Vì sao BRICS tạm dừng nhận thêm thành viên mới?

Nhóm các quốc gia BRICS đã đình chỉ nhận thêm đơn đăng ký thành viên để xử lý các vấn đề điều kiện gia nhập khối.

BRICS hiện dừng lại ở 10 thành viên.

BRICS hiện dừng lại ở 10 thành viên.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây thông tin, nhóm BRICS đã tạm thời đình chỉ các đơn đăng ký thành viên mới. Quyết định này được đưa ra sau cuộc bỏ phiếu của các thành viên sáng lập nhóm BRICS.

Theo ông Lavrov, hiện tại nhóm BRICS sẽ tập trung vào việc hội nhập các quốc gia đã tham gia gần đây nhất.

Trong tuyên bố đăng trên trang điện tử Bộ Ngoại giao Nga, Ngoại trưởng Nga cho hay, Nhóm 10 thành viên BRICS đã quyết định “tạm dừng việc tiếp nhận các thành viên mới để xử lý việc tiếp nhận những người mới đến, những thành viên đã giúp tăng gấp đôi số lượng của khối”.

BRICS ban đầu được thành lập vào năm 2006 bởi Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, với Nam Phi gia nhập nhóm vào năm 2010. Năm nay, có thêm 5 quốc gia chính thức gia nhập tổ chức, bao gồm Ai Cập, Iran, Ả Rập Saudi, Ethiopia và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất.

Các quốc gia đối tác mới nộp đơn sẽ được phát triển thành "bước đệm" trước khi trở thành thành viên chính thức của BRICS.

Năm nay, Nga giữ chức chủ tịch luân phiên BRICS và công bố “sứ mệnh đặc biệt” nhằm xác định các thành viên mới. Theo Yury Ushakov, trợ lý chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hơn 30 quốc gia đã chính thức nộp đơn, trong đó có Thái Lan và Malaysia là các quốc gia vừa nộp đơn. Đầu tháng này, Zimbabwe cũng tuyên bố mong muốn được gia nhập nhóm.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nêu rõ rằng tiêu chí hàng đầu của Moscow đối với tất cả các thành viên BRICS là “không tham gia vào các chính sách trừng phạt bất hợp pháp, và áp đặt các biện pháp hạn chế bất hợp pháp đối với bất kỳ thành viên BRICS nào, tất nhiên trước hết là các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”.

Ông nói rằng tất cả các thành viên hiện tại đã bày tỏ “sự hiểu biết đầy đủ” về quan điểm đó.

Khối BRICS với 10 thành viên phân bố trên các châu lục Á, Âu, Mỹ, Phi và khu vực Trung Đông, có dân số khoảng 3,5 tỷ người, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu. Đồng thời, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của họ chiếm 36% và thương mại thế giới đạt 25%.

Ngân hàng Phát triển mới (NDB), thành lập bởi các nước BRICS vào năm 2014 với vốn lên tới 100 tỷ USD, đã thông qua các khoản vay cho nhiều dự án khác nhau trị giá tổng cộng khoảng 32 tỷ USD và dự định nâng lên 60 tỷ USD vào năm 2026.

Tham gia vào BRICS cũng đã mở ra cơ hội cho các nước này thâm nhập vào nhiều thị trường mới nổi, với đặc điểm chung là tốc độ tăng trưởng dân số cao và nền kinh tế phát triển động lực. Điều này đã thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư từ các thị trường này. Đồng thời, việc là thành viên BRICS cũng giúp các nước tiếp cận với các thị trường và cơ hội đầu tư mới, góp phần đa dạng hóa nền kinh tế và giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào một số đối tác thương mại.

Mời xem Gợi ý đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức diễn ra từ sáng 27/6.

Lịch thi cụ thể:

Sáng 27/6 thi Ngữ Văn; Chiều thi Toán.

Sáng 28/6 thi tổ hợp KHTN (Lý-Hóa-Sinh)/KHXH (Sử-Địa-Giáo dục công dân); Chiều thi Ngoại ngữ.

Ngay sau khi kết thúc mỗi môn thi, mời quý độc giả xem Gợi ý lời giải, Gợi ý đáp án trên Báo Giáo dục&Thời đại .

Đông Phong

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/vi-sao-brics-tam-dung-nhan-them-thanh-vien-moi-post689349.html