Vào đêm giao thừa, mộ cổ bất ngờ lộ ra, trong quan tài chỉ còn nửa chiếc đầu lâu: Chuyên gia vẫn vui mừng khôn xiết - Vì sao?
Ngôi mộ cổ được tìm thấy vào năm 2005, thế nhưng bên trong quan tài các chuyên gia khảo cổ chỉ tìm được một nửa đầu lâu còn lại.
Vào đêm giao thừa năm 2005, sau một loạt tiếng nổ ầm ầm, dân làng Quách Trang thuộc tỉnh Hà Nam đã tìm thấy một ngôi mộ cổ lộ ra bên dưới cái hố lớn trên núi Long Cương. Họ lập tức thông báo cho Cục di tích văn hóa của tỉnh.
Người già trong làng cho hay, trước đây tổ tiên của họ thường nhắc tới truyền thuyết về một ngôi mộ cổ là nơi an táng của một vị hoàng đế. Tuy nhiên, danh tính của hoàng đế thì không ai biết. Hóa ra truyền thuyết này là thật.
Đoàn chuyên gia khảo cổ lập tức tiến hành khai quật ngôi mộ và nhận định nó có từ thời Chiến Quốc. Thế nhưng ngôi mộ đã bị nhiều nhóm trộm đột nhập cướp bóc và phá hoại nghiêm trọng.
Sau khi dọn sạch sẽ bên trong, đoàn khảo cổ phát hiện ra cấu trúc của ngôi mộ cổ rất đặc biệt. Không chỉ khác lạ trong thiết kế và phương hướng, phía trên của ngôi mộ còn có một tầng đất nện (do đất, phấn, vôi và sỏi trộn với nhau) dày tới 5-7m. Quét hết lớp đất đá, các chuyên gia còn kinh ngạc hơn khi thấy bên dưới quan tài còn có một lớp cát mịn.
Bên trong lăng mộ, các chuyên gia tìm thấy vô số cổ vật giá trị. (Ảnh: Kknews)
Các chuyên gia cho rằng, lớp đất này là cơ chế chống trộm mà chủ nhân ngôi mộ tạo ra. Nếu những kẻ trộm mộ đào trúng lớp cát, quan tài sẽ sập xuống khiến chúng bị chôn vùi. Những tên trộm sợ bị dính bẫy nên không dám đào quá sâu. Bởi vì thiết kế vô cùng tinh xảo, các chuyên gia cho rằng một bậc thầy về trộm mộ đã tham gia thiết kế ngôi mộ cổ này.
Tìm một hồi, các chuyên cũng thấy quan tài, nhưng sau khi mở ra, họ chỉ thấy nửa hộp sọ ở bên trong. Theo nhận định của các chuyên gia, để lấy được miếng ngọc, những tên trộm mộ đã bẻ miệng của chủ nhân ngôi mộ nên mới xảy ra tình trạng trên.
Sau 6 tháng miệt mài khai quật, các chuyên gia khảo cổ đã tìm được thêm một số di vật văn hóa quý giá như chuông đồng thời Tây Chu, biên khánh, thăng đỉnh, chậu gốm 4 tai, lư đồng tai rồng chân hổ…
Trong đó giá trị nhất chính là cặp lư đồng tai rồng chân hổ, bởi chúng chính là cặp lư đồng duy nhất dưới hình dạng như vậy được tìm thấy tại Trung Quốc.
Do chưa tìm được danh tính của chủ nhân, các chuyên gia quyết định đặt tên cho ngôi mộ cổ là lăng Quách Trang. Lăng Quách Trang hiện đã được công nhận là di tích văn hóa trọng điểm cấp quốc gia của Trung Quốc.