giao thông tại các nút giao càng thêm nghiêm trọng".

Theo ghi nhận, giữa tháng 7/2025, công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục vẫn ngổn ngang. Các khu đất sau giải tỏa chưa được thi công đã biến thành nơi đổ trộm rác thải sinh hoạt và vật liệu, phế thải... Tình trạng bụi bẩn, mùi xú uế và cảnh quan nhếch nhác đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân quanh khu vực dự án đi qua.

Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có điểm đầu tại nút giao phố Hoàng Cầu - La Thành - Ô Chợ Dừa (ga metro La Thành), điểm cuối tại nút giao trước đền Voi Phục (ga metro Cầu Giấy).

Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có điểm đầu tại nút giao phố Hoàng Cầu - La Thành - Ô Chợ Dừa (ga metro La Thành), điểm cuối tại nút giao trước đền Voi Phục (ga metro Cầu Giấy).

Dự án có chiều dài 2,2 km, với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng từ ngân sách TP Hà Nội, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 5.800 tỷ đồng, được gọi là "con đường đắt nhất hành tinh".

Dự án có chiều dài 2,2 km, với tổng vốn đầu tư hơn 7.200 tỷ đồng từ ngân sách TP Hà Nội, trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 5.800 tỷ đồng, được gọi là "con đường đắt nhất hành tinh".

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong 1.981 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng, đến nay đã chi trả tiền được 1.297 hộ, đã thu hồi mặt bằng 633 hộ.

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong 1.981 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng, đến nay đã chi trả tiền được 1.297 hộ, đã thu hồi mặt bằng 633 hộ.

Rác, phế thải tràn lan tại các khu vực đang thực hiện giải phóng mặt bằng trên đường Đê La Thành.

Rác, phế thải tràn lan tại các khu vực đang thực hiện giải phóng mặt bằng trên đường Đê La Thành.

Các công trình được phá dỡ dở dang, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông qua đây.

Các công trình được phá dỡ dở dang, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông qua đây.

Bên cạnh các công trình đang phá dỡ phục vụ dự án, vẫn còn nhiều hộ dân tiếp tục bám trụ để kinh doanh.

Bên cạnh các công trình đang phá dỡ phục vụ dự án, vẫn còn nhiều hộ dân tiếp tục bám trụ để kinh doanh.

Tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội ngày 9/7 vừa qua, ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, công tác GPMB dự án chậm tiến độ, một phần là do thời gian qua Thành phố thực hiện sắp xếp mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Bên cạnh đó, các quận (cũ) thực hiện biện pháp mạnh để thu hồi đất dẫn đến nhiều khiếu nại, tố cáo. Hiện UBND thành phố nhận được hơn 400 đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến dự án này.

Người đứng đầu Sở Xây dựng Hà Nội cũng cho biết, sau khi chính quyền địa phương hai cấp vận hành, Sở đã làm việc với 3 phường liên quan đến dự án. Các phường cam kết đến quý IV/2025 sẽ hoàn thành GPMB dự án.

Rác thải tràn ngập vỉa hè ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành, đoạn dự án đường Vành đai 1 đi qua.

Rác thải tràn ngập vỉa hè ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành, đoạn dự án đường Vành đai 1 đi qua.

Khu vực đầu ngõ 50 đường Nguyễn Chí Thanh đang được giải phóng mặt bằng.

Khu vực đầu ngõ 50 đường Nguyễn Chí Thanh đang được giải phóng mặt bằng.

Công tác giải phóng mặt bằng "xôi đỗ" khiến dự án chậm tiến độ, nhếch nhác.

Công tác giải phóng mặt bằng "xôi đỗ" khiến dự án chậm tiến độ, nhếch nhác.

Các khu vực đang giải phóng mặt bằng biến thành nơi đổ trộm rác thải.

Các khu vực đang giải phóng mặt bằng biến thành nơi đổ trộm rác thải.

Rác thải, phế thải tràn lan trên đường Nguyễn Chí Thanh gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Rác thải, phế thải tràn lan trên đường Nguyễn Chí Thanh gây mất vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

TP Hà Nội dự kiến di chuyển, chặt hạ 98 cây xanh để làm đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

TP Hà Nội dự kiến di chuyển, chặt hạ 98 cây xanh để làm đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.

Đường Vành đai 1 được xem là trục giao thông huyết mạch của Hà Nội. Sau khi hoàn thành khép kín toàn tuyến sẽ góp phần giảm ùn tắc nghiêm trọng tại các điểm nóng giao thông như khu vực Đê La Thành, Giảng Võ, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã... vốn đang bị quá tải bởi lưu lượng phương tiện lớn. Đồng thời giúp giảm ô nhiễm môi trường, do lượng phương tiện không còn phải đi vòng hoặc "chôn chân" vì ùn tắc, góp phần giảm phát thải và tiếng ồn trong khu dân cư.

Ngày 12/7/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành chỉ thị về các nhiệm vụ cấp bách nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Chỉ thị yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để từ ngày 1/7/2026 không còn xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch (xe xăng) lưu thông trong khu vực Vành đai 1. Lộ trình tiếp theo được đặt ra, từ 1/1/2028 sẽ hạn chế ô tô cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong Vành đai 1 và Vành đai 2. Đến năm 2030, áp dụng quy định trên với toàn bộ phương tiện cá nhân dùng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi Vành đai 3.

Thế Đoàn/Báo Tin tức và Dân tộc

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/xa-hoi/vanh-dai-1-ha-noi-doan-hoang-cau-voi-phuc-thi-cong-xoi-do-ngap-rac-thai-20250714111551502.htm