Vì sao lăng mộ nhà Minh tuyệt nhiên không bị trộm xâm phạm?

Trong khi khu lăng mộ hoàng gia của nhà Thanh bị trộm mộ đào xới, đánh cắp kho báu tùy táng, lăng mộ của nhà Minh còn nguyên vẹn. Vì sao trộm mộ lại không động tới châu báu trong các lăng mộ của nhà Minh?

Tính đến năm 1945, hầu hết các lăng mộ của hoàng tộc nhà Thanh đều bị trộm mộ "viếng thăm" và đánh cắp kho báu tùy táng giá trị. Trong số này, nổi tiếng nhất là sự kiện xảy ra năm 1928. Khi ấy, Tôn Điện Anh và đồng bọn đã lấy cớ diễn tập quân sự ở Thanh Đông Lăng để đánh cắp vô số vàng bạc, châu báu... trong lăng mộ của vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu.

Tính đến năm 1945, hầu hết các lăng mộ của hoàng tộc nhà Thanh đều bị trộm mộ "viếng thăm" và đánh cắp kho báu tùy táng giá trị. Trong số này, nổi tiếng nhất là sự kiện xảy ra năm 1928. Khi ấy, Tôn Điện Anh và đồng bọn đã lấy cớ diễn tập quân sự ở Thanh Đông Lăng để đánh cắp vô số vàng bạc, châu báu... trong lăng mộ của vua Càn Long và Từ Hi Thái hậu.

Đến năm 1938, lăng mộ của hoàng đế Quang Tự cũng bị trộm mộ xâm phạm. Theo đó, nhiều lăng mộ của bậc đế vương nhà Thanh xuống cấp, hư hại nghiêm trọng.

Đến năm 1938, lăng mộ của hoàng đế Quang Tự cũng bị trộm mộ xâm phạm. Theo đó, nhiều lăng mộ của bậc đế vương nhà Thanh xuống cấp, hư hại nghiêm trọng.

Trái ngược với nhà Thanh, phần lớn các lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh vẹn nguyên theo thời gian. Điều này khiến công chúng không khỏi tò mò lăng mộ của vua chúa nhà Minh cũng có kho báu tùy táng khổng lồ nhưng vì sao trộm mộ lại bỏ qua.

Trái ngược với nhà Thanh, phần lớn các lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh vẹn nguyên theo thời gian. Điều này khiến công chúng không khỏi tò mò lăng mộ của vua chúa nhà Minh cũng có kho báu tùy táng khổng lồ nhưng vì sao trộm mộ lại bỏ qua.

Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu chỉ ra 3 lý do giúp lăng mộ của nhà Minh không bị trộm mộ đào xới, đánh cắp bảo vật như của nhà Thanh.

Trước bí ẩn này, các nhà nghiên cứu chỉ ra 3 lý do giúp lăng mộ của nhà Minh không bị trộm mộ đào xới, đánh cắp bảo vật như của nhà Thanh.

Nguyên nhân đầu tiên là cấu trúc lăng mộ. Các kiến trúc sư của nhà Minh sở hữu trí tuệ xuất sắc và đôi bàn tay tài hoa đã thiết kế lăng mộ với lối ra vào bí mật khiến kẻ trộm rất khó tìm ra.

Nguyên nhân đầu tiên là cấu trúc lăng mộ. Các kiến trúc sư của nhà Minh sở hữu trí tuệ xuất sắc và đôi bàn tay tài hoa đã thiết kế lăng mộ với lối ra vào bí mật khiến kẻ trộm rất khó tìm ra.

Minh chứng là một học giả nổi tiếng Trung Quốc Quách Mạt Nhược từng muốn đột nhập vào trong mộ của Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc. Tuy nhiên, ông phải mất hơn 1 tháng mới tìm thấy cửa mộ. Dù tìm thấy cửa ra vào nhưng cũng không dễ dàng tìm được cách vào. Do vậy, ông phải bỏ cuộc.

Minh chứng là một học giả nổi tiếng Trung Quốc Quách Mạt Nhược từng muốn đột nhập vào trong mộ của Minh Thành Tổ Vĩnh Lạc. Tuy nhiên, ông phải mất hơn 1 tháng mới tìm thấy cửa mộ. Dù tìm thấy cửa ra vào nhưng cũng không dễ dàng tìm được cách vào. Do vậy, ông phải bỏ cuộc.

Lý do thứ hai là vị trí của lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh thường xây rất gần kinh thành. Do đó, những khu mộ hoàng gia này được triều đình cử người trông nom, canh giữ. Vậy nên, trộm mộ không dám "ra tay" vì sẽ dễ bị triều đình phát hiện, bắt giữ.

Lý do thứ hai là vị trí của lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh thường xây rất gần kinh thành. Do đó, những khu mộ hoàng gia này được triều đình cử người trông nom, canh giữ. Vậy nên, trộm mộ không dám "ra tay" vì sẽ dễ bị triều đình phát hiện, bắt giữ.

Nguyên nhân thứ ba là nhờ yếu tố may mắn. Dù nhà Thanh lật đổ nhà Minh để nắm quyền cai trị Trung Quốc nhưng vẫn quan tâm đến lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh khi cho người trông nom, canh giữ, tu sửa...

Nguyên nhân thứ ba là nhờ yếu tố may mắn. Dù nhà Thanh lật đổ nhà Minh để nắm quyền cai trị Trung Quốc nhưng vẫn quan tâm đến lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh khi cho người trông nom, canh giữ, tu sửa...

Thậm chí, hoàng đế Khang Hy và Càn Long từng đến hành lễ tại lăng mộ Chu Nguyên Chương, cho tu sửa Thập Tam Lăng… Nhờ đó, lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh được bảo vệ nghiêm ngặt, kẻ trộm không dám bén mảng tới.

Thậm chí, hoàng đế Khang Hy và Càn Long từng đến hành lễ tại lăng mộ Chu Nguyên Chương, cho tu sửa Thập Tam Lăng… Nhờ đó, lăng mộ của hoàng tộc nhà Minh được bảo vệ nghiêm ngặt, kẻ trộm không dám bén mảng tới.

Trong khi đó, nhà Thanh là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến. Sau khi sụp đổ, lăng mộ của các hoàng đế và thành viên hoàng gia không còn có binh lính làm nhiệm vụ bảo vệ, canh giữ nghiêm ngặt như trước cộng thêm cấu trúc lăng mộ dễ tìm được lối vào nên trộm mộ có thể đột nhập vào bên trong, đánh cắp kho báu tùy táng.

Trong khi đó, nhà Thanh là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến. Sau khi sụp đổ, lăng mộ của các hoàng đế và thành viên hoàng gia không còn có binh lính làm nhiệm vụ bảo vệ, canh giữ nghiêm ngặt như trước cộng thêm cấu trúc lăng mộ dễ tìm được lối vào nên trộm mộ có thể đột nhập vào bên trong, đánh cắp kho báu tùy táng.

Mời độc giả xem video: Hé lộ bí mật xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-lang-mo-nha-minh-tuyet-nhien-khong-bi-trom-xam-pham-1922389.html