Vì sao khi già đi, chúng ta lại còng lưng, tóc chuyển sang màu trắng và da nhăn nheo, có vết đồi mồi?

Con người chúng ta được sinh ra, lớn lên và sẽ đến một ngày già đi, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên không thể thay đổi được. Có những cái có thể dễ nhận thấy như tóc bạc, da nhăn, lưng gù. Lý do vì sao lại như vậy?

Khi về già, lưng còng, chiều cao giảm đi

Khi còng lưng, đại đa số nhiều người nghĩ nguyên nhân là do thiếu canxi nhưng trên thực tế không phải vậy. Nguyên nhiên ở đây là do thiếu lượng xương. Nhiều người không hiểu mối quan hệ giữa khối lượng xương và canxi. Họ chỉ biết rằng canxi là cần thiết, nhưng họ không biết rằng khối lượng xương mới thực sự cần thiết.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Xương được cấu tạo bởi chất khoáng, nhiều nhất là canxi 45%; mạch máu, tế bào (30%) và nước (25%). Xương được liên tục tu bổ để thay thế xương cũ bằng xương mới. Khi cao tuổi, canxi trong máu giảm, do đó xương bị yếu, giòn, dễ gãy. Do canxi trong máu giảm thấp, cơ thể lại lấy canxi ở xương ra để đáp ứng các nhu cầu khác như hoạt động của hệ thần kinh, làm đông máu, hoạt động của cơ bắp, làm cho khối lượng xương càng giảm.

Sau khi đi lại, xương mất dần chất nuôi dưỡng, nhỏ dần và dễ gãy, cho đến khi loãng xương. Phụ nữ sẽ dễ mắc các bệnh về xương khớp hơn. Khảo sát cho thấy tốc độ thoái hóa khớp của phụ nữ cao gấp 10 lần nam giới do phụ nữ phải trải qua thời kỳ mãn kinh, khiến estrogen giảm đột ngột, đẩy nhanh quá trình mất canxi.

Còng lưng là biểu hiện trực tiếp của bệnh loãng xương. Những người bị loãng xương cũng có thể có dấu hiệu gãy xương và giảm chiều cao. Đồng thời, tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cũng sẽ tăng cao như viêm khớp gối, thoái hóa đốt sống cổ…

Khi về già, tóc chuyển sang màu bạc

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tóc bao gồm 2 thành phần: thân tóc và chân tóc. Phần thân tóc là nơi có màu đen hay vàng nâu, đỏ tùy mỗi người. Phần chân tóc là phần dưới cùng của một sợi tóc giúp tóc dính với da đầu. Phía dưới chân tóc có một bộ phận mô dưới da gọi là nang tóc. Mỗi nang tóc có chứa một số lượng tế bào nhất định. Những tế bào sắc tố sẽ liên tục sản sinh ra chất melanin.

Khi một người già đi, mức độ trao đổi chất giảm và năng lượng không đủ nên không thể tiết ra melanin. Nếu không có melanin, tóc sẽ tự nhiên chuyển sang màu trắng. Tuổi càng cao thì tóc càng trắng, người già sống thọ về cơ bản đều là tóc bạc.

Thời gian và tốc độ bạc của tóc rất khác nhau. Nó được xác định bởi nhiều, nếu không phải là tất cả, các yếu tố đã nói ở trên. Các đặc điểm di truyền, sự tiếp xúc với hóa chất, và mức độ căng thẳng trong suốt cuộc đời là một số yếu tố. Nếu bạn là người da trắng, có 50% khả năng bạn sẽ có 50% màu bạc ở tuổi 50.

Khi về già, da nhăn nheo, nhiều vết đồi mồi

Theo các nhà khoa học, thì da của chúng ta có 2 loại protein quan trọng. Đó là collagen và elastin. Collagen có nhiệm vụ giữ cho làn da săn chắc. Trong khi đó, elastin đem lại sự linh hoạt, đàn hồi cho làn da. Đây chính là yếu tố giúp cho làn da của ta có thể kéo căng ra, xoắn và co lại.

Khi chúng ta già đi, làn da sẽ bắt đầu sản sinh ít collagen và elastin hơn. Lúc đó, làn da cũng không giữ được vẻ săn chắc, đàn hồi như thưở ban đầu. Kết quả là da sẽ chảy xệ, bắt đầu xuất hiện nếp nhăn. Cùng với nếp nhăn thì các dấu hiệu như da xỉn màu, không đều màu, có đốm cũng xảy ra.

Bạn nên nhớ rằng, chu kỳ thay da tự nhiên của mỗi người là 28 - 30 ngày, da sẽ sinh ra tế bào biểu bì mới thay cho tế bào già cỗi. Nhưng bạn còn trẻ (trước 20 tuổi), quá trình thay da này diễn ra đúng lịch trình. Thế nhưng sau tuổi 20, đặc biệt sau 25, quá trình này diễn ra chậm - khiến tế bào chết tích tụ trên bề mặt da nhiều, cản trở sự xuất hiện của tế bào mới. Chính đó là yếu tố làm bề mặt da sần sùi, không đều màu và hình thành các đốm đồi mồi.

Các đốm đồi mồi và nếp nhăn cũng có liên quan với nhau, nếu có nhiều đốm đồi mồi, nếp nhăn sẽ tăng lên. So với những người cùng lứa tuổi, ai cao hơn về chiều cao, ai ít tóc bạc hơn, ít đốm đồi mồi hơn đều đáng tự hào vì cơ thể còn đang khỏe mạnh, quá trình lão hóa chậm. Để đối phó với lão hóa, chúng ta luôn phải duy trì thái độ tích cực, thường xuyên tập thể dục, đi ngủ sớm, ăn uống điều độ, tránh các loại thực phẩm chiên dầu mỡ, tránh bia rượu và thuốc lá.

Theo CL&XH

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-khi-gia-di-chung-ta-lai-cong-lung-toc-chuyen-sang-mau-trang-va-da-nhan-nheo-co-vet-doi-moi/20240317041907097