VQG Vũ Quang thả thành công 8 cá thể động vật: Toàn loài hiếm!

Mới đây, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) đã tiến hành thả về tự nhiên 8 cá thể động vật quý hiếm.

Ngày 30/7 vừa qua, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiến hành thả về tự nhiên 5 cá thể khỉ mặt đỏ được tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).

Ngày 30/7 vừa qua, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiến hành thả về tự nhiên 5 cá thể khỉ mặt đỏ được tiếp nhận từ Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình).

Ngoài ra, trong đợt thả động vật hoang dã này, Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng tiến hành thả 3 cá thể động vật quý hiếm được chăm sóc tại đơn vị về môi trường tự nhiên, gồm: 1 cá thể khỉ đuôi lợn và 2 cá thể cầy vòi hương.

Ngoài ra, trong đợt thả động vật hoang dã này, Vườn Quốc gia Vũ Quang cũng tiến hành thả 3 cá thể động vật quý hiếm được chăm sóc tại đơn vị về môi trường tự nhiên, gồm: 1 cá thể khỉ đuôi lợn và 2 cá thể cầy vòi hương.

Được biết, cả 8 cá thể động vật này đều thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Chúng sẽ tiếp tục được Vườn Quốc gia Vũ Quang theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn trong tự nhiên.

Được biết, cả 8 cá thể động vật này đều thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Chúng sẽ tiếp tục được Vườn Quốc gia Vũ Quang theo dõi, bảo vệ để đảm bảo an toàn trong tự nhiên.

Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.

Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.

Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường tỏa ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má tỏa ra phía sau.

Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường tỏa ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má tỏa ra phía sau.

Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng. Chúng hoạt động vào ban ngày, thường xuyên leo trèo và lang thang trong rừng, dọc theo các bờ sông, con suối.

Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng. Chúng hoạt động vào ban ngày, thường xuyên leo trèo và lang thang trong rừng, dọc theo các bờ sông, con suối.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.

Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.

Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.

Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt. Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.

Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt. Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.

Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.

Cầy vòi hương có tên khoa học là Paradoxurus hermaphroditus, nặng 3 – 5 kg, dài thân 480 – 700mm, dài đuôi 400 – 660mm. Bộ lông nền màu xám. Có sọc đen chạy từ đầu dọc theo lưng đến gốc đuôi. Vai và hông mốc xám bẩn.

Chúng chủ yếu sống ở rừng thường xanh, nhiều kiểu rừng tàn phá còn sót lại hoặc những khu vực đất trồng cây ăn trái.

Chúng chủ yếu sống ở rừng thường xanh, nhiều kiểu rừng tàn phá còn sót lại hoặc những khu vực đất trồng cây ăn trái.

Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Thường đi đơn. Số lượng cầy vòi hương không còn nhiều do phá rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên.

Sinh hoạt kiếm ăn đêm, ngày ngủ. Thường đi đơn. Số lượng cầy vòi hương không còn nhiều do phá rừng làm mất sinh cảnh sống của chúng trong tự nhiên.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vqg-vu-quang-tha-thanh-cong-8-ca-the-dong-vat-toan-loai-hiem-1731290.html