Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đạt mức cao nhất trong 5 năm
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam sáu tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Theo Cục Thống kê, Bộ Tài chính, đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện cao nhất của sáu tháng trong 5 năm qua.

Thu hút đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2025. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)
Ngày 5/7, Cục Thống kê, Bộ Tài chính tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế-xã hội quý II/2025. Theo đó, thực hiện tại Việt Nam sáu tháng đầu năm 2025 ước đạt 11,72 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của sáu tháng trong giai đoạn từ năm 2021-2025.
Trong đó, đạt 9,56 tỷ USD, chiếm 81,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 932,2 triệu USD, chiếm 8,0%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 444,7 triệu USD, chiếm 3,8%.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm giai đoạn 2021-2025.
"Dòng vốn FDI tăng mạnh, đặc biệt vào các dự án sản xuất mới trong lĩnh vực công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI)... đã tạo ra năng lực sản xuất mới, việc làm và cơ hội học hỏi, quản lý cho nền kinh tế", đại diện Cục Thống kê nhấn mạnh.
Xét về vốn đăng ký, thì tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 30/6/2025 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,52 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 6 tháng đầu năm các năm 2021-2025.
Vốn đăng ký cấp mới có 1.988 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 9,29 tỷ USD, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và giảm 9,6% về số vốn đăng ký. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 5,06 tỷ USD, chiếm 54,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 2,25 tỷ USD, chiếm 24,2%; các ngành còn lại đạt 1,99 tỷ USD, chiếm 21,4%.
Thống kê về các quốc gia đầu tư tại Việt Nam cho thấy, trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2025, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,41 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Trung Quốc 2,13 tỷ USD, chiếm 22,9%; Thụy Điển 1,0 tỷ USD, chiếm 10,8%; Nhật Bản 832,3 triệu USD, chiếm 9,0%; Đài Loan (Trung Quốc) 725,8 triệu USD, chiếm 7,8%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 691,9 triệu USD, chiếm 7,4%; Quần đảo Virgin thuộc Anh 317,0 triệu USD, chiếm 3,4%.
Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhận định các nhà đầu tư châu Âu đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư và pháp lý, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy nhà đầu tư từ châu Âu khẳng định sẽ tiếp tục duy trì kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.