Về Đền Trạng Trình dự lễ khai bút đầu Xuân

Ngày 25/1 (tức ngày mùng 4 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) diễn ra Lễ khai bút đầu Xuân, thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là học sinh, sinh viên trên địa bàn Hải Phòng và các địa phương lân cận.

Mở đầu là Lễ rước bút, nghiên từ Tháp bút Kình Thiên và Nghiên thiên tạo về quảng trường di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lễ dâng hương, tưởng nhớ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà thơ, nhà văn lớn, danh nhân văn hóa dân tộc. Những giáo viên và gần 100 học sinh tiêu biểu, xuất sắc ở các bậc học trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo đã viết những lời ước nguyện, mong muốn trong năm mới vào sổ khai bút.

Đoàn Rước rước bút, nghiên mở đầu Lễ khai bút đầu Xuân 2023 tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đoàn Rước rước bút, nghiên mở đầu Lễ khai bút đầu Xuân 2023 tại Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Anh Tuấn, học sinh lớp 12A7 trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hoàng Diệu Hà, học sinh lớp 9 trường THCS Tiền Phong, Vĩnh Phong (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) xúc động: "Hôm nay em rất vinh dự khi được đến dự lễ khai bút đầu năm tại Đền Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Em rất mong nhiều điều tốt đẹp sẽ đến với bản thân, với thầy cô giáo và tất cả mọi người. Đặt những nét bút đầu tiên trong năm mới tại Đền Trạng Trình, em đã viết những điều tốt đẹp nhất cho gia đình, cho bản thân em và cho cả đất nước. Năm nay, em học lớp 9, em có một kỳ thi rất quan trọng vào thi vòng 10. Em mong em sẽ đỗ vào ngôi trường mà em mong muốn".

Bút, nghiên được rước từ Tháp bút Kình Thiên và Nghiên thiên tạo về quảng trường di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tương truyền, Tháp bút Kình Thiên do học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng lên cách đây hơn 400 năm, để ca ngợi tài năng của thầy như "Cột chống trời" (kình thiên). Nghiên thiên tạo nằm không xa Bút kình thiên, giống như mô hình nghiên mực thời xưa.

Bút, nghiên được rước từ Tháp bút Kình Thiên và Nghiên thiên tạo về quảng trường di tích Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tương truyền, Tháp bút Kình Thiên do học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng lên cách đây hơn 400 năm, để ca ngợi tài năng của thầy như "Cột chống trời" (kình thiên). Nghiên thiên tạo nằm không xa Bút kình thiên, giống như mô hình nghiên mực thời xưa.

Các em học sinh dâng hương bày tỏ lòng tôn kính đối với danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Các em học sinh dâng hương bày tỏ lòng tôn kính đối với danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Tại Lễ khai bút, ông Lê Ngọc Lân, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo, Trưởng Ban tổ chức Lễ khai bút Xuân Quý Mão 2023 nhấn mạnh, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam thế kỷ 16. Trong lĩnh vực giáo dục, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là bậc Quốc sư, bậc phu tử, người đã đào tạo ra nhiều bậc kỳ tài cho dân tộc, như: Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyện, Nguyễn Dữ… Trong lĩnh vực văn học, ông đã để lại cho đời sau một di sản đồ sộ với hàng ngàn bài thơ chữ Nôm, chữ Hán.

Nghệ nhân viết chữ “Học” trước khi các thầy cô và các em học sinh làm lễ khai bút.

Nghệ nhân viết chữ “Học” trước khi các thầy cô và các em học sinh làm lễ khai bút.

Tặng chữ "Học" cho ngành Giáo dục huyện Vĩnh Bảo, một trong những địa phương có truyền thống hiếu học của thành phố Hải Phòng.

Tặng chữ "Học" cho ngành Giáo dục huyện Vĩnh Bảo, một trong những địa phương có truyền thống hiếu học của thành phố Hải Phòng.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, danh nhân văn hóa dân tộc thế kỷ XVI.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, danh nhân văn hóa dân tộc thế kỷ XVI.

"Trong tâm thức của người dân huyện Vĩnh Bảo cũng như nhân dân cả nước cuộc đời thanh bạch của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương sáng cho mọi thời đại được người đời tôn kính. Lễ khai bút xuân quý báu nhằm thực hiện truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn tôn sư trọng đạo của dân tộc, đồng thời bày tỏ lòng thành kính đối với ân đức của bậc thánh nhân người đã có nhiều đóng góp cho nền giáo dục nước nhà", ông Lê Ngọc Lân cho hay./.

Thanh Nga/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/ve-den-trang-trinh-du-le-khai-but-dau-xuan-post998076.vov